Powered by Techcity

Lãng phí đầu tư chợ nông thôn


Chợ Mường Phăng đìu hiu, vắng vẻ.

Chợ có… 5 hộ kinh doanh

Chợ Mường Phăng, xã Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ) có diện tích 1.470m2, được xây dựng và bàn giao đưa vào quản lý, sử dụng từ ngày 13/10/2023, với tổng vốn đầu tư 2,99 tỷ đồng. Mục tiêu đưa chợ Mường Phăng trở thành trung tâm kết nối giao thương trong khu vực, thúc đẩy giao lưu, buôn bán các sản phẩm nông nghiệp đặc thù, đặc sản địa phương, tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân xã Mường Phăng… Tuy nhiên, sau hơn 1 năm hoạt động, chợ Mường Phăng được đánh giá không hiệu quả khi cả chợ có… 5 hộ kinh doanh.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng khai thác, quản lý chợ Mường Phăng, chúng tôi đã làm việc với lãnh đạo xã Mường Phăng. Ông Lò Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Mường Phăng cho biết: Chợ Mường Phăng chủ yếu hoạt động vào buổi sáng, số lượng người mua, bán “đếm trên đầu ngón tay”, nhiều ki ốt trong chợ bỏ trống. Chợ đã xây dựng kiên cố thì vắng vẻ nhưng xung quanh chợ, người dân lại lấn chiếm hành lang giao thông hoặc tận dụng vỉa hè trước cửa nhà làm nơi kinh doanh buôn bán. Chúng tôi thừa nhận tình trạng như vậy là do công tác quản lý của chính quyền xã chưa kiên quyết. Mặt khác, trong thời gian đưa chợ vào hoạt động, số hộ kinh doanh trong chợ quá ít nên UBND xã chưa thành lập ban quản lý chợ, chưa ban hành nội quy, quy chế hoạt động. Công tác phối hợp giữa UBND xã và các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND thành phố thiếu chặt chẽ nên dù chợ hoạt động hơn 1 năm nay, chính quyền xã vẫn chưa nhận được quyết định về thu phí chợ, phân hạng chợ theo Nghị định số 60/2024/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và việc giao nhiệm vụ quản lý chợ từ phía UBND thành phố. Đây là một phần nguyên nhân khiến chợ Mường Phăng hoạt động chưa hiệu quả.

Không chỉ ở xã vùng ngoài, ngay trung tâm TP. Điện Biên Phủ, chợ C13, phường Thanh Trường được xây dựng đưa vào sử dụng từ tháng 12/2023 nhưng đến nay chỉ có 13 gian hàng được ký hợp đồng thuê. Chợ C13 có quy mô 120 gian hàng (72 ki ốt chợ chính, 48 ki ốt nhà mái tôn) và khu vực bán hàng ngoài trời rộng 420m2. Trong số 13 gian hàng ký hợp đồng chỉ có 3 gian hàng đang kinh doanh, còn lại 10 gian thuê xong để đó.

Phóng viên làm việc với lãnh đạo xã Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ).

Là 1 trong 3 hộ thuê và sử dụng ki ốt tại chợ C13 từ tháng 9/2024, chị Sùng Thị Mỷ, xã Na Sang (huyện Mường Chà) bán trang phục của người dân tộc Mông. Gần 2 tháng buôn bán… chưa có một vị khách nào đến hỏi mua sản phẩm của chị! Chị Mỷ chia sẻ: Tôi thấy xây dựng chợ to, đẹp nhưng lượng khách đến chợ mua hàng rất ít, có lẽ mọi người thích đến các trung tâm mua sắm của thành phố hơn.

Tuy nhiên cách chợ C13 gần 1km, người dân lại lấn chiếm hành lang giao thông, tận dụng cây xăng đã dừng hoạt động làm điểm buôn bán, kinh doanh. Hàng thịt, hàng rau, đồ ăn chín, kể cả hàng quần áo… bày bán tràn lan, không khí mua bán tấp nập. Một hộ bán rau ở đây chia sẻ: Mang hàng ra đây còn bán được, chứ vào trong chợ không ai mua. Ở khu vực này vào buổi chiều tan tầm, người dân đi qua tiện đường dừng mua hàng. Cứ thế người bán, người mua ngày càng tấp nập tạo thành chợ cóc ngay hành lang quốc lộ. Cũng theo người dân ở đây chia sẻ: “Nhiều lần chính quyền đã vào cuộc giải tỏa hàng quán lấn chiếm lòng đường, lề đường, song chỉ được vài ngày, khi không có lực lượng chức năng túc trực, tình trạng lấn chiếm tái diễn”.

Cần khai thác, quản lý chợ hiệu quả

Thời gian qua, phường Thanh Trường (TP. Điện Biên Phủ) đã tìm nhiều giải pháp cho các hộ kinh doanh, đặc biệt chỉ đạo lực lượng chức năng tổ chức dẹp bỏ các điểm bán hàng không đúng quy định, xung quanh khu vực chợ, đồng thời tuyên truyền, vận động bà con vào chợ buôn bán, nhưng tình hình vẫn không cải thiện.

Chợ C13, phường Thanh Trường, TP. Điện Biên Phủ được đầu tư khang trang nhưng không thu hút được các hộ kinh doanh.

Trao đổi về phương án sử dụng chợ, ông Cao Đại Dương, Chủ tịch UBND phường Thanh Trường cho biết: Thời gian tới, phường tiếp tục phối hợp với các cơ quan đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn, các hộ kinh doanh có nhu cầu tiếp tục đăng ký kinh doanh tại chợ. Đồng thời, phường đề nghị các phường, xã lân cận phối hợp tuyên truyền đối với hộ có nhu cầu đăng ký thuê gian hàng kinh doanh. Để thu hút kinh doanh tại chợ, chúng tôi sẽ có chính sách riêng, hỗ trợ hộ mới kinh doanh, không thu phí 2 tháng đầu để đánh giá mức độ thu và khuyến khích hộ kinh doanh tham gia hoạt động tại chợ.

Theo thống kê của Sở Công Thương, thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 41 chợ, 21 xã nông thôn có chợ. Việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo, quản lý, khai thác chợ luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Đến nay, hạ tầng thương mại nói chung và chợ nói riêng đã có sự phát triển đáng kể, tạo điều kiện mở rộng giao thương hàng hóa, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân và góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương. Tuy nhiên, công tác quản lý chợ trên địa bàn tỉnh còn không ít hạn chế, chưa khai thác hiệu quả nguồn lực đầu tư. Trên cơ sở quản lý Nhà nước về chợ, Sở Công Thương ban hành văn bản số 1389/SCT-QLTM ngày 28/8/2023 về việc tăng cường quản lý chợ đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố.


Qua kết quả rà soát kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của các chợ nông thôn, ngành sẽ trình UBND tỉnh chuyển đổi mục đích sử dụng đối với chợ hoạt động kém hiệu quả hoặc không hoạt động. Đây là phương án xử lý hợp lý được Sở Công Thương đưa ra tránh lãng phí nguồn đầu tư và quỹ đất xây dựng chợ. Đối với chợ đầu tư thời gian tới, cần thực hiện theo quy hoạch được duyệt, trong đó chú trọng công tác điều tra, khảo sát thực tế, đánh giá đúng nhu cầu, tính cần thiết của việc đầu tư xây dựng chợ, tôn trọng yếu tố lịch sử của việc hình thành chợ. Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi, mua bán của nhân dân để xác định quy mô, vị trí phù hợp.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thời kỳ đầu các tiêu chí bắt buộc về cơ sở hạ tầng phải có chợ. Tuy nhiên, việc xây dựng chợ chưa thực sự cần thiết thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, cân nhắc trong khi thực hiện tiêu chí này, tránh tình trạng chợ vừa xây xong phải gánh khoản nợ đầu tư xây dựng cơ bản mà không hiệu quả, lãng phí nguồn đầu tư.



Nguồn: https://baodienbienphu.com.vn/tin-tuc/kinh-te/219902/lang-phi-dau-tu-cho-nong-thon

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Tọa đàm kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tại buổi tọa đàm, đại biểu cùng ôn lại truyền thống 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành của QĐND Việt Nam; 35 năm xây dựng và trưởng thành của Hội CCB Việt Nam; quá trình hình thành và phát triển của Hội CCB tỉnh. Theo đó,...

Tăng cường quản lý trật tự xây dựng đô thị

Liên tiếp phát hiện sai phạm Cuối tháng 10 vừa qua, lực lượng chức năng TP. Điện Biên Phủ đã phối hợp cùng UBND phường Thanh Bình, đại diện tổ dân phố 1 tiến hành kiểm tra hiện trạng, lập biên bản ngăn chặn vi phạm trật tự xây dựng đối với...

Liệu vàng có tiếp tục tăng?

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX

Mô hình trồng thanh long an toàn của thành viên HTX Nông nghiệp An Phú, phường Chiềng An, Thành phố. Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp An Phú, phường Chiềng An, thành lập năm 2019, từ 10 thành viên ban đầu, đến nay, HTX đã phát triển lên 18 thành viên và...

Trường Mầm non Hoa Ban – Nơi gửi gắm những niềm tin

Với những nỗ lực trong công tác chăm sóc và giảng dạy, trường Mầm non Hoa Ban, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên) luôn là những đơn vị dẫn đầu bậc học mầm non trên địa bàn và trở thành địa chỉ để người dân tin yêu và gửi gắm niềm tin. Dẫn chúng tôi đi thăm quan khuôn viên và lớp học, cô giáo Phạm Thị Lợi, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Trường mầm non Hoa Ban tiền...

Cùng chuyên mục

Tăng cường quản lý trật tự xây dựng đô thị

Liên tiếp phát hiện sai phạm Cuối tháng 10 vừa qua, lực lượng chức năng TP. Điện Biên Phủ đã phối hợp cùng UBND phường Thanh Bình, đại diện tổ dân phố 1 tiến hành kiểm tra hiện trạng, lập biên bản ngăn chặn vi phạm trật tự xây dựng đối với...

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX

Mô hình trồng thanh long an toàn của thành viên HTX Nông nghiệp An Phú, phường Chiềng An, Thành phố. Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp An Phú, phường Chiềng An, thành lập năm 2019, từ 10 thành viên ban đầu, đến nay, HTX đã phát triển lên 18 thành viên và...

Khó khăn giao đất, giao rừng ở huyện Điện Biên

Qua rà soát, tổng diện tích đất lâm nghiệp cần giao trên địa bàn huyện Điện Biên là hơn 44.509ha, trong đó hơn 27.020ha đất có rừng và hơn 17.488ha đất chưa có rừng. Ban Chỉ đạo giao đất, giao rừng và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp huyện đã xây dựng kế...

Điện Biên tham gia hội chợ Công Thương khu vực Đông Bắc

Hội chợ Công Thương khu vực Đông Bắc - Thái Nguyên có trên 200 gian hàng được chia thành 3 khu gồm: Triển lãm, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, các thành tựu trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, dịch vụ; nông nghiệp; sinh vật cảnh. Sản phẩm hàng hóa...

Điện Biên Đông đưa vào vận hành hệ thống điện sinh hoạt xã Chiềng Sơ

Đây là dự án cung cấp điện cho các bản: Háng Pa, Háng Tầu, Thẳm Chẩu, Keo Đứa, Nà Ly. Dự án có tổng mức đầu tư 18 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, được khởi công tháng 1/2024. Quá trình triển khai công trình...

Hỗ trợ người lầm lỗi hòa nhập cộng đồng

Sau khi chấp hành xong án phạt tù, trở về nhà, anh Cứ A Vềnh, bản Cà Là Pá (xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé) luôn thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của chính quyền địa phương. Anh Vềnh chịu khó lao động...

Kiểm soát chặt thị trường dịp cuối năm

Tại một số cửa hàng kinh doanh tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ những ngày này, các loại hàng hóa được bày bán khá phong phú về chủng loại, mẫu mã. Người tiêu dùng đã có nhiều lựa chọn hơn...

Tạo thói quen phân loại rác tại nguồn

Phân loại rác tại nhà Từ nhiều năm qua, gia đình chị Nguyễn Thị Hiên, tổ dân phố 7, phường Tân Thanh (TP. Điện Biên Phủ) đã tự phân loại rác thải vô cơ, hữu cơ, rác tái chế... trong sinh hoạt gia đình trước khi đem ra nơi thu gom tập...

Nông dân Điện Biên chăm vụ rau tết

Hàng năm, từ đầu tháng 10 âm lịch, người dân vùng lòng chảo Mường Thanh bắt đầu xuống giống những loại rau màu dài ngày và cuối tháng 11 âm lịch sẽ gieo trồng những loại rau ngắn ngày (thời gian sinh trưởng từ 30 - 45 ngày). Tuy nhiên, so...

Lời giải nào cho bài toán phát triển dong riềng bền vững?

“Nóng” cùng dong riềng Tháng 10 bắt đầu vào mùa thu hoạch dong riềng. Đây cũng là thời điểm những xã trọng điểm trồng dong riềng của TP. Điện Biên Phủ lại “nóng” lên bởi tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất. Với phương châm “không đánh đổi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất