Powered by Techcity

Không để các luận điệu xuyên tạc làm ảnh hưởng đến công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam

Sự nham hiểm của những luận điệu xuyên tạc

Biển là không gian chiến lược mở, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đường lối, chiến lược và tương lai phát triển của đất nước. Biển Đông là “bản lề” nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, là nơi hội tụ lợi ích chiến lược và thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực, nhất là các nước lớn. Về mặt tiềm năng phát triển, Biển Đông có nhiều lợi thế. Nơi đây đã và đang trở thành tâm điểm của sự cạnh tranh lợi ích, quyền lực và tầm ảnh hưởng của các nước lớn, được các chuyên gia quân sự ví như vùng “chảo lửa” trên bàn cờ chính trị của khu vực với nhiều diễn biến phức tạp, nhạy cảm.

Lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị khai thác triệt để, biến tấu thành nhiều bài viết, hình ảnh, video nhằm bịa đặt tình hình, bóp méo sự thật, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta trong công tác quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo; lợi dụng các trang mạng xã hội để lan truyền, tán phát thông tin, gây tâm lý hoang mang, bất ổn, chia rẽ đoàn kết trong nước và quốc tế.

Với những nội dung xuyên tạc xảo trá, họ thường lặp đi lặp lại luận điệu cũ rích rằng: “Cộng sản Việt Nam làm ngơ về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông”; Đảng, Nhà nước Việt Nam im lặng vì đã thỏa hiệp với nước lớn, không cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình Biển Đông, không có giải pháp đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo… Những thông tin xuyên tạc này ít nhiều đã tác động tiêu cực tới nhận thức, tư tưởng, tình cảm, niềm tin của một bộ phận nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta.

Chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo. Quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là kiên quyết, kiên trì đấu tranh quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên các vùng biển, đảo quốc gia. Sinh thời, khi đến thăm cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.

Những năm qua, Đảng ta luôn coi trọng nhiệm vụ phát triển mạnh kinh tế-xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9-2-2007 “Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó xác định: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo”. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22-10-2018 “Về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã xác định: “Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”. Tại Đại hội XIII (năm 2021), Đảng ta một lần nữa khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển”.

Ngư dân lao động trên vùng biển Phú Yên.  


Như vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo là một bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng không thể tách rời, bất khả xâm phạm của Tổ quốc. Bảo vệ Tổ quốc nói chung, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền, bảo đảm an ninh, an toàn và lợi ích quốc gia-dân tộc trên các vùng biển, đảo nói riêng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quá trình hoạch định và triển khai thực hiện đường lối bảo vệ chủ quyền biển, đảo luôn giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ với sức mạnh thời đại và tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để phát triển kinh tế biển gắn với quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo quốc gia.

Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo quốc gia bằng biện pháp hòa bình

Bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, trong đó chủ quyền biển, đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, về biện pháp tiến hành, cần phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, linh hoạt, thực hiện “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong các tình huống cụ thể với mục tiêu cao nhất là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia-dân tộc. Quan điểm, lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển quốc gia theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là rất rõ ràng và hoàn toàn có đầy đủ cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn.

Với những vấn đề còn tồn tại bất đồng, tranh chấp, Việt Nam nhất quán giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế. Là một quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã tham gia ký kết UNCLOS 1982, Việt Nam luôn tuân thủ các quy định của luật pháp và nguyên tắc quan hệ quốc tế; kiên trì con đường giải quyết các vấn đề nảy sinh bằng biện pháp hòa bình, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan vì độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực, quốc tế.

Trên thực tế, trong những thời điểm mà quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên Biển Đông bị đe dọa, Đảng, Nhà nước và toàn dân ta luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình trên các diễn đàn quốc tế, khu vực thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi đoàn các cấp trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao; chủ động kiềm chế, không có các hành động khiêu khích, không làm phức tạp tình hình; thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thể hiện thiện chí để sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Xây dựng hệ thống các biện pháp hòa bình để giải quyết bất đồng, tranh chấp với các bên, các nước có liên quan, như biện pháp ngoại giao (đàm phán hòa bình; thương lượng; điều tra; trung gian hòa giải; sử dụng các tổ chức quốc tế, khu vực; ký kết các hiệp định song phương, đa phương…).

Trên tinh thần đó, Việt Nam luôn nỗ lực cao nhất để xử lý các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn trên biển; duy trì quan hệ hữu nghị với các bên, các nước. Kiên trì mục tiêu không để nước ngoài lấn chiếm nhưng cũng không để xảy ra xung đột; kiên trì tìm kiếm giải pháp lâu dài và yêu cầu các bên liên quan không có những hành động quá khích, cực đoan, làm phức tạp thêm tình hình, tuân thủ các cam kết đã ký kết, giải quyết mọi bất đồng trên cơ sở thượng tôn luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 và nguyên tắc chung sống hòa bình. Coi trọng thúc đẩy xây dựng lòng tin chiến lược với các đối tác; đẩy mạnh hợp tác đa phương trên các lĩnh vực bảo đảm an ninh, nghiên cứu khoa học-công nghệ, phòng, chống tội phạm trên biển… để Biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Một mặt, Việt Nam không tạo phe, không kết nhóm, không chọn bên, không liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam nhằm tấn công các nước khác, không đi theo nước này để chống lại nước kia, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Mặt khác, chúng ta cũng không mơ hồ, mất cảnh giác, né tránh, nhân nhượng vô nguyên tắc, không thụ động, không dựa dẫm, không trông chờ ỷ lại; không mắc mưu lôi kéo, kích động, khiêu khích của bất cứ thế lực nào; chỉ chọn theo chân lý, đứng về lẽ phải, dựa trên luật pháp quốc tế vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển.

Nhằm quán triệt và thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới, chúng ta cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, thực hiện phương châm “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” trên tinh thần “thêm bạn, bớt thù”, tranh thủ tối đa sự đồng thuận, ủng hộ của các bên liên quan cùng các nước trong khu vực và trên thế giới để hạn chế những bất đồng, khắc phục sự khác biệt, triệt để khai thác các nhân tố có lợi từ bên ngoài tạo thành sức mạnh tổng hợp.

Tập trung giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục; xây dựng lực lượng bảo vệ chủ quyền, thực thi pháp luật trên biển (hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư, dân quân tự vệ biển) vững mạnh; xây dựng, củng cố “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng chính trị-tinh thần vững chắc.

Tích cực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về biển, tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động khai thác, quản lý, bảo vệ biển, đảo phù hợp với luật pháp quốc tế. Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu tranh chính trị, pháp lý, ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, an ninh; tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại quốc phòng về quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới.

Những quan điểm nêu trên là đường lối chính trị, căn cứ pháp lý để xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin trong nước, quốc tế, tạo thành nền tảng và sức mạnh tổng hợp quốc gia; đồng thời là cơ sở để đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động; để dư luận quốc tế hiểu rõ về lập trường, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia trong tình hình hiện nay.

Nguồn

Cùng chủ đề

Phú Quý “gồng mình” đón khách du lịch

Từ khi đường cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết được đưa vào hoạt động, rút ngắn thời gian đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến thành phố Phan Thiết, nhiều du khách đã lựa chọn du lịch đảo Phú Quý. Bên cạnh đó, thời gian đi tàu cao tốc từ...

Có nên định vị Việt Nam là điểm đến du lịch giá rẻ?

"Giá rẻ" là từ khóa chưa bao giờ hết "hot", nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn đang ảm đạm và tiềm ẩn nhiều bất ổn. Với du lịch cũng vậy, giá tour, chi phí dịch vụ tại điểm đến luôn là...

Hạn chế trong quản lý, sử dụng đất đai

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Ðất đai (sửa đổi). (Ảnh ÐĂNG ANH) Tại nhiều địa phương thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều thiếu sót, hạn chế, thậm chí là sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai. Gần đây...

Minh chứng sinh động phản bác luận điệu sai trái về trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá Mới đây, sau  khi cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được ra mắt bạn đọc thì...

Phản bác kịp thời các quan điểm sai trái, thù địch

Với đặc thù là tỉnh miền núi, tỉnh duy nhất có biên giới tiếp giáp 2 nước: Lào, Trung Quốc với tổng chiều dài 455,573km, đời sống và nhận thức của một bộ phận người dân về pháp luật còn hạn chế. Đây là một trong những yếu tố tiềm...

Cùng tác giả

Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận

Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh ThuậnSau khi ký kết biên bản ghi nhớ với Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tập đoàn Travavina vừa đề xuất khảo sát đầu tư các dự án năng lượng tại tỉnh. Công ty cổ phần Tập đoàn Travavina (gọi tắt là Tập đoàn Travavina) vừa có buổi làm việc và đề...

Điện Biên tham gia triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” tại...

Từ ngày 22 - 26/11/2024 tại tuyến phố đi bộ đường Hồ Tùng Mậu, Trung tâm Văn hóa và Bảo tàng tỉnh Nghệ An, tỉnh Điện Biên tham gia Triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”. Triển lãm có sự tham gia của 21 tỉnh, thành phố trên cả nước và được chia thành hai khu: Khu triển lãm chung: Giới thiệu sự quan tâm của Chủ...

Cấp mới, gia hạn gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốc

Tin mới y tế ngày 24/11: Cấp mới, gia hạn gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốcTheo Bộ Y tế, danh mục thuốc và nguyên liệu làm thuốc cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành mới nhất bao gồm gần 500 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài. Bộ Y tế đã cấp mới, gia hạn gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốc Thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y...

Khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc trong học sinh

Từ những điều giản dị Là một trong những trường trung tâm của xã Na Sang, huyện Mường Chà, năm học này, Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Na Sang có 474 học sinh theo học, trong đó 97% là con em dân tộc thiểu số. Mỗi em được sinh ra trong...

Giá vàng tăng vọt 6% trong một tuần

Giá vàng hôm nay 24/11/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 24/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 85,6 triệu đồng/lượng mua vào và 86,6 triệu đồng/lượng bán ra. Giá vàng nhẫn 9999 tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với hôm qua. Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng,...

Cùng chuyên mục

Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận

Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh ThuậnSau khi ký kết biên bản ghi nhớ với Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tập đoàn Travavina vừa đề xuất khảo sát đầu tư các dự án năng lượng tại tỉnh. Công ty cổ phần Tập đoàn Travavina (gọi tắt là Tập đoàn Travavina) vừa có buổi làm việc và đề...

Điện Biên tham gia triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” tại...

Từ ngày 22 - 26/11/2024 tại tuyến phố đi bộ đường Hồ Tùng Mậu, Trung tâm Văn hóa và Bảo tàng tỉnh Nghệ An, tỉnh Điện Biên tham gia Triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”. Triển lãm có sự tham gia của 21 tỉnh, thành phố trên cả nước và được chia thành hai khu: Khu triển lãm chung: Giới thiệu sự quan tâm của Chủ...

Cấp mới, gia hạn gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốc

Tin mới y tế ngày 24/11: Cấp mới, gia hạn gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốcTheo Bộ Y tế, danh mục thuốc và nguyên liệu làm thuốc cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành mới nhất bao gồm gần 500 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài. Bộ Y tế đã cấp mới, gia hạn gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốc Thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y...

Giá vàng tăng vọt 6% trong một tuần

Giá vàng hôm nay 24/11/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 24/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 85,6 triệu đồng/lượng mua vào và 86,6 triệu đồng/lượng bán ra. Giá vàng nhẫn 9999 tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với hôm qua. Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng,...

VPUB – Hội thảo hướng tới phát triển đô thị tích hợp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu

VPUB - Hội thảo hướng tới phát triển đô thị tích hợp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu Dienbien.gov.vn – Ngày 23/11, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, UBND tỉnh Điện Biên đồng chủ trì tổ chức Hội thảo “Hướng tới phát triển đô thị tích hợp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho các thành phố...

VPUB – Đoàn công tác Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên

VPUB - Đoàn công tác Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên Dienbien.gov.vn – Sáng 23/11, Đoàn công tác Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam do Ngài Olivier Brochet - Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc và chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Lê Thành Đô – Phó...

VPUB – Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên tiếp xã giao Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam

VPUB - Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên tiếp xã giao Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Dienbien.gov.vn - Chiều 23/11, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao Ngài Olivier Brochet - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam. Cùng tham gia tiếp Đoàn có các đồng chí: Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Giàng Thị...

Bí thư Tỉnh ủy tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam

Tại buổi tiếp, đồng chí Trần Quốc Cường giới thiệu với Ngài Olivier Brochet tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Điện Biên trên các lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp, văn hóa, du lịch lịch sử. Đồng chí cũng thông tin tình hình hợp tác giữa Điện Biên với Đại...

Xem xét, điều chỉnh quy định về việc mua bảo hiểm xe máy

Điện Biên TV - Xem xét, điều chỉnh quy định về việc mua bảo hiểm xe máy không nên coi là quy định bắt buộc, mà nên thực hiện theo hình thức tự nguyện. Đó là kiến nghị của cử tri xã Mường Lạn, huyện Mường Ảng. Sáng 22/11, tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử trên địa bàn huyện Mường Ảng do đồng chí Giàng Thị Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh...

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam- những sắc màu di sản”

Trong khuôn khổ Triển lãm “Sắc màu Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” tại tỉnh Nghệ An được tổ chức từ ngày 22-26/11/2024. Tối 22/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam- những sắc màu di sản”. BTC tặng cờ cho các Đoàn tham gia Triển lãm Với...

Tin nổi bật

Tin mới nhất