Powered by Techcity

Không để lãng phí nguồn lực các Chương trình mục tiêu Quốc gia (bài 4)


Nhìn thẳng hạn chế

Đến thăm một số xã trên địa bàn huyện Điện Biên, chúng tôi thấy rõ sự “thay da đổi thịt” nhờ triển khai, thực hiện 3 chương trình MTQG. Tuy nhiên, dù có nhiều thuận lợi để triển khai, thực hiện các chương trình MTQG so với địa bàn các xã vùng cao, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh thì huyện Điện Biên vẫn có nhiều khó khăn, vướng mắc.

Triển khai các chương trình MTQG, tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên) kết cấu hạ tầng xã đã phát triển mạnh.

Tại xã Noong Hẹt (xã nông thôn mới nâng cao của huyện Điện Biên) so với đầu nhiệm kỳ, đến nay kết cấu hạ tầng xã đã phát triển mạnh. Đã có hơn 35 dự án công trình xây dựng lớn, nhỏ của tỉnh, huyện, xã đã và đang triển khai với tổng mức đầu tư trên 130 tỷ đồng.

Sau hơn 3 năm triển khai các chương trình MTQG, đến nay 100% hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% đường trục xã, liên xã, liên thôn bản được nhựa hóa, bê tông hóa; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,8% (vượt so với Nghị quyết đại hội đề ra đến năm 2025 là 6,4%); thu nhập bình quân đầu người đạt 53 triệu đồng/người/năm; 7/14 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Mặc dù vậy, theo ông lê Duy Hưng, Chủ tịch UBND xã Noong Hẹt thì công tác lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết nông thôn mới còn chậm so với kế hoạch đề ra; việc giải ngân nguồn vốn sự nghiệp 3 chương trình MTQG chậm, khó thực hiện. Ngoài ra, do quy định con giống vật nuôi phải đảm bảo các quy định của Luật Chăn nuôi nên công tác tổ chức triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng nuôi bò sinh sản thuộc chương trình năm 2023 vẫn còn vướng mắc chưa thể tháo gỡ để tiếp tục triển khai thực hiện vào năm 2024.

Tương tự, xã Thanh Nưa đến nay vẫn còn 34 nhà tạm, nhà dột nát. Đối với Tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa, xã còn gặp khó khăn trong việc bố trí diện tích đất và huy động các nguồn lực để xây dựng mới Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, nhà văn hóa – khu thể thao thôn, bản.

Dù có nhiều thuận lợi song việc triển khai các chương trình MTQG ở huyện Điện Biên còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Tỉnh Điện Biên còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội chưa đồng bộ, các dịch vụ, điều kiện sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu. Xác định những thách thức đó, ngay từ khi triển khai thực hiện các chương trình MTQG, UBND tỉnh đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo và quy chế hoạt động để tổ chức triển khai thực hiện thống nhất, bài bản trên địa bàn tỉnh. UBND cấp huyện, cấp xã cũng thành lập Ban chỉ đạo; Ban quản lý thực hiện các chương trình giai đoạn 2021 – 2025, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

Tỉnh cũng thành lập đoàn giám sát liên ngành để kiểm tra tình hình thực hiện các chương trình, các nhiệm vụ và đôn đốc tiến độ thực hiện tại các địa phương. Định kỳ tổ chức họp giao ban, hoặc họp đột xuất để đánh giá kết quả và đề ra các giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh, số lượng văn bản quy định, hướng dẫn liên quan đến việc tổ chức thực hiện quá nhiều, có nhiều nội dung mới được sửa đổi, điều chỉnh nên chưa thống nhất đã gây khó khăn cho việc áp dụng thực hiện. Tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của các chương trình còn chậm, tỷ lệ giải ngân vốn đạt thấp. Việc bố trí nguồn ngân sách địa phương đối ứng và huy động các nguồn vốn khác tại địa phương là rất khó khăn. Một số xã và cộng đồng dân cư chưa chủ động nghiên cứu, đề xuất lựa chọn các mô hình đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo và hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhu cầu.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn

Với chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 là xã có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hơn, cần hỗ trợ đầu tư nhiều hơn, nhưng phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước đó. Trong khi nguồn lực địa phương thì hạn chế.

Với chương trình phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi việc rà soát các hộ thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất còn gặp khó khăn do nhiều hộ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cho tặng không có văn bản làm căn cứ pháp lý. Mặt khác, qua rà soát số đối tượng thụ hưởng rất ít, vì vậy rất khó giải ngân nguồn vốn của nội dung này. Hay việc hỗ trợ trực tiếp cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng cũng chưa thu hút được người dân trên địa bàn tỉnh do mức hỗ trợ thấp (khoảng 10 – 15 triệu đồng/lao động); và phải đảm bảo điều kiện được công ty tuyển dụng cung cấp đủ hồ sơ, giấy tờ hóa đơn hợp lệ. Đến nay, toàn tỉnh mới chỉ có 121 người đi lao động xuất khẩu lao động và có xu hướng chuyển sang lao động ngoại tỉnh…

Ông Tạ Văn Sơn, Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé cho biết: Nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai, thực hiện từng chương trình MTQG, huyện đã đề ra 7 phương hướng, giải pháp chung và nhiều nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt các chỉ tiêu, mục tiêu của chương trình. Trong đó, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Đặc biệt coi trọng vai trò của cấp cơ sở, đảm bảo sự tham gia của người dân trong việc giám sát, đánh giá.

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, huyện Mường Nhé sẽ tích cực triển khai nhiều giải pháp chung và cụ thể.

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình MTQG, kịp thời tháo gỡ khó khăn, tỉnh Điện Biên đã có nhiều đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan liên quan ở Trung ương. Dù vậy, tại cấp tỉnh cần tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động, tích cực triển khai thực hiện chương trình MTQG theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công. Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn thực hiện cho từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần.

Các huyện cần quyết liệt thực hiện giải ngân nguồn vốn đã được phân bổ cho các chương trình MTQG. Làm tốt việc huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư, tập trung xóa huyện “trắng nông thôn mới” và xã đạt dưới 10 tiêu chí nông thôn mới, hoàn thành mục tiêu số bản đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới kiểu mẫu theo kế hoạch. Các địa phương khẩn trương hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh, lập mới quy hoạch chung của cấp xã, rà soát, điều chỉnh lập quy hoạch vùng huyện.

Cần nêu cao hơn nữa trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chủ trì các cấp. Các ngành, địa phương chủ động, tích cực phối hợp trong tổ chức triển khai các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc các chương trình MTQG.



Nguồn: https://baodienbienphu.com.vn/tin-tuc/kinh-te/218914/khong-de-lang-phi-nguon-luc-cac-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-bai-4

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Công bố quyết định kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với Đảng uỷ Quân sự tỉnh

Điện Biên TV - Chiều 22/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy phối hợp với Thường vụ Đảng uỷ Quân khu 2 đã tiến hành công bố quyết định kiểm tra Đảng uỷ Quân sự tỉnh và các đồng chí phó bí thư, uỷ viên Đảng uỷ Quân sự tỉnh. Đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ dự và phát biểu quán triệt nội dung kiểm tra. Đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường...

Đề nghị cho phép tổ chức tôn giáo được thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa để thực hiện hỗ trợ các hoạt động nêu trên là rất cần thiết. Cả nước hiện nay có khoảng hơn 40.000 di tích vật thể các loại, 70.000 di sản văn hóa phi vật...

Phát huy vai trò ủy thác tín dụng chính sách

Xác định nguồn vốn tín dụng chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc đồng hành cùng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khởi nghiệp, những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Thanh An (huyện Điện Biên) luôn phát huy vai trò xung kích, trách nhiệm để làm tốt...

Bế giảng lớp đào tạo Trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung

Điện Biên TV - Chiều 21/10, Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Lễ bế giảng lớp đào tạo Trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh khóa 27. Trường Chính trị tỉnh và Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh tặng Giấy khen cho các học viên có nhiều thành tích trong học tập và rèn...

Thống nhất các nội dung về hạn mức đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Dự thảo Quy định chi tiết một số nội dung về hạn mức giao đất; diện tích giao đất, cho thuê đất; hạn mức công nhận đất ở; hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; điều kiện, diện tích tối thiểu tách thửa đất, hợp thửa đất đối...

Cùng chuyên mục

Phát huy vai trò ủy thác tín dụng chính sách

Xác định nguồn vốn tín dụng chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc đồng hành cùng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khởi nghiệp, những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Thanh An (huyện Điện Biên) luôn phát huy vai trò xung kích, trách nhiệm để làm tốt...

Lúa gạo tăng giá – người mừng, người lo

Dạo qua một số đại lý bán lẻ gạo trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ, chúng tôi ghi nhận giá gạo đang ở mức cao. Theo các tiểu thương kinh doanh gạo, khoảng 2 tháng qua, giá gạo trên thị trường liên tục tăng. Đến nay, giá gạo đã tăng...

Tỷ lệ che phủ rừng đạt 44,01%

Theo đó, diện tích rừng được quản lý, bảo vệ chặt chẽ, với diện tích 419.894,26ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 44,01% (tăng 0,01% so với kế hoạch giao). Công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ rừng được đẩy mạnh. Các đơn vị chuyên môn và chính quyền...

Cục Thuế tỉnh tuyên dương người nộp thuế và đối thoại, triển khai chính sách thuế

Điện Biên TV - Chiều 22/10, Cục Thuế tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên dương người nộp thuế năm 2023 và đối thoại, triển khai chính sách thuế. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp với 250 đại biểu tham dự và trực tuyến tại 6 điểm cầu trong tỉnh. Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh trao giấy khen cho các tập thể thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023. Năm 2023 trên địa bàn tỉnh...

Hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho người dân

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, từ đầu năm đến nay, người dân xã Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé) đã được hỗ trợ các loại cây giống để phát triển sản xuất lâm nghiệp. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia Phát...

Ký kết chương trình phối hợp về phát triển kinh tế tập thể

Điện Biên TV - UBND thị xã Mường Lay vừa phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp công tác về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn thị xã Mường Lay. Nội dung chương trình hợp tác được UBND thị xã Mường Lay và Liên minh Hợp tác xã tỉnh ký kết gồm 3 nội dung gồm: Đẩy mạnh tuyên truyền...

Huyện Điện Biên đẩy mạnh trồng cây vụ đông

Từ sáng sớm, trên khắp cánh đồng các xã: Thanh Nưa, Thanh An, Pom Lót… người dân đang khẩn trương làm đất, gieo trồng, tạo không khí lao động nhộn nhịp, khẩn trương. Với lợi thế địa hình bằng phẳng, nguồn nước sẵn có, đất đai màu mỡ, nhiều năm nay,...

Đưa thương mại du lịch Điện Biên “cất cánh”

Tiềm năng, lợi thế lớn Với tổng diện tích tự nhiên trên 950.000ha, đứng thứ 9 toàn quốc, Điện Biên có tiềm năng lớn về đất đai, đặc biệt là đất cho sản xuất nông - lâm nghiệp với 736.000ha (chiếm 77% diện tích). Điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng là...

Điện Biên đón trên 1,5 triệu lượt khách du lịch

Điện Biên TV - Với nhiều sự kiện, hoạt động đặc sắc diễn ra trong 9 tháng đầu năm, lượng khách du lịch đến với Điện Biên đã tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2023. Dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã thu hút đông đảo người dân từ mọi miền Tổ quốc về với Điện Biên. Xuyên suốt các sự kiện Năm Du lịch Quốc gia 2024, và các hoạt động kỷ niệm...

Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ

https://www.youtube.com/watch?v=6Mcw7cj-MD8 Điện Biên TV - Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ cho phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo, phụ nữ người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa phát triển kinh tế, khởi sự, khởi nghiệp. Từ đó, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, tạo điều kiện, cơ hội cho phụ nữ vươn lên khẳng định vai trò, vị trí trong gia...

Tin nổi bật

Tin mới nhất