Powered by Techcity

Công sản thừa không được khai thác, sử dụng

Trụ sở Cục Thống kê thành phố Hà Nội cơ sở II (quận Hà Đông) xuống cấp do lâu ngày không sử dụng. Ảnh: Hương Thủy


Trụ sở “phơi nắng, phơi mưa”

Hà Nội, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô (từ năm 2008), do hợp nhất các cơ quan, đơn vị (của tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội) nên nhiều trụ sở không sử dụng và chưa được khai thác.

Ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới trong tháng 10-2023 cho thấy, trụ sở Cục Thống kê thành phố Hà Nội cơ sở II nằm ở vị trí khá đắc địa trên con phố sầm uất Tô Hiệu (quận Hà Đông) đã rơi vào cảnh xuống cấp. Xung quanh khu nhà, cỏ dại mọc, rêu phong bám. Bước vào cổng trụ sở là quán sửa xe máy không rõ “mọc” lên từ bao giờ. Ở bên trong, các phòng làm việc bụi phủ dày. Cách đó không xa là trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân cũng trong tình trạng cửa đóng then cài. Do lâu ngày không sử dụng, cơ sở tại đây đã xuống cấp, nhiều khoảng tường bị bong tróc.

Đây cũng là tình trạng xảy ra ở không ít địa phương khác sau khi sáp nhập đơn vị hành chính. Tại tỉnh Thanh Hóa, hiện số cơ sở nhà đất của huyện, thị xã, thành phố dôi dư khá nhiều. Các công trình, tài sản công dôi dư sau sắp xếp các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh có 3 nhóm, gồm: Trụ sở làm việc cấp xã, trung tâm văn hóa cấp xã, trạm y tế cấp xã, nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố; trụ sở các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện đã thực hiện sắp xếp; trụ sở các cơ quan trung ương trên địa bàn. Nhìn chung, các cơ sở nhà, đất dôi dư sau khi sắp xếp cơ quan, đơn vị hành chính chưa có phương án xử lý cụ thể; nhiều tài sản không sử dụng trong thời gian dài, đã bị hư hỏng, xuống cấp, hoang phế; việc chuyển đổi công năng sử dụng, bàn giao công trình, tài sản công cho cơ quan, đơn vị khác quản lý, sử dụng chưa nhiều, gây lãng phí tài sản của Nhà nước…

Bộ Tài chính cho biết, trụ sở nhà, đất công để hoang hóa, lãng phí, xuống cấp hiện nay chủ yếu là nhà, đất phải xử lý khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Thực tế việc thực hiện các phương án xử lý nhà, đất khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, đặc biệt là phương án bán, chuyển nhượng còn chậm, dẫn đến một số cơ sở nhà, đất bỏ trống, xuống cấp. Đến nay còn gần 500 cơ sở nhà, đất giai đoạn 2019-2021 dôi dư khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa xử lý.

Trong khi đó, số liệu báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương gửi về Bộ Tài chính cho thấy, tổng số cơ sở nhà, đất (bao gồm cả nhà, đất của doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước trên 50%) thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, là 266.502 cơ sở. Tính đến ngày 31-8-2023, tổng số cơ sở nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 189.524 cơ sở; số cơ sở nhà, đất chưa được phê duyệt là 76.978 cơ sở, trong đó có 34.839 cơ sở nhà, đất thuộc trung ương quản lý, 42.139 cơ sở nhà, đất thuộc địa phương quản lý.

Chưa thống nhất quan điểm giải quyết

Liên quan đến tình trạng trên, theo Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Mai Công Quyền, là do việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất, ngoài quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công còn có quy định của nhiều pháp luật chuyên ngành (về đất đai, nhà ở, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp…). Vì vậy, trong quá trình triển khai còn có nhiều quan điểm khác nhau, phải trao đổi, thảo luận và xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Tài chính cùng các cơ quan liên quan để thống nhất, bảo đảm thận trọng, hiệu quả, đúng quy định.

Trong khi đó, việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý về nhà, đất theo quy định pháp luật và chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội tại một số cơ quan, đơn vị còn chưa được quan tâm. Đến nay, còn đơn vị chưa đo đạc, chưa đáp ứng thông tin quy hoạch và gửi hồ sơ đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Điều này ảnh hưởng lớn đến tiến độ lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, đơn vị.

Đối với các cơ sở nhà, đất do trung ương quản lý trên địa bàn thành phố, tiến độ chuyển giao trụ sở về địa phương sau khi đã di chuyển về trụ sở mới diễn ra chậm, chủ yếu chỉ là trụ sở nhỏ lẻ của các cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ, ngành.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cho hay, bên cạnh quy mô sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã lớn, số lượng các trụ sở làm việc dôi dư phải sắp xếp nhiều; thì việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của các cơ quan, đơn vị hành chính, phụ thuộc vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Do việc sắp xếp đơn vị hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương và các đơn vị hành chính của cơ quan trung ương đóng trên địa bàn được làm đồng thời, nên khả năng điều chuyển trụ sở cho các đơn vị khác hầu như không thực hiện được. Muốn bán, chuyển nhượng hoặc thu hồi thì phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng chi tiết, mà việc này cần có thời gian.

Thêm nữa, các cơ sở nhà, đất dôi dư chưa xử lý được phần lớn nằm ở địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; nhiều đơn vị còn thiếu trụ sở nhưng không nằm cùng địa bàn nên cũng không điều chuyển để sử dụng, còn ngay tại địa bàn sắp xếp thì không có đơn vị có nhu cầu tiếp nhận. Chưa kể, thời gian vừa qua thị trường bất động sản trầm lắng, việc bán, chuyển nhượng gặp nhiều khó khăn do ít có nhà đầu tư quan tâm.

Nguyên nhân khác là việc xác định giá đất, giá tài sản còn gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt về phương pháp định giá và thuê các doanh nghiệp thẩm định giá để xác định giá đất, giá trị tài sản; hồ sơ nhà, đất không đầy đủ, lịch sử quản lý, sử dụng phức tạp, việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất liên quan đến nhiều quy định pháp luật, do nhiều cơ quan cùng thực hiện.

Đáng nói, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất và của các cơ quan quản lý chưa cao. Thực tế cũng cho thấy, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công qua thực hiện còn phát sinh một số vướng mắc. Chẳng hạn, một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa có quy định hướng dẫn cụ thể làm cơ sở thực hiện, như: Trình tự, thủ tục giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan, tổ chức, đơn vị; thẩm quyền quyết định bảo dưỡng, sửa chữa, thuê đơn vị có chức năng quản lý vận hành tài sản công; khai thác tài sản công sau thu hồi…

Ngoài ra, quy định trình tự, thủ tục xử lý tài sản công hiện hành chưa phù hợp, chẳng hạn như việc xử lý tài sản công trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể. Theo quy trình, cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản đề xuất, lập hồ sơ đề nghị xử lý, song không ít trường hợp cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản công không còn tồn tại do đã bị sáp nhập, hợp nhất, giải thể.

Đáng chú ý, việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết đã bộc lộ nhiều vướng mắc. Chẳng hạn, việc lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết theo các tiêu chí như quy định hiện hành gặp nhiều khó khăn do không có cơ sở để đánh giá, chấm điểm đối với từng tiêu chí. Hơn nữa, trong thực tế có một số trường hợp trong quá trình liên doanh, liên kết, vì lý do bất khả kháng, không thể tiếp tục thực hiện nên đề nghị chấm dứt hợp đồng trước hạn. Trong khi hiện không có quy định cụ thể cho trường hợp này, dẫn đến lúng túng trong xử lý.

(Còn nữa)

Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Hướng dẫn viên Ban Quản lý di tích tham gia vòng thi Chung khảo Hội thi Hướng dẫn viên giỏi tại tỉnh Điện Biên...

Trong hai ngày 11 và 12/11, Hướng dẫn viên Ban Quản lý di tích tham gia vòng thi Chung khảo Hội thi Hướng dẫn viên giỏi năm 2024 do Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam tổ chức.Tham gia vòng Chung khảo có 30 thí sinh là hướng dẫn viên đã được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa, thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế hoặc thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm, đang...

Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 14 – 17/11

Hòa chung trong không khí vui tươi, phấn khởi hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 và kỷ niệm các ngày lễ, sự kiện trọng đại của đất nước trong năm 2024. Thực hiện Kế hoạch liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. Từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ lịch, Uỷ...

Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Tối nay 12/11, tại Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đông đảo bà con nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình.  Cùng dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí...

Mường Ảng tổng kết diễn tập khu vực phòng thủ và phát động đợt thi đua đặc biệt

Điện Biên TV - Chiều 11/11, huyện Mường Ảng đã tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2024 và phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Dự hội nghị có đồng chí Giàng Thị Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại bản Na Ư

Điện Biên TV - Sáng 9/11, đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Sỹ Quân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đồng chí Lò Thị Minh Phượng, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Cao Thị Tuyết Lan, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Điện Biên và lãnh đạo một số...

Cùng chuyên mục

Giải pháp nào để Điện Biên thu hút đầu tư?

https://www.youtube.com/watch?v=GcJZtZj3BjU Điện Biên TV - Với nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có về tài nguyên, tỉnh Điện Biên đang triển khai nhiều giải pháp để thu hút đầu tư tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh cũng xác định mục tiêu đến năm 2025 đưa địa phương phát triển nhanh và bền vững. Cần những giải pháp nào để thực hiện được mục tiêu này? Nội dung được đề cập trong hội nghị, hội thảo...

Điện Biên có 1 dự án vào chung kết cuộc thi thanh niên khởi nghiệp

Kết thúc vòng bán kết, cả nước có 32 dự án vào vòng chung kết cuộc thi. Dự án “Bảo tồn và phát triển, xây dựng thương hiệu vùng trà shan tuyết cổ thụ Tủa Chùa” của tác giả Nguyễn Mỹ Linh, tỉnh Điện Biên đã vào vòng chung kết. Dự...

Tập huấn vận hành hệ sinh thái kết nối doanh nghiệp

Điện Biên TV - Sáng 11/11, Sở Công thương phối hợp với Công ty Cổ phần tập đoàn công nghệ số A+ tổ chức “Hội nghị tập huấn triển khai vận hành Hệ sinh thái kết nối doanh nghiệp tỉnh Điện Biên” nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp cận với nền tảng số mới. Tham dự lớp tập huấn có gần 20 doanh nghiệp, HTX hiện đang hoạt động, kinh doanh, sản xuất...

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm an toàn

Trong thời gian 1 ngày, 10 đội thi đến từ hội nông dân các huyện, thị xã, thành phố trải qua 2 phần: Phần thi trưng bày và phần thi thuyết trình. Đối với phần thi trưng bày sản phẩm, mỗi đội phải có từ 15 sản phẩm trở lên trưng...

Hội thi trưng bày, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp

Điện Biên TV - Sáng 11/11, tại Nhà thiếu nhi tỉnh, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thi trưng bày, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm an toàn năm 2024. Dự khai mạc có đồng chí Lò Thị Minh Phượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ. Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia hội thi. Hội thi...

Ban Kinh tế – Ngân sách, HĐND tỉnh làm việc với Sở Công thương

Điện Biên TV - Chiều 10/11, đoàn công tác của Ban kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh do đồng chí Lỳ Thị Phương Diện, Trưởng Ban làm trưởng Đoàn đã giám sát chuyên đề về vệc triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật trong đầu tư các dự án phát triển nguồn điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2022-2024” tại Sở Công thương. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Lò Văn...

Tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế

Tại xã Mường Toong, huyện Mường Nhé, việc rà soát các hộ thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất còn gặp khó khăn do nhiều hộ gia đình không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cho, tặng không có văn bản làm căn cứ pháp lý....

Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Một trong những lĩnh vực thành công nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua là việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá ổn định, đồng thời cung cấp...

Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Tuy có giá trị kinh tế nhưng nhiều năm qua, cây khoai được trồng theo kinh nghiệm, diện tích manh mún, nhỏ lẻ nên thu nhập mang lại từ cây khoai Thanh An chưa cao. Mong muốn phát triển cây khoai lang theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo sản phẩm...

Ngừng cung cấp điện đối với các cơ sở chế biến dong riềng chưa đủ điều kiện

TP. Điện Biên Phủ Điện Biên TV - Ngày 5/11, UBND thành phố Điện Biên Phủ tổ chức cuộc họp bàn giải pháp quản lý hoạt động chế biến tinh bột dong riềng trên địa bàn. Lãnh đạo thành phố Điện Biên Phủ kết luận cuộc họp. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 12 cơ sở chế biến dong riềng tại các xã Nà Tấu, Nà Nhạn và Mường Phăng, tuy nhiên các cơ sở chưa chấp hành nghiêm các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất