Powered by Techcity

Những nữ kiểm lâm giữ rừng


Nữ kiểm lâm Lường Thị Dân phối hợp cùng chính quyền địa phương kiểm tra thực địa.

Nhanh nhẹn, quyết đoán nhưng cũng rất tình cảm, đó là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi tiếp xúc với chị Lường Thị Dân, nữ kiểm lâm phụ trách địa bàn thị trấn Điện Biên Đông, huyện Điện Biên Đông. Mở đầu câu chuyện với tôi, chị Dân tâm sự: Đầu năm 2021, ngay sau khi về nhận công tác tại Hạt Kiểm lâm huyện, tôi được phân công phụ trách địa bàn thị trấn Điện Biên Đông. Cõ lẽ đó cũng là cái duyên, bởi tôi là người dân tộc thiểu số, am hiểu phong tục, tập quán, nói được tiếng địa phương, nên được lãnh đạo đơn vị tin tưởng, giao về địa bàn công tác.

Dù được giao phụ trách ở địa bàn trung tâm của huyện, có nhiều thuận lợi hơn so với ở các xã nhưng công việc của chị Dân cũng không kém phần vất vả. Thị trấn Điện Biên Đông có hơn 1.400ha rừng, trong đó chủ yếu là rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Thân là nữ, khi mới nhận nhiệm vụ còn đôi chút bỡ ngỡ, lo lắng, lại một mình quản lý địa bàn rộng, có nhiều tuyến giao thông liên kết, nên đặt ra cho nữ kiểm lâm Lường Thị Dân nhiều thách thức. Những ngày đầu “nhậm chức”, xác định để làm tốt nhiệm vụ được giao, chị Dân nhanh chóng làm quen với chính quyền, người dân khu vực địa bàn được giao, nắm bắt thông tin, đánh giá lại tình hình địa bàn, những bất lợi trong công tác quản lý và bảo vệ rừng, từ đó xây dựng phương án tuyên truyền, tổ chức tuần tra, kiểm soát. Với xuất phát điểm sinh ra lớn lên ở núi rừng, cùng với tình yêu và trách nhiệm với công việc, đã giúp chị có thêm động lực để băng rừng, vượt suối, tuần tra, bảo vệ rừng.

Là 1 trong 8 nữ cán bộ kiểm lâm ở huyện Điện Biên, chị Thẳm Thị Oanh hiện đang được giao quản lý rừng tại 3 xã: Thanh Xương, Thanh An và Noong Hẹt. Qua câu chuyện với chị Oanh về chuyện nghề, về những khó khăn, vất vả trong quá trình làm việc chúng tôi được biết, tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp của 3 xã chị Oanh được giao quản lý là trên 1.200ha nằm rải rác ở 60 đội, bản. Mỗi lần để chuẩn bị cho một chuyến tuần rừng, chị phải dậy từ rất sớm, sửa soạn quần áo, đồ dùng cá nhân, trong ba lô dự trữ ít lương thực, nước uống để phục vụ cho hành trình.

Chị Thẳm Thị Oanh cùng người dân xã Thanh An đi tuần tra rừng.

Năm nay là năm thứ 16 chị Thẳm Thị Oanh gắn bó với ngành Kiểm lâm và cũng gần như từng đấy năm chị được giao phụ trách địa bàn. Trước khi về phụ trách 3 xã trên thì những cánh rừng ở các xã Thanh Nưa, Thanh Luông và Thanh Hưng cũng đã mòn dấu chân của chị. Nói về kỷ niệm đáng nhớ trong những chuyến tuần rừng của mình, chị Oanh chia sẻ: Có lúc đang tuần tra trong rừng, trời đổ giông, cây cối có thể gãy đổ bất ngờ, có khi mưa to bị mắc kẹt trong rừng là chuyện bình thường. Rồi có cả những hiểm nguy, vì kiên quyết giữ rừng mà không ít lần tôi bị các đối tượng vi phạm lâm luật lăng mạ, chửi bới, đe dọa. Sau những sự việc đó, giúp tôi có thêm bản lĩnh và kinh nghiệm công tác.

Không riêng chị Oanh, tìm hiểu được biết, tại Hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên hiện có 8 nữ cán bộ, công chức, trong đó 6 người là kiểm lâm địa bàn. Mỗi nữ kiểm lâm viên ở huyện Điện Biên đa phần đều được giao phụ trách từ 2 đến 3 xã và thậm chí là còn kiêm nhiệm thêm cả nhiệm vụ khác trong đơn vị. Thế nhưng, vì yêu rừng, yêu nghề nên suốt những năm qua, sương trắng, nắng hanh, gió núi của đại ngàn vời vợi không những không làm chùn bước của những nữ kiểm lâm địa bàn, mà còn khiến các chị năng động hơn.

Theo thông tin của Chi cục Kiểm lâm, lực lượng kiểm lâm tỉnh hiện có tổng số 215 biên chế, trong đó 47 biên chế là nữ, chiếm 21,8%. Trong số 47 cán bộ, công chức kiểm lâm là nữ có đến 18 công chức là kiểm lâm phụ trách địa bàn. Do đặc thù của tỉnh Điện Biên là địa bàn rộng, nhiều đồi núi, trong khi đó lực lượng kiểm lâm mỏng nên kiểm lâm địa bàn rất vất vả. Đối với nữ kiểm lâm viên thì thách thức lại càng lớn hơn do thể lực có hạn, nhất là khi phải leo núi, vượt suối tuần rừng dài ngày. Hơn thế nữa, ngoài việc nước, những nữ kiểm lâm địa bàn còn phải vừa thực hiện tốt thiên chức trong gia đình, áp lực cũng vì thế mà nhân lên.

Nữ kiểm lâm địa bàn thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ.

Thấu hiểu những vất vả, khó khăn của các nữ kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm cũng đặc biệt quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho công chức kiểm lâm là nữ, nhất là trong bố trí sắp xếp các vị trí công việc làm phù hợp. Trong đó, ưu tiên phân công nhiệm vụ ở địa bàn gần trung tâm, thuận tiện đi lại để tạo thuận lợi cho chị em.

Đánh giá về đội ngũ nữ kiểm lâm địa bàn, ông Hà Lương Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh khẳng định: Mỗi kiểm lâm viên khi được phân công phụ trách địa bàn, bất kể là nam hay nữ đều phải đảm đương khối lượng công việc như nhau. Do đó, khi phân công cán bộ kiểm lâm địa bàn là nữ, chúng tôi cũng rất trăn trở. Tuy nhiên, tâm huyết với công việc, có chuyên môn vững, đặc biệt là sự khéo léo, mềm mỏng nhưng không kém phần kiên quyết của nhiều nữ kiểm lâm viên đã mang lại hiệu quả cao trong công việc. Đặc biệt có một số đồng chí nữ còn tham gia giữ các vị trí lãnh đạo sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ đối với công chức. Chính những đóng góp, hy sinh thầm lặng của các nữ kiểm lâm địa bàn đã và đang góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ màu xanh của rừng.



Nguồn: https://baodienbienphu.com.vn/tin-tuc/quan-ly-bao-ve-rung/217782/nhung-nu-kiem-lam-giu-rung

Cùng chủ đề

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc Quốc hội làm việc với UBND tỉnh

Từ khi thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, đến hết năm 2023 tỉnh Điện Biên đã thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp với tổng diện tích 501.239,96ha. Riêng giai đoạn 2019-2023, tỉnh Điện Biên đã...

6 tháng đầu năm toàn tỉnh phát hiện 221 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã phát hiện 221 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 25 vụ so với cùng kỳ năm trước; đã xử lý 168 vụ, trong đó xử lý hành chính 147 vụ và xử lý hình sự 21 vụ. Phát hiện 5 vụ vi...

Cần rà soát kỹ, bổ sung các quy định về hoạt động lưu trữ tư nhân

Chiều 27/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Theo đó, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành việc sửa Luật để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống...

Khi rừng là tài sản chung của thôn

Chúng tôi đến thôn Háng Đề Dê đúng lúc người dân trong thôn đang tập trung nghe cán bộ kiểm lâm tuyên truyền về Luật Lâm nghiệp; xem sơ đồ những điểm khoanh vùng cấm hay vùng có thể sản xuất để bà con canh tác. Không như nhiều buổi...

Mong dự án sớm được triển khai

Tuyến đường hiện trạng nối từ Quốc lộ 12 tới trung tâm xã Hẹ Muông là tuyến độc đạo, có chiều dài khoảng 10km, được đầu tư và đưa vào sử dụng từ năm 2003, với nền đường rộng từ 5m, mặt đường cấp phối rộng 3m. trong đó khu...

Cùng tác giả

VPUB – Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024

Dienbien.gov.vn - Sáng 7/11, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa, tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ IV năm 2024. Dự đại hội có đồng chí: Nông Thị Hà, Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Về phía tỉnh Điện Biên, có các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Thành Đô, Phó Bí...

Thảo luận, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị về kinh tế – xã hội

Điện Biên TV - Sáng 7/11, Tổ chuẩn bị dự thảo Báo cáo chính trị về kinh tế - xã hội phục vụ xây dựng Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã họp lần thứ nhất. Đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng tổ dự thảo Báo cáo chủ trì cuộc họp. Dự cuộc họp có đồng...

“Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào” được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Điện Biên TV - Sáng 8/11, UBND huyện Điện Biên tổ chức công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào”. Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Điện Biên trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào”. Theo Quyết định 952...

VPUB – Góp ý, hoàn thiện các dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn...

VPUB - Góp ý, hoàn thiện các dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ Dienbien.gov.vn - Sáng 8/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc rà soát, góp ý đối với các dự thảo Nghị định, Quyết định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường bộ và Luật Trật...

Kiểm tra công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV

Điện Biên TV - Chiều 6/11, đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024. Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên diễn ra tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh. (Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến kiểm tra nội dung trang trí khánh tiết...

Cùng chuyên mục

Tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế

Tại xã Mường Toong, huyện Mường Nhé, việc rà soát các hộ thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất còn gặp khó khăn do nhiều hộ gia đình không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cho, tặng không có văn bản làm căn cứ pháp lý....

Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Một trong những lĩnh vực thành công nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua là việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá ổn định, đồng thời cung cấp...

Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Tuy có giá trị kinh tế nhưng nhiều năm qua, cây khoai được trồng theo kinh nghiệm, diện tích manh mún, nhỏ lẻ nên thu nhập mang lại từ cây khoai Thanh An chưa cao. Mong muốn phát triển cây khoai lang theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo sản phẩm...

Ngừng cung cấp điện đối với các cơ sở chế biến dong riềng chưa đủ điều kiện

TP. Điện Biên Phủ Điện Biên TV - Ngày 5/11, UBND thành phố Điện Biên Phủ tổ chức cuộc họp bàn giải pháp quản lý hoạt động chế biến tinh bột dong riềng trên địa bàn. Lãnh đạo thành phố Điện Biên Phủ kết luận cuộc họp. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 12 cơ sở chế biến dong riềng tại các xã Nà Tấu, Nà Nhạn và Mường Phăng, tuy nhiên các cơ sở chưa chấp hành nghiêm các...

Bất nhất giá công bố và giá thị trường

Lãnh đạo Sở Xây dựng thăm dây chuyền sản xuất cát nghiền của Công ty Cổ phần Năng lượng số 6 - Nậm Nhé 2A, tại điểm mỏ Tây Trang 7, xã Na Ư (huyện Điện Biên). Giá thị trường gấp ba giá công bố Để có góc nhìn khách quan hơn về giá...

Chủ động chống hạn cho cây trồng vụ đông

Vụ đông năm nay, gia đình bà Quàng Thị Muôn, bản Chiềng An, xã Thanh An (huyện Điện Biên) trồng gần 500m2 khoai lang. Thiếu nước tưới, diện tích khoai lang của gia đình chậm phát triển và có dấu hiệu khô héo thân, không bén rễ. Trước nguy cơ diện...

Rối ren thị trường cát xây dựng

Bài 1: Người xây nhà gặp khó vì giá cát tăng cao Những công trình thi công dang dở, gặp lúc giá cát xây dựng tăng phi mã, đã đẩy người dân và cả doanh nghiệp vào thế… khóc dở mếu dở, tiến thoái lưỡng nan. “Méo mặt” vì xây nhà Thời gian qua,...

Điện Biên: Nhiều chỉ số giá tiêu dùng tăng

Điện Biên TV - Từ ngày 1/7, Chính phủ đã điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/ tháng lên 2,34 triệu đồng/ tháng. Theo ghi nhận sau gần 5 tháng điều chỉnh lương cơ sở nhiều chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh cũng đã tăng theo lương. Ảnh minh họa. Theo số liệu thống kê của Sở Tài chính, 9 tháng qua trong số 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính, có...

Giá trâu, bò tiếp tục giảm

Điện Biên TV - Thời gian qua, giá trâu, bò hơi tiếp tục giảm, chưa có dấu hiệu khởi sắc, trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng, đầu ra sản phẩm không ổn định... khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Toàn tỉnh có tổng đàn trâu, bò khoảng 250 nghìn con, hiện một con bò tùy trọng lượng có giá bán từ 15 đến 20 triệu đồng giảm khoảng 2-3 triệu đồng...

Điện Biên: Nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ so với kế hoạch

Điện Biên TV - Trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên hiện đang tập trung triển khai 25 dự án trọng điểm của tỉnh. Đánh giá chung cho thấy tiến độ thi công các dự án trọng điểm đã có nhiều chuyển biến, song nhìn chung vẫn chậm so với kế hoạch đề ra. Hầu hết các dự án đều chậm so với kế hoạch đề ra. Trong số 25 dự án trọng điểm của tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất