Powered by Techcity

Cấp bách bảo tồn và phát huy giá trị di sản tư liệu

Tại dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đang được soạn thảo, lần đầu tiên, di sản tư liệu được quy định cụ thể về đối tượng và phạm vi điều chỉnh. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là hoạt động cần thiết, nhưng cũng cần cân nhắc kỹ nhằm bảo vệ và phát huy giá trị loại hình di sản văn hóa đặc biệt này trong thời gian tới.

Thiếu hành lang pháp lý về bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu

Theo Cục Di sản văn hóa, Chương trình Ký ức Thế giới do UNESCO khởi xướng từ năm 1992 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản tư liệu. Việt Nam tham gia Chương trình này từ năm 2007 nhưng chưa có hành lang pháp lý để bảo vệ và phát huy giá trị di sản này. Cũng theo Cục Di sản văn hóa, đến nay Việt Nam đã có 9 di sản tư liệu được Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO ghi danh, trong đó 3 Di sản tư liệu Thế giới, 6 Di sản tư liệu Khu vực Châu Á -Thái Bình Dương.

Triển lãm phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam – Bảo vật quốc gia đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.

Trong thời gian tới, di sản tư liệu của Việt Nam sẽ tiếp tục được UNESCO xem xét, ghi danh cấp khu vực và thế giới và ngày càng có xu hướng gia tăng. Di sản tư liệu của Việt Nam ở các địa phương, gia đình và dòng họ… đa dạng về loại hình, tài liệu, tư liệu rất tiềm năng, cũng có di sản tư liệu có nguy cơ bị mai một, biến mất… Vì vậy, quy định mới loại hình di sản tư liệu trong Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) để điều chỉnh hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị là phù hợp và cần thiết.

Trong dự thảo, Ban soạn thảo dành một chương riêng về bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu, đưa ra các quy định cụ thể, từ các khái niệm loại hình, thuật ngữ, tiêu chí nhận diện, các hoạt động kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, quy trình ghi danh và hủy bỏ quyết định ghi danh, cho đến các biện pháp tiếp nhận quản lý, trách nhiệm hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu sau khi được ghi danh. Dự thảo Luật đồng thời quy định rõ thẩm quyền thẩm định các dự án, đề án bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di sản tư liệu; quy định về bản sao đối với di sản tư liệu.

Đồng quan điểm về sự cần thiết đưa di sản tư liệu vào Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa, TS Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, địa phương đang lưu giữ kho tàng đồ sộ về tư liệu di sản, bao gồm hàng ngàn văn bia, sắc phong, thần tích – thần phả, địa bạ, hương ước, ván khắc in kinh, hoành phi câu đối, gia phả…

Các di sản này được lưu trữ trong các đền, chùa, miếu phủ, bảo tàng, tư gia, từ đường dòng họ, một số tư liệu còn lưu giữ, bảo quản tại các kho lưu trữ quốc gia. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị nguồn di sản này đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành văn hóa tỉnh.

Cụ thể, hệ thống văn bia, dù được tạo tác, chạm khắc trên chất liệu bền vững là đá, nhưng ngoài một số ít văn bia được dựng trong không gian thờ tự, có mái che, đa  số văn bia trên địa bàn tỉnh được đặt ngoài trời, hoặc trên cách vách núi đá tự nhiên (bia ma nhai) chịu tác động rất lớn của thời tiết, sự phong hóa tự nhiên của đá, xâm thực của rêu mốc, cây cối dẫn đến nứt vỡ, mờ chữ. Bên cạnh đó, do tác động của chiến tranh, nhận thức hạn chế của một bộ phận người dân, quan điểm thời đại nhiều thời kỳ khác nhau, một số văn bia đã bị phá hủy một phần hoặc hoàn toàn.

Hàng ngàn bản sắc phong có niên đại từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn, các địa bạ, thần tích – thần phả, ván khắc in kinh, gia phả… được lưu giữ tại các di tích, tư gia, từ đường dòng họ chưa được bảo quản đúng mức, nhiều tài liệu xuống cấp, mục nát, công tác bảo vệ còn nhiều khó khăn dẫn đến còn hiện tượng mất trộm chưa tìm lại được. Đồng thời, nguồn tư liệu từ các kho lưu trữ quốc gia, các Thư viện, kho lưu trữ các Viện nghiên cứu còn tản mát, khó khăn cho công tác tập hợp.

Trong khi đó, Luật Di sản văn hóa hiện hành chưa có các quy định nhằm định nghĩa, nhận diện, ghi danh cũng như các biện pháp bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản tư liệu. Địa phương phải vận dụng các quy định về bảo vệ di vật, cổ vật tại các di tích, danh lam thắng cảnh nhằm bảo vệ và phát huy giá trị các di sản tư liệu trên địa bàn tỉnh.

Cần những quy định cụ thể và phù hợp với thực tiễn

Về vấn đề này, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Huy Mỹ cho rằng, di sản tư liệu có còn khá mới so với nhận thức của cộng đồng. Vì vậy, hiện nay, vấn đề tuyên truyền, để cộng đồng hiểu để bảo vệ, đề cử các danh hiệu và bảo tồn và huy giá trị của di sản tư liệu là khá quan trọng.

Nhận thức rõ vấn đề này, hiện nay, nhiều dòng họ ở nhiều địa phương, trong đó có hậu duệ các dòng họ như: Họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu và họ Hà ở Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh; họ Nguyễn Trọng ở Trung Cần, Nam Đàn, Nghệ An… đã và đang làm tốt công việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu của dòng họ. Nhưng vì chủ sở hữu là tư nhân, nên rất khó tiếp cận ngân sách nhà nước trong việc bảo quản di sản. Vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần kiến nghị sớm ban hành các quy định, thể chế để hỗ trợ tốt hơn việc bảo vệ, phát huy các di sản tư liệu hữu tư nhân…

Ông Trần Trung Kiên, Phó Cục trưởng Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước cũng cho rằng, khi xây dựng các quy định liên quan đến di sản tư liệu, Ban soạn thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cần quan tâm đến những đặc điểm rất đặc thù của loại hình di sản này. Cụ thể, trong các Trung tâm Lưu trữ quốc gia hiện có một số di sản tư liệu được UNESCO ghi danh, một số là di sản là bảo vật quốc gia. Đây là những di sản quý.

Theo quy định của Luật Di sản văn hóa, di sản phải được phát huy, phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, đây là tài liệu lưu trữ nên việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản phải tuân thủ quy định của Luật Lưu trữ và các quy định liên quan. Có tài liệu thuộc di sản tư liệu được ghi danh nhưng có thể chưa được phép công bố nội dung. Chưa kể, di sản tư liệu liên quan đến vật mang tin.

“Từ trước đến nay, vật mang tin được lưu trữ là giấy tờ, bản khắc gỗ… Tuy nhiên, hiện nay, vật mang tin có nhiều loại khác. Ví dụ, một tin nhắn trên điện thoại thì điện thoại là vật mang tin. Khi bảo vệ và phát huy giá trị hiện vật, chúng ta quan tâm nội dung hay chiếc điện thoại giữ tin nhắn?… Tất cả những vấn đề này, Ban soạn thảo cần quan tâm khi soạn thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)”, ông Kiên đề nghị.

Nguồn

Cùng chủ đề

Điện Biên trên đường phát triển

Nhiều thành tựu Những năm gần đây, Điện Biên đã có những đổi thay toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh luôn ở mức cao, giai đoạn 2021 - 2023 bình quân ước đạt 9,33%/năm. 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng ước đạt 8,75%, xếp thứ...

Tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra thực địa các dự án: Đường động lực (gói thầu số 4, 5); đường Thanh Minh - đồi Độc Lập và khu dân cư (đường vành đai phía Bắc, TP. Điện Biên Phủ); một số dự án chỉnh trang đô thị,...

Giải ngân gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội vẫn chậm

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, năm 2023, dư nợ tín dụng bất động sản đạt 2 triệu 890 nghìn tỷ đồng, chiếm 23% tổng dư nợ của nền kinh tế. Đặc biệt, tín dụng đã chảy vào các phân khúc đang...

Mặt bằng lãi suất có tiếp tục giảm?

Doanh nghiệp và người dân kỳ vọng, lãi suất cho vay tiếp tục giảm để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Tư vấn lãi suất cho khách hàng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á. Ảnh: Đỗ Tâm Nhiều ngân hàng...

Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh và gia đình chính sách

Nghe lãnh đạo Công an tỉnh báo cáo nhanh một số thành tích nổi bật trong năm qua, Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường vui mừng, phấn khởi và biểu dương kết quả mà cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh đạt được; nhất là trong công tác đấu...

Cùng tác giả

Sân chung cư, thung lũng hoa, quán nhậu ở Hà Nội đông nghịt người cổ vũ ủng hộ đội tuyển Việt Nam

20h tối ngày 5/1, đội tuyển Việt Nam có trận thi đấu chung kết lượt về với đội tuyển Thái Lan. Người hâm mộ ủng hộ các “chiến binh sao vàng” có mặt ở khắp nơi để cổ vũ, hò hét ủng hộ đội nhà thi đấu trên đất Thái Lan. ...

Đặc sắc lướt ván phản lực tại Mường Lay

Điện Biên TV - Lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với quy mô lớn nhất Đông Nam Á, Giải thi đấu lướt ván phản lực lần thứ I, năm 2025 tại thị xã Mường Lay diễn ra trong những ngày đầu năm mới đã thu hút rất đông du khách đón xem và trải nghiệm bộ môn thể thao mới mẻ, độc đáo này. Các VĐV tham gia thi đấu lướt ván phản lực lần thứ I,...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (05/01): Tăng mạnh

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Giao dịch quanh ngưỡng 85 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 05/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 05/01/2025, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 84 triệu đồng/lượng mua vào – 85,5 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi ở cả hai chiều. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán là 1,5 triệu đồng. Giá vàng 9999 hôm nay...

Sôi nổi các hoạt động Lễ hội Đua thuyền Đuôi én

Điện Biên TV - Những ngày đầu năm mới, thị xã Mường Lay ngập tràn trong không khí náo nức, vui tươi của mùa Lễ hội Đua thuyền Đuôi én lần thứ X và Giải vô địch các Câu lạc bộ (CLB) Dù lượn Quốc Gia lần thứ V năm 2025. Ngày hội không chỉ là món ăn tinh thần đặc trưng không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thị xã Mường Lay mà còn là điểm...

Cùng chuyên mục

Đặc sắc lướt ván phản lực tại Mường Lay

Điện Biên TV - Lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với quy mô lớn nhất Đông Nam Á, Giải thi đấu lướt ván phản lực lần thứ I, năm 2025 tại thị xã Mường Lay diễn ra trong những ngày đầu năm mới đã thu hút rất đông du khách đón xem và trải nghiệm bộ môn thể thao mới mẻ, độc đáo này. Các VĐV tham gia thi đấu lướt ván phản lực lần thứ I,...

Sôi nổi các hoạt động Lễ hội Đua thuyền Đuôi én

Điện Biên TV - Những ngày đầu năm mới, thị xã Mường Lay ngập tràn trong không khí náo nức, vui tươi của mùa Lễ hội Đua thuyền Đuôi én lần thứ X và Giải vô địch các Câu lạc bộ (CLB) Dù lượn Quốc Gia lần thứ V năm 2025. Ngày hội không chỉ là món ăn tinh thần đặc trưng không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thị xã Mường Lay mà còn là điểm...

Thành phố Điện Biên Phủ gấp rút chuẩn bị cho Lễ hội Hoa Anh Đào

Điện Biên TV - Theo kế hoạch, Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2025 với chủ đề “Bản Mường vào Xuân - Anh đào khoe sắc” sẽ diễn ra trong ngày 11 và 12/1/2025 tại Đảo hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ. Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2025 sẽ diễn ra trong ngày 11 và 12/1/2025 tại Đảo hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ. Theo đó,...

Chào xuân mới 2025 – Điện Biên rực rỡ muôn sắc màu

Điện Biên TV - Tối 31/12, tại Sân hành lễ Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật “Chào xuân mới 2025 - Điện Biên rực rỡ muôn sắc màu”. Dự chương trình có đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. Đại biểu và đông đảo Nhân dân tham dự chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025. Chương trình gồm...

Giao lưu văn hóa dân tộc Mông huyện Điện Biên lần thứ V, năm 2024

Điện Biên TV - Sáng 29/12, tại xã Na Ư, UBND huyện Điện Biên tổ chức Giao lưu văn hóa dân tộc Mông huyện Điện Biên lần thứ V, năm 2024. Các đại biểu tham dự chương trình giao lưu. Đến dự có đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Giàng Thị Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Mùa A Vảng, Uỷ viên dự...

Công bố quyết định phê duyệt danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể

Điện Biên TV - Sáng 26/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị công bố quyết định phê duyệt danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2024. Thừa ủy quyền Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Minh Phú trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân. Năm 2024 trên...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng Trung đoàn 82, Quân khu 2

Điện Biên TV - Tối 21/12, Trung đoàn 82 tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12. Với chủ đề “Tuổi trẻ Trung đoàn 82 - Tự hào truyền thống - Vững bước tương lai”, Liên hoan nghệ thuật quần chúng có sự tham gia của 5 đội thi đến từ các đơn vị thuộc...

Ngày 11, 12/01/2025 diễn ra Lễ hội Hoa Anh đào – Điện Biên Phủ năm 2025

Điện Biên TV - Sáng 25/12, UBND thành phố Điện Biên Phủ đã tổ chức họp, thống nhất nội dung, kế hoạch tổ chức Lễ hội Hoa Anh đào năm 2025. Dự cuộc họp có đại diện một số sở, ngành tỉnh và các phòng, ban, xã phường trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Lãnh đạo TP. Điện Biên Phủ thống nhất các nội dung tại cuộc họp. Theo kế hoạch dự kiến, Lễ hội Hoa Anh đào –...

Lễ hội Hoa Ban 2025 – Nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn

UBND tỉnh Điện Biên vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Hoa Ban 2025 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII.Theo đó, các hoạt động trọng tâm được tổ chức từ ngày 13/3 - 16/3/2025 tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên; khai mạc Lễ hội vào lúc 19h30 ngày 14/3/2025 tại Quảng trường 7-5. Trong khuôn khổ Lễ hội và Ngày hội diễn...

Điểm lại các hoạt văn hóa, thể thao, du lịch kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Năm 2024, tỉnh Điện Biên cùng với các bộ, ngành Trung ương đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm và các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Các hoạt động đã thu hút sự quan tâm, hướng ứng rất lớn của Nhân dân cả nước hướng về Điện Biên, trở thành nguồn cổ vũ động viên mạnh mẽ đối với Nhân dân các dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất