Powered by Techcity

Văn học thiếu nhi và những thách thức

Mảng sách thiếu nhi hiện nay rất phong phú nhưng chưa có nhiều sáng tác văn học dành cho thiếu nhi.

Trẻ ít đọc sách và đứng trước nhiều cạm bẫy hơn

Một trong những vấn đề mà nhiều phụ huynh quan tâm và đau đầu tìm cách cải thiện, đó là tình trạng ít đọc của trẻ nhỏ. Thời đại cách mạng công nghệ 4.0, những món đồ công nghệ cao đương nhiên có sức hút rất lớn đối với trẻ nhỏ. Với một thiết bị điện tử cầm tay như tab, ipad hay điện thoại thông minh, một đứa trẻ có thể ngồi cả ngày “cày game”, không quan tâm đến bất cứ một điều gì khác. Vấn nạn này không chỉ phổ biến ở trẻ em thành phố, mà còn lan rộng cả ở các vùng nông thôn, bởi sức hấp dẫn của các thiết bị điện tử nối mạng gần như là tuyệt đối.

Chính vì thế, sách không phải là lựa chọn đầu tiên của nhiều trẻ nhỏ, đặc biệt là trong dịp nghỉ hè. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng lên tiếng: “Trong bối cảnh hiện nay có rất nhiều những loại hình giải trí hấp dẫn. Trong bối cảnh công nghệ, kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay việc đọc sách ở trẻ em dường như ít đi”.





Các em nhỏ tại một buổi giao lưu tác giả – tác phẩm tại Phố Sách Hà Nội.

Ông cũng cho rằng, các nhà văn hiện nay phải thực lòng chấp nhận những thách thức, khó khăn khi đối mặt trước những loại hình giải trí hấp dẫn khác: “Khổ một nỗi, chúng ta không thể chống lại sự phát triển của xã hội được, phải thích nghi với nó như sống chung với lũ. Nhà văn phải sống chung với những thách thức để tạo nên những tác phẩm hay hơn nữa, đặc biệt là những tác phẩm dành cho trẻ em”.

PGS, TS Phạm Xuân Thạch còn nhấn mạnh đến những nguy cơ khi trẻ em bị hút vào các trò giải trí công nghệ mà xa rời sách: “Trẻ em bây giờ luôn luôn phải đối diện trước những cạm bẫy. Các em bây giờ phải chịu những gánh nặng khủng khiếp cả trong học hành và trong cuộc sống. Chính vì thế, trẻ em cần bạn chứ không cần thầy qua sách. Chúng cần những người bạn đồng hành, hiểu và tôn trọng chúng và nhìn chúng như những người đã có vài năm trưởng thành để tâm sự cùng, đi qua những khó khăn của cuộc sống này”.





Để thu hút được bạn đọc nhỏ tuổi, các đơn vị xuất bản đã phải liên tục thay đổi hình thức, mẫu mã, cũng như nội dung các loại sách phong phú, hấp dẫn hơn.

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn cũng từng đề cập đến những khó khăn mà trẻ em hiện nay gặp phải khi phải đương đầu với nhiều nguy cơ: “Trong tình trạng xã hội hiện nay, rất nhiều vấn đề chúng ta có thể viết để giáo dục các em, bởi vì nhiều em suốt ngày ngồi máy tính, điện thoại, mà trong đó có rất nhiều thứ xấu. Chúng ta có thể giáo dục các em bằng những cuốn sách hấp dẫn, từ đó làm thay đổi suy nghĩ của các em về hưởng thụ cuộc sống – vốn rất tệ hại trong suy nghĩ của các em hiện nay”.

“Viết văn như trồng vườn”

Trồng vườn, không chỉ cần đất, ánh sáng và nước, mà còn cần có sự quan tâm chăm sóc, sự tỉ mỉ chu đáo của người trồng cây. Và công việc viết văn cũng vậy. Đó là quan điểm của nhà văn Trần Thùy Dương. Viết văn cho thiếu nhi cũng như chăm sóc một vườn hoa, có sự bay bổng, vui tươi, vừa phải có sự chắt lọc ngôn từ. Viết văn cho các bạn nhỏ giống như người làm vườn, ở đó chúng ta gieo những hạt mầm lên sự ngây thơ, và điều đó sẽ đi cùng các bạn nhỏ cho đến khi trưởng thành, già đi và trao truyền điều đó lại cho những thế hệ kế tiếp.

Nhà văn Trần Thùy Dương khẳng định: “Tôi tin rằng cũng sẽ có những tác phẩm văn học có những tình tiết vừa vui vẻ, vừa suy tư, ở đó tác giả có sự sắp xếp ngôn từ có sự trau chuốt, và cả những ý nghĩa đẹp đẽ để lan truyền những giá trị tốt lành, những giá trị Chân Thiện Mỹ trong văn chương. Để cho văn học trở thành người bạn tinh thần của các bạn nhỏ, khi các bạn gặp những vấp váp, khó khăn trong cuộc đời, nhưng các bạn ấy sẽ nhớ đến những câu chuyện với những nhân vật đã từng trải qua những khó khăn như thế nào, các bạn sẽ được nâng đỡ tinh thần và vượt qua được”.

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, từng giành giải viết cho thiếu nhi với tác phẩm “Bỏ trốn” cách đây 40 năm chia sẻ bí quyết: “Không có một bí quyết gì cả, chỉ có tấm lòng mình muốn truyền đạt gì cho các thế hệ sau. Tôi thấy khi mình yêu ai đó, thì thường viết thơ tình rất hay. Tôi thường chỉ viết thơ tình, thậm chí toàn thơ thất tình, nhưng khi mình rất yêu các em hoặc con của mình, sẽ gửi gắm vào đó tâm trạng của mình”.




Còn nhà nghiên cứu, PGS, TS Văn Giá lại lưu tâm đến vấn đề khơi gợi cảm xúc ở các em: “Xã hội ngày nay chỉ chăm chú chạy theo chỉ số thông minh (IQ) ở trẻ em mà quên mất rằng, chỉ số cảm xúc (EQ) cũng vô cùng quan trọng. Lòng thương, lòng tốt, tình thương vô cùng quan trọng. Tôi rất trân trọng những tác phẩm nuôi dưỡng những tình cảm này cho trẻ. Điều này giúp chúng ta văn minh hơn”.

PGS, TS Văn Giá cho rằng, văn chương áp dụng chỉ số về cảm xúc, lòng thương xót sẽ đem lại cho những đứa trẻ tình yêu thương, lòng nhân ái, biết mở rộng trái tim với mọi điều: “Nếu chỉ quan tâm đến trí thông minh là chưa đủ, phải quan tâm cả đến cảm xúc. Đọc một tác phẩm văn chương phải khiến người ta xúc động. Văn học thiếu nhi hiện nay đang thiếu điều này”.

Văn học thiếu nhi hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các tác giả, các đơn vị xuất bản và nhất là bạn đọc. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, nhiều cuộc thi, cuộc vận động sáng tác văn học cho thiếu nhi đã được phát động, như của Nhà xuất bản Kim Đồng, Báo Thể thao và Văn hóa của Thông tấn xã Việt Nam với Giải thưởng Dế Mèn, và cả Hội Nhà văn Việt Nam… Độc giả nhỏ tuổi mong chờ sẽ có những tác phẩm lớn, với đầy đủ những giá trị nhân văn, Chân – Thiện – Mỹ nhưng vẫn mang hơi thở thời đại sẽ sớm xuất hiện, mang lại những nguồn cảm hứng, khơi gợi những cảm xúc đẹp và tình yêu cuộc sống, con người.

Nguồn

Cùng chủ đề

Chăm lo cho người nghèo luôn là chủ trương đúng

Chỉ là những lời nói lạc lõng, tầm thường Bản chất của đề án xây dựng nhà ở xã hội, nhà Đại đoàn kết, nhà Đồng đội cho hộ nghèo, cận nghèo, người có thu nhập thấp và cựu chiến binh, cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn là...

Cùng tác giả

Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp tháng 11

Điện Biên TV - Ngày 27/11, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp tháng 11/2024. Đồng chí Lò Văn Phương, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chù trì Phiên họp. Dự Phiên họp có đồng chí Phạm Đức Toàn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kết luận các nội dung...

Hiệp thương kế hoạch giám sát của Ủy ban MTTQ và các tổ chính trị – xã hội

Điện Biên TV - Chiều 27/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị hiệp thương kế hoạch giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chính trị - xã hội tỉnh năm 2025. Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát biểu tại hội nghị hiệp thương. Từ đầu năm 2024 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chính trị - xã hội...

Xã Pom Lót, huyện Điện Biên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Điện Biên TV - Chiều 29/11, UBND huyện Điện Biên đã tổ chức Lễ công bố xã Pom Lót đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Dự buổi lễ có đồng chí Cao Thị Tuyết Lan, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Điện Biên. Lãnh đạo Sở NN&PTNT rao bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Pom Lót. Sau gần 2 năm thực hiện mục...

Tọa đàm kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tại buổi tọa đàm, đại biểu cùng ôn lại truyền thống 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành của QĐND Việt Nam; 35 năm xây dựng và trưởng thành của Hội CCB Việt Nam; quá trình hình thành và phát triển của Hội CCB tỉnh. Theo đó,...

Tăng cường quản lý trật tự xây dựng đô thị

Liên tiếp phát hiện sai phạm Cuối tháng 10 vừa qua, lực lượng chức năng TP. Điện Biên Phủ đã phối hợp cùng UBND phường Thanh Bình, đại diện tổ dân phố 1 tiến hành kiểm tra hiện trạng, lập biên bản ngăn chặn vi phạm trật tự xây dựng đối với...

Cùng chuyên mục

Giao lưu văn nghệ “Điện Biên – Bản hùng ca thế kỷ”

Điện Biên TV - Tối 27/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ “Điện Biên - Bản hùng ca thế kỷ”. Chương trình giao lưu văn nghệ “Điện Biên - Bản hùng ca thế kỷ”. Dự chương trình văn nghệ có đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí...

Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt

Cụ thể, 6 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt này gồm: 1- Di tích kiến trúc nghệ thuật Quần thể di tích đình, đền, chùa Tiên Lục (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). 2- Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Đình Bảng (thành phố Từ Sơn,...

Xếp hạng bổ sung di tích thành phần vào Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quyết định số 1473/QĐ-TTg, ngày 26/11/2024 về xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt. Theo đó, di tích trận địa pháo 105mm của Đại đội 805, Tiểu đoàn 954, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ được xếp hạng bổ sung vào danh mục Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ. Đoàn công tác liên ngành khảo sát, thực địa lập...

Giao lưu văn nghệ “Điện Biên

Đây là chương trình về nguồn tại Điện Biên của đoàn văn nghệ sĩ TP. Hồ Chí Minh. Các nghệ sĩ đã biểu diễn các tiết mục văn nghệ ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ, quê hương đất nước Việt Nam. Phát biểu tại chương trình, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo...

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc – Điện Biên 2024

Điện Biên TV - Tối 15/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc - Điện Biên 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; đồng chí Lò Văn Mừng, Ủy viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy;...

Thí sinh Điện Biên đoạt giải đặc biệt tại Hội thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi 2024

Điện Biên TV - Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 15/11, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh, Hội thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi 2024, nhân sự kiện Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên đã tổ chức lễ bế mạc và trao giải cho các thí sinh xuất sắc. Ban Tổ chức trao giải đặc biệt cho thí sinh Nguyễn Hải Yến đến từ tỉnh Điện Biên. Vòng chung kết Hội thi diễn...

Nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa

Trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu, việc bảo tồn văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để duy trì bản sắc. Từ những nét văn hóa dân gian, nghệ thuật truyền thống cho đến các lễ hội và phong tục...

Khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc trong học sinh

Từ những điều giản dị Là một trong những trường trung tâm của xã Na Sang, huyện Mường Chà, năm học này, Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Na Sang có 474 học sinh theo học, trong đó 97% là con em dân tộc thiểu số. Mỗi em được sinh ra trong...

Bàn giao hệ thống tìm hiểu lịch sử Điện Biên Phủ

Điện Biên TV - Chiều 23/11, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Chương trình Bàn giao và tiếp nhận hành trình tham quan tìm hiểu lịch sử Điện Biên Phủ. Dự Chương trình có: Ngài Julien Guerrier, Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam; ngài Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam; ông Herve Conan, Giám đốc Cơ quan phát...

Na Sang giữ nghề dệt vải truyền thống

Với gần 200 hộ đồng bào dân tộc Lào sinh sống, trước đây, người Lào Na Sang chỉ dệt trang phục cho bản thân hoặc gia đình sử dụng. Vài năm trở lại đây, nhận thấy nghề dệt không chỉ là bản sắc mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất