Powered by Techcity

Để chính sách chi trả DVMTR ngày càng hiệu quả

Nhờ có chính sách chi trả DVMTR, người dân đã tích cực cùng chính quyền địa phương bảo vệ rừng. Trong ảnh: Người dân bản Hua Rốm, xã Nà Tấu, TP. Điện Biên Phủ cùng cán bộ, lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát rừng trên địa bàn.

Trong quá trình thực thi chính sách chi trả DVMTR, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách. Nhờ đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi chính sách đều có sự chủ động trong thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Đối với Nhà máy Thủy điện Thác Trắng, TP. Điện Biên Phủ khi sử dụng DVMTR phục vụ cho sản xuất, đơn vị luôn thực hiện nghiêm túc những quy định của chính sách. Dựa trên sản lượng điện sản xuất hằng năm, nhà máy đã đóng đầy đủ tiền phục vụ chi trả DVMTR theo đúng mức quy định của chính sách. Bởi lẽ sản lượng điện của nhà máy phụ thuộc vào lượng nước cung cấp cho nhà máy nên nhà máy phải có nghĩa vụ đầy đủ khi sử dụng dịch vụ.

Trao đổi về vấn đề này, ông Đoàn Văn Công, Trưởng ban Nghiệp vụ, Nhà máy Thủy điện Thác Trắng, TP. Điện Biên Phủ cho biết: “Hằng năm, nhà máy duy trì sản xuất điện nhờ nguồn cung cấp nước từ môi trường rừng. Khi Nhà nước có quy định về việc chi trả theo chính sách thì đơn vị cũng dựa trên tổng sản lượng điện sản xuất được và đối chiếu với định mức đóng theo quy định của chính sách ở mức 36 đồng/KWh để lập biểu tính tổng và đóng theo định kỳ. Để thực hiện nghĩa vụ của đơn vị sử dụng dịch vụ, chưa năm nào chúng tôi đóng chậm, muộn hay thiếu so với quy định”.

Lực lượng kiểm lâm huyện Điện Biên phối hợp với cơ quan chuyên môn xác minh diện tích biến động rừng để kịp thời chi trả tiền DVMTR theo đúng thực tế.

Để chính sách được triển khai đúng, đủ, kịp thời, phát huy được mục đích, ý nghĩa của chính sách, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thực thi chính sách đã cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong từng khâu. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh là đơn vị đầu mối giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức các hoạt động, nhiệm vụ liên quan đến việc chi trả tiền DVMTR. Quỹ đại diện cho bên cung ứng DVMTR ký hợp đồng với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng để tiếp nhận ủy thác tiền DVMTR hằng năm theo định kỳ. Trên cơ sở số tiền được tiếp nhận từ các đơn vị sử dụng dịch vụ, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chủ động tiến hành chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng. Để việc chi trả đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, nhiều cách làm cần thiết đã được Quỹ tiến hành theo quy định.

Ông Phan Anh Sơn, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh cho biết: Việc quản lý điều hành và thực hiện chi trả DVMTR được Quỹ dựa trên cơ sở xác định diện tích rừng hằng năm. Việc xác minh diện tích rừng để chi trả được coi là khâu quan trọng nhằm chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng. Vậy nên, đơn vị đã phối hợp với các Hạt Kiểm lâm và chính quyền xã cũng như các chủ rừng để nắm bắt các diện tích rừng có biến động hằng năm và tiến hành đo đạc, xác minh. Sau đó tổng hợp, thống nhất và lập biểu chi trả theo đúng thực tế. Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đảm bảo tính khách quan và chính xác cao, năm 2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã thực hiện thu đạt 100% kế hoạch; chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho chủ rừng năm 2022 đạt 99% kế hoạch, tạm ứng năm 2023 đạt 97% kế hoạch.

Cơ quan chức năng cùng lực lượng kiểm lâm rà soát diện tích rừng để thực hiện chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Mường Nhé.

Cùng với việc đảm bảo chi trả tiền DVMTR được đúng, đủ, kịp thời và minh bạch, những người thực thi chính sách còn giám sát việc sử dụng nguồn quỹ sau chi trả để nguồn tiền được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt là đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi sự chủ động của các chủ rừng, đặc biệt là sự vào cuộc của chính quyền địa phương nhằm theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn các chủ rừng trong việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR. Ông Lò Văn Tương, Phó Chủ tịch UBND xã Quài Cang, huyện Tuần Giáo chia sẻ: “Để người dân, cộng đồng sử dụng tiền DVMTR hiệu quả, chính quyền xã đã chỉ đạo các bản thành lập các tổ quản lý tiền và đăng kí mở tài khoản ở Ngân hàng CSXH huyện để Quỹ gửi tiền vào tài khoản. Sau đó, đại diện tổ quản lý sẽ rút tiền về rồi chia cho bà con hoặc phục vụ các hoạt động của bản. Để giám sát việc sử dụng tiền DVMTR của các bản, xã cũng chỉ đạo, phân công cán bộ địa chính, phối hợp với kiểm lâm địa bàn theo dõi giám sát việc sử dụng, chi tiêu thế nào. Nếu bản nào chi không đúng thì sẽ thu hồi về để thực hiện công việc khác”.

Lãnh đạo huyện Tủa Chùa nêu ra giải pháp giải quyết các vướng mắc, thủ tục liên quan nhằm đảm bảo điều kiện chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng.

Nhờ thực hiện tốt công tác quản lý và giám sát nguồn tiền DVMTR nên hầu hết các chủ rừng là cộng đồng trên địa bàn tỉnh đều lựa chọn trích một phần trong tổng số tiền nhận được hằng năm để phục vụ cho nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng; số tiền còn lại nếu nhiều thì chia đều cho từng hộ, nếu ít thì đưa vào quỹ thôn, bản để phục vụ lợi ích chung. Nhờ những cách làm hay và sáng tạo của các cộng đồng đã giúp cho chính sách chi trả DVMTR phát huy hiệu quả, người dân ngày càng gắn bó với rừng. Qua đó càng khẳng định tính đúng đắn của việc thực thi chính sách chi trả DVMTR theo đúng quy định để phát huy hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng; nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Nguồn

Cùng chủ đề

Để cán bộ thực sự là “công bộc của dân”

Đến trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Tả Phìn (huyện Tủa Chùa), chúng tôi rất thiện cảm với hình ảnh CBCC, nhất là ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả luôn vui vẻ và tận tình giải thích cho người dân về những vấn đề họ thắc mắc,...

Nâng cao ý thức, phòng tránh tai nạn điện

Vụ tai nạn điện đáng tiếc xảy ra vào khoảng 12 giờ, ngày 15/7, tại xã Ẳng Nưa (huyện Mường Ảng) khiến anh V.Đ.D (thị trấn Mường Ảng) tử vong như một hồi chuông cảnh báo về việc chấp hành an toàn điện trong nhân dân. Dù vị trí câu cá...

Gỡ “điểm nghẽn” trong thu hút đầu tư

Xác định môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng là yếu tố cốt lõi tạo niềm tin đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu...

Kịp thời chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân

Tham gia buổi tuần tra bảo vệ rừng với người dân bản Đoàn Kết, xã Chung Chải (huyện Mường Nhé), chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện về lợi ích cũng như việc sử dụng tiền DVMTR của bà con dân bản. Hiện nay, cộng đồng bản Đoàn Kết nhận khoán...

Cây dược liệu còn khó “đầu ra”

Với khoảng 70% diện tích đất tự nhiên là đất nông, lâm nghiệp và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, tỉnh Điện Biên có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây dược liệu, như sa nhân, thảo quả, sâm Ngọc Linh, quế… Thời gian qua,...

Cùng tác giả

Lễ hội Khinh khí cầu, một trong những sự kiện hiện thực hoá chủ đề Năm Du lịch quốc gia – Điện Biên 2024...

Ngày 16 tháng 8 năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch số 3634/KH-UBND tổ chức Lễ Chào cờ đặc biệt “Tự hào Việt Nam - Điện Biên Phủ” và Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024 “Bay lên Việt Nam! Tự hào 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện lần đầu tiên tổ chức tại tỉnh với nhiều hoạt động hấp dẫn, điểm nhấn đặc biệt.Theo đó, Lễ...

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực

Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong tháng 8 Chỉ số PMI tháng 8 của ngành sản xuất đạt 52,4 điểm, mặc dù giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm giữa quý III, trong đó có những điểm nhấn tích cực là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng...

Hang động Khó Chua La: Di sản thiên nhiên kỳ thú ở Điện Biên

  VOV.vn Nguồn: https://vov.vn/van-hoa/di-san/hang-dong-kho-chua-la-di-san-thien-nhien-ky-thu-o-dien-bien-post1122513.vov

Tỉnh Điện Biên tham gia Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024

Ngày 20/9, Khai mạc Festival Thu Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Thu Hà Nội – Mùa thu lịch sử” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lich tổ chức tại sân khấu khu vực đền bà Kiệu phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.Tham gian Festival Thu Hà Nội có trên 100 gian hàng được chia thành các...

Nhịp cầu nối cấp ủy, chính quyền với nhân dân

Đến nay, huyện Mường Nhé đã tổ chức rà soát, bầu chọn và công nhận 116 người có uy tín trong đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Nhìn chung, đội ngũ người uy tín đã được công nhận đều có thái độ, lập trường tư tưởng tốt, gương...

Cùng chuyên mục

TP. Điện Biên Phủ thiệt hại hơn 5 tỷ đồng do thiên tai

Điện Biên TV - Từ đầu năm đến nay, thiên tai, mưa lũ đã gây nhiều thiệt hại về nhà ở, lúa và hoa màu trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Tổng thiệt hại ước trên 5 tỷ đồng. Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố, thiên tai đã làm 47 ngôi nhà bị ảnh hưởng, di dời khẩn cấp 11 ngôi nhà do ảnh hưởng của...

Điện Biên cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

https://www.youtube.com/watch?v=quLD94W3qdA Điện Biên TV - Với mục tiêu đến năm 2025 đưa tỉnh Điện Biên phát triển nhanh và bền vững, từ những tiềm năng, lợi thế sẵn có về tài nguyên rừng, khoáng sản, năng lượng, du lịch... tỉnh Điện Biên đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút đầu tư để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Dự án Khách sạn Mường Thanh Luxury Điện Biên là công trình khách sạn thứ 2...

Đoàn đại biểu UBKT Đảng

Đoàn đại biểu đã đến thăm các mô hình phát triển kinh tế: Mô hình liên kết sản xuất lúa gạo chất lượng cao của Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp Thanh Yên; sản xuất cây rau màu an toàn của HTX Nông nghiệp tổng hợp Noong Luống; sản...

Giải pháp bền vững nào cho cây trồng Điện Biên?

https://www.youtube.com/watch?v=UsLfhIJuZzM Điện Biên TV - Được mùa mất giá, được giá mất mùa; trồng rồi lại chặt, chặt rồi lại trồng, cây trồng Điện Biên đang trong vòng luẩn quẩn này từ nhiều năm nay. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là đầu ra tiêu thụ nông sản không ổn định, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương và các ngành chức năng tỉnh Điện Biên cần phải có...

Thu hồi vốn tạm ứng để tăng hiệu quả đầu tư công

Nhiều dự án khó thu hồi Quá trình thực hiện nhiệm vụ tạm ứng và thu hồi tạm ứng, các cơ quan tài chính, kho bạc đã thường xuyên đôn đốc và phối hợp với chủ đầu tư trong thu hồi số dư các dự án tạm ứng theo quy định. Tuy...

Kiểm soát thị trường Tết Trung thu

Khảo sát trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ, tại các tuyến đường Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Nguyễn Hữu Thọ và cửa hàng kinh doanh tại các chợ, hệ thống cửa hàng tiện lợi Winmart; siêu thị Tâm Đỏ, Hoa Ba… đã bày bán phong phú nhiều loại bánh trung...

Khắc phục hậu quả mưa lũ, khôi phục sản xuất kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Điện Biên có các đồng chí: Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh. Theo báo cáo tại hội...

Trầm lắng thị trường đồ chơi trẻ em dịp tết Trung thu

Điện Biên TV - Tết Trung thu đang đến rất gần, vì vậy, thời điểm này, các mặt hàng đồ chơi và quà tặng dành cho trẻ em được bày bán rất phong phú, đa dạng với nhiều sản phẩm từ truyền thống đến hiện đại. Tuy nhiên, theo ghi nhận thị trường mặt hàng này năm nay không quá sôi động, sức mua thấp. Những ngày này, tại thành phố Điện Biên Phủ, các cửa hàng bán đồ chơi...

Thi công 3 ca đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm

Đồng chí Lê Thành Đô đã kiểm tra thực địa tiến độ thực hiện gói thầu số 4, 5 của Dự án Đường động lực; Dự án đầu tư xây dựng khu, điểm tái định cư Khu trung tâm chính trị hành chính tỉnh Điện Biên; Dự án ổn định dân...

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm của tỉnh

https://www.youtube.com/watch?v=AuqS-DbsT-A Điện Biên TV - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm, hiện nay các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu thi công đang nỗ lực khắc phục khó khăn, triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra. Dự án Sửa chữa, chỉnh trang đường Trường Chinh, phục vụ các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất