Powered by Techcity

Quảng Ninh chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa

Nhằm đưa văn hóa trở thành động lực, mục tiêu của sự phát triển kinh tế-xã hội, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 9-3-2018 “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”. Theo đó, tỉnh xác định “Xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh” là một trong 3 khâu đột phá phát triển kinh tế-xã hội.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh cho biết: Những năm gần đây, tỉnh có nhiều quyết sách nhằm phát triển văn hóa các vùng miền, điển hình là các đề án: Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2026; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2030; khôi phục và phát triển văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2023 ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Nhờ triển khai đồng bộ các đề án đó, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 100% di tích cấp quốc gia, 70% di tích cấp tỉnh đã được tu bổ, tôn tạo và chống xuống cấp, với tổng kinh phí gần 2.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa. Tỉnh đã lập hồ sơ khoa học và xếp hạng 19 di tích, kiểm kê lập 28 hồ sơ di tích bổ sung vào danh mục di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh của tỉnh. Quảng Ninh hiện có 13 bảo vật quốc gia; 638 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh (gồm 6 di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 58 di tích cấp quốc gia, 92 di tích cấp tỉnh, 483 di tích kiểm kê, phân loại). Số lượng di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh được xếp hạng đứng thứ hai toàn quốc, chỉ sau TP Hà Nội.

Là một trong những địa phương đi đầu cả nước về hợp tác công-tư, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, đơn vị tham gia ủng hộ nguồn lực lớn để cải tạo, trùng tu di tích lịch sử-văn hóa. Trong đó, nhiều di tích đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế, như: Di tích lịch sử nhà Trần, khu di tích-danh thắng Yên Tử, chùa Ba Vàng, khu di tích Bạch Đằng, đền Cửa Ông, chùa Cái Bầu…

Tháng 6-2023, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch thí điểm xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa 4 làng dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch cộng đồng, khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2023-2025, gồm: Làng người Dao ở thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn (TP Móng Cái); làng người Tày ở bản Cáu, xã Lục Hồn (huyện Bình Liêu); làng người Sán Dìu ở thôn Voòng Tre, xã Bình Dân (huyện Vân Đồn) và làng người Sán Chỉ (Sán Chay) ở thôn Lục Ngù, xã Húc Động (huyện Bình Liêu).

Trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, nhiều địa phương trong tỉnh có những việc làm thiết thực, sáng tạo, khơi dậy và phát huy nguồn lực trong dân. Tiêu biểu như huyện Ba Chẽ đã thành lập các câu lạc bộ (CLB) hát soóng cọ, hát đối, hát then, thêu thổ cẩm với hơn 230 người dân tham gia. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã tiến hành phục dựng, mở 12 lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 320 người dân địa phương về các nội dung: Dạy hát dân ca, dân vũ, thêu hoa văn của dân tộc Dao; hát soóng cọ của dân tộc Sán Chay; hát then đàn tính của dân tộc Tày… Theo ông Hà Ngọc Tùng, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ba Chẽ, nhờ làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, huyện Ba Chẽ từng bước đẩy lùi một số hủ tục lạc hậu trong đời sống nhân dân; đồng thời quảng bá những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện tới du khách, tạo sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với xây dựng nông thôn mới.

Huyện Bình Liêu đã phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng tham gia Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chung tay bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các DTTS. Tiêu biểu có Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện tích cực tuyên truyền, vận động hội viên và con em trong gia đình bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục dân tộc; tham gia nhiều hoạt động khôi phục các lễ hội đặc sắc như: Lễ hội đình Lục Nà của dân tộc Tày, hội soóng cọ của dân tộc Sán Chay, hội kiêng gió của dân tộc Dao…

Hội viên phụ nữ trong huyện cũng là hạt nhân nòng cốt duy trì hoạt động của 7 CLB văn nghệ cấp xã và 8 CLB cấp thôn, thường xuyên biểu diễn hát then, đàn tính… Bà Lài Thị Hiền, Chủ tịch Hội LHPN huyện Bình Liêu cho hay: “Việc duy trì, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế-du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trong gia đình, cộng đồng ở các lĩnh vực nghề truyền thống, ẩm thực dân gian, văn hóa, văn nghệ… thu hút đông đảo hội viên phụ nữ tham gia. Đó là tín hiệu tích cực thể hiện vai trò của phụ nữ trong việc giữ gìn giá trị văn hóa tốt đẹp của địa phương”.

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò ủy thác tín dụng chính sách

Xác định nguồn vốn tín dụng chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc đồng hành cùng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khởi nghiệp, những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Thanh An (huyện Điện Biên) luôn phát huy vai trò xung kích, trách nhiệm để làm tốt...

Đối thoại, tiếp dân – chất keo gắn kết lòng tin của Nhân dân với cấp ủy, chính quyền

Bài 1: Dự án chậm tiến độ và cuộc gặp của Bí thư Tỉnh ủy Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sau nhiều thời gian chờ đợi, Dự án Xây dựng hoàn trả hạ tầng kỹ thuật đoạn đường tránh sân bay nối từ đường đi xã Thanh Hưng và xã...

Điểm tựa giúp phụ nữ thoát nghèo

Từng là hộ nghèo của bản Nậm Pố 2, xã Mường Nhé (huyện Mường Nhé), thế nhưng giờ đây, điều kiện kinh tế gia đình chị Tống Thị Đại đã khá giả hơn và từng bước vươn lên trong xóa đói, giảm nghèo. Đặc biệt là từ khi được Hội LHPN...

Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn

Công trình cấp nước sinh hoạt liên bản xã Mường Đun (huyện Tủa Chùa) được đầu tư từ năm 2006. Trước đây, công trình được giao cho chính quyền địa phương quản lý, nhưng hiệu quả không cao; đến năm 2021 Công trình đã được giao lại cho Trung tâm...

Người dân Tênh Phông giữ rừng

Về Tênh Phông vào mùa nào, chúng ta cũng cảm nhận được sự xanh mát của những cánh rừng. Đó là kết quả rất tích cực của bà con nơi đây trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Trên tuyến đường từ thị trấn Tuần Giáo đến trung tâm...

Cùng tác giả

Hội nghị Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Điện Biên Phủ kỳ thứ 3

Điện Biên TV - Sáng 20/11, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Điện Biên Phủ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030 đã tổ chức Hội nghị kỳ thứ 3 để tiếp tục thảo luận, góp ý vào các dự thảo báo cáo phục vụ xây dựng Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố. Đồng chí Hà Quang Trung, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ...

Truyền thông chi trả môi trường rừng trong trường học

Những ngày trung tuần tháng 11 vừa qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức trao 1.000 áo ấm tặng 1.000 học sinh tại 3 trường thuộc địa bàn 2 huyện: Mường Chà và Mường Ảng. Cụ thể, huyện Mường Chà có 861 học sinh ở 2 trường:...

Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đa số ý kiến nhất trí với việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam, có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; đồng thời đề nghị Chính phủ làm rõ nội dung “theo Tiêu chuẩn Việt Nam”. Bởi lẽ quy định này có thể dẫn đến vướng mắc trong thực hiện đối với...

Hội nghị báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi cho biết: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chính trị của báo chí là"Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện...

Khai mạc Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc – 2024 đợt 1 tại Vĩnh Phúc

Tối ngày 21/11 Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Khai Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024 đợt 1 tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, quy tụ sự tham gia của gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên của...

Cùng chuyên mục

Na Sang giữ nghề dệt vải truyền thống

Với gần 200 hộ đồng bào dân tộc Lào sinh sống, trước đây, người Lào Na Sang chỉ dệt trang phục cho bản thân hoặc gia đình sử dụng. Vài năm trở lại đây, nhận thấy nghề dệt không chỉ là bản sắc mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn...

Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh

Nhằm giúp học sinh có sự hiểu biết về lịch sử của dân tộc, Trường THCS thị trấn (huyện Tủa Chùa) thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh. Bên cạnh việc lồng ghép giáo dục truyền thống yêu nước trong các tiết học...

Điện Biên vui hội kết đoàn

Rộn ràng ngày hội toàn dân Trung tuần tháng 11, không khí ở bản Lọng Luông 1, 2, xã Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ) rộn ràng, náo nhiệt hơn hẳn mọi năm, bởi năm nay, bản được chọn là nơi tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc...

Tinh hoa văn hóa ẩm thực 3 miền hội tụ

Điện Biên TV - Sáng 16/11, tại Quảng trường 7/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã tổ chức: Hội thi Đầu bếp vàng Tây Bắc năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Liên hoan Ẩm thực toàn quốc thuộc Chương trình Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Tham dự Lễ khai mạc có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ban tổ chức trao...

70 gian hàng tham gia Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên

Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên năm 2024 được sự hưởng ứng, tham dự nhiệt tình của các địa phương, khách sạn, nhà hàng đại diện của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Liên hoan diễn ra từ ngày 14 - 17/11 với 70 gian hàng ẩm thực,...

Sôi nổi trổ tài đầu bếp vàng Tây Bắc

Tham gia hội thi có 10 đội, mỗi đội 3 thành viên. Các đội thi đến từ các tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Lai Châu, Lào Cai và Điện Biên. Nội dung thi gồm 2 phần: Chế biến các món ăn từ nguyên liệu có sẵn do Ban Tổ...

10 đội tham gia Hội thi Đầu bếp vàng Tây Bắc năm 2024

Điện Biên TV - Sáng 16/11, tại Quảng trường 7/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thi Đầu bếp vàng Tây Bắc năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Liên hoan Ẩm thực toàn quốc thuộc Chương trình Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Tham dự lễ khai mạc có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ban tổ chức trao...

60 gian hàng tham gia Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên

Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên năm 2024 được sự hưởng ứng, tham dự nhiệt tình của các địa phương, khách sạn, nhà hàng đại diện của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Liên hoan diễn ra từ ngày 14 - 17/11 với 60 gian hàng ẩm...

Trưng bày ảnh sắc màu văn hóa các dân tộc Điện Biên

Đến với triển lãm, đại biểu, du khách và người dân được tham quan 128 bức ảnh thể hiện sắc màu văn hóa đa dạng của các dân tộc tỉnh Điện Biên. Triển lãm chia thành 3 phần. Phần I gồm những bức ảnh giới thiệu chung về cộng đồng các...

Liên hoan Ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên đã sẵn sàng

Điện Biên TV - Liên hoan Ẩm thực toàn quốc là sự kiện nổi bật trong chuỗi hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024. Sự kiện này tạo nên một không gian đặc sắc, nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực từ ba miền Bắc, Trung, Nam. Hiện tại, các đơn vị và địa phương tham gia đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm ẩm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất