Powered by Techcity

Làng quê mới trên đất nông trường

Ông Phạm Hải Dương mở thêm dịch vụ máy xay xát để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Ngược dòng lịch sử, bốn năm sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, theo quyết định của Bộ Tổng tham mưu, ngày 8/5/1958, Trung đoàn 176 đã tổ chức Lễ ra mắt Nông trường Quân đội Điện Biên gồm 1.954 cán bộ, chiến sĩ. Mỗi đại đội của Trung đoàn là một đơn vị sản xuất của Nông trường được bố trí xen kẽ với các xã, bản khu vực lòng chảo Điện Biên và 2 đại đội được bố trí ở khu vực Mường Ảng, các đơn vị sản xuất của Nông trường vẫn gọi là C. Nông trường có nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, vừa phá dỡ bom mìn, khai hoang, cải tạo đồng ruộng để phát triển sản xuất, đồng thời hướng dẫn đồng bào các dân tộc phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Đến năm 1960, Nông trường được chính thức đổi tên thành Nông trường Quốc doanh Điện Biên. Với khẩu hiệu “Lấy Tây Bắc làm quê hương, lấy Nông trường làm gia đình”, những chiến sĩ Điện Biên trở lại chiến trường cùng lực lượng thanh niên xung phong tham gia vào Nông trường Điện Biên, bước vào trận chiến mới: khắc phục chiến tranh, khôi phục sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

Dẫn chúng tôi dạo một vòng quanh thôn, trên con đường bê tông trải dài cạnh cánh đồng xanh mơn mởn, bà Lê Thị Phương, Bí thư Chi bộ thôn C9, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) cho biết: Ở thôn C9 hầu hết là những chiến sĩ tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp ở lại, đưa vợ con từ dưới xuôi lên sinh sống và xây dựng nông trường. Khi chuyển sang nông trường, các bác trồng lúa, rau màu, rồi đến những lớp con cháu chúng tôi kế tiếp cũng phát huy tinh thần của thế hệ trước, cùng nhau xây dựng thôn C9 ngày một tốt đẹp hơn. Nhân dân trong thôn đoàn kết thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước ổn định cuộc sống, nhiều hộ gia đình khá giả, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, giao thông nông thôn được bê tông hóa, nhà cửa được đầu tư xây dựng khang trang.

Chiến sĩ Điện Biên Hoàng Văn Khá kể lại quá trình xây dựng Nông trường Quốc doanh Điện Biên với con cháu.

Là người lính từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, sau chiến thắng, chiến sĩ Điện Biên Hoàng Văn Khá (sinh năm 1932), cùng vợ con ở lại xây dựng Nông trường, lái máy kéo, máy cày, cải tạo đồng ruộng để phát triển sản xuất. Chiến sĩ Điện Biên Hoàng Văn Khá chia sẻ: Ngày ấy, tôi là chiến sĩ thuộc Đại đoàn 316, tham gia công tác hậu cần, phục vụ chiến trường. Sau khi quân đội ta giành chiến thắng, tôi ở lại C9 xây dựng nông trường. Lúc chúng tôi bắt đầu xây dựng, ở đây toàn là bãi lầy, đi lại khó khăn, phải dùng máy san ủi bằng để có đường đi lại. Giờ đây, thôn thay đổi nhiều rồi, nhà cửa khang trang, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, có nhà văn hóa để bà con tham gia tập luyện thể dục thể thao, văn nghệ, sinh hoạt. Đó là những thay đổi mà trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ tới.

Ông Hoàng Văn Đồng, Con trai chiến sĩ Điện Biên Hoàng Văn Khá, thôn C9, xã Thanh Xương chia sẻ: Chúng tôi tự hào khi có bố tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ và xây dựng nông trường. Tuy năm nay, ông đã 95 tuổi, nhưng vẫn còn minh mẫn, kể chuyện chiến đấu, xây dựng nông trường cho thế hệ con cháu chúng tôi nghe, học tập. Ông luôn căn dặn chúng tôi phải tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Không chỉ phát triển kinh tế, tôi còn tham gia vào công việc của thôn như làm Trưởng thôn C9 từ năm 2006 – 2013, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh. Bản thân tôi sinh ra và lớn lên tại đây nên thấy được sự thay đổi rõ rệt của thôn, đường xá được bê tông hóa tận ngõ của từng nhà gia đình, đời sống vật chất và tinh thần của người dân có nhiều khởi sắc.

Các trục đường chính, đường liên thôn C9 được bê tông hóa.

Thôn C9, xã Thanh Xương có 141 hộ, hơn 500 nhân khẩu. Đến với thôn C9 hôm nay là hình ảnh làng quê trù phú, không có hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/năm, 100% đường trong thôn đã được bê tông hóa, có hệ thống đèn đường chiếu sáng, cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp, an ninh trật tự luôn được đảm bảo, không có tình trạng trộm cắp vặt. Năm 2020, thôn C9 được UBND huyện Điện Biên ban hành quyết định công nhận thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Nhân dân trong thôn đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư, vươn lên là hộ sản xuất kinh doanh giỏi của xã. Điển hình như gia đình ông Phạm Hải Dương, bên cạnh việc canh tác ruộng lúa, ông còn mở thêm dịch vụ máy xay xát và chăn nuôi gia cầm.

Ông Phạm Hải Dương, thôn C9, xã Thanh Xương cho biết: Bố tôi nguyên là chiến sĩ Điện Biên, tham gia trận đánh đồi A1 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và cũng từng là Bí thư Chi bộ thôn C9. Tôi luôn được bố căn dặn, phải phát huy truyền thống của con em cán bộ nông trường, cố gắng phấn đấu xây dựng quê hương. Vì vậy, sau khi nghỉ hưu, tôi mở thêm dịch vụ máy xay xát, kết hợp với trồng 3.000m2 lúa và rau màu, nuôi gà, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Trong xây dựng thôn, bản kiểu mẫu, gia đình tôi luôn tiên phong, gương mẫu, đi đầu, đóng góp công, góp của để xây dựng thôn. 

Thôn C9 ngày nay.

C9 ngày nay đã thay da đổi thịt, đời sống của người dân được cải thiện rõ nét từ vật chất đến tinh thần. Sự thay đổi đó là bởi sự đoàn kết, gắn bó của nhân dân trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng một C9 ngày một giàu đẹp.

Nguồn

Cùng chủ đề

Tủa Chùa cần chú trọng phát triển du lịch, nông lâm nghiệp

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tủa Chùa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng; nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đại hội đề ra. Nổi bật như: Tổng sản lượng lương thực...

Đổi thay Mường Pồn

Quá khứ hào hùng Ngược dòng lịch sử, ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ. Đồng thời, điều binh đoàn cơ động số 2 tăng cường cho thượng Lào và rút đơn vị ở Lai Châu về tăng cường cho Điện Biên Phủ. Thời điểm này, Trung đoàn...

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Tủa Thàng

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, xã Tủa Thàng là nơi nuôi giấu cán bộ Việt Minh và là căn cứ cách mạng đầu tiên của huyện Tủa Chùa. Trong thời kỳ đó, nơi đây đã có hàng nghìn người dân tình nguyện trở thành liên lạc, dẫn đường cho...

Để mỗi lời nói, hành động được dân nghe, dân tin

  Gần gũi, bình dị, gương mẫu trong từng lời nói và hành động là những điều mà người dân tổ dân phố 1, thị trấn Mường Chà (huyện Mường Chà) nói về đảng viên Khoàng Văn Hặc. Vốn là người lính, trở về với cuộc sống đời thường, ông Khoàng...

Bao giờ lạc nghiệp ở dự án an cư?

Bài 1: Ổn cư vùng đất mới Chuyển về vùng đất mới, cuộc sống của đồng bào các dân tộc thuộc Đề án 79 đã dần ổn canh, ổn cư. Có nơi ở ổn định, người dân không còn khăn gói, bầu đàn thê tử mải miết nay đây mai đó...

Cùng tác giả

Tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hoá cơ sở, xây dựng quy...

Trong 04 ngày, từ ngày 16-17/9 và 19-20/9 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Him Lam, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hoá cơ sở, xây dựng quy ước và công tác gia đình, năm 2024. Đồng chí Đoàn Văn Chì Phó giám đốc Sở phát biểu khai mạc tại Hội nghị tập huấn Theo đó, lớp thứ nhất được...

Duy trì, phát triển thể thao truyền thống

Nhằm duy trì, phát triển các môn thể thao truyền thống trên địa bàn, các cấp, ngành, địa phương luôn lồng ghép vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao được tổ chức vào các dịp lễ, tết, liên hoan, ngày hội, giao lưu… Thông qua đó, đã góp phần giới thiệu, bảo tồn các môn thể thao dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào thể dục thể thao quần chúng, từng bước nâng cao đời...

Điện Biên Đông phổ biến quán triệt các văn bản mới của Đảng

Nội dung được phổ biến, quán triệt gồm: Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; Kết luận số 83 ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương,...

Festival thu Hà Nội rút gọn quy mô nhưng vẫn hấp dẫn

Nhiều nội dung thay đổi Festival thu Hà Nội lần thứ 2 - năm 2024 có chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử” là một trong những hoạt động, sự kiện tiêu biểu của thành phố hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -...

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kiểm tra, đánh giá chất lượng hướng dẫn viên năm 2024

Nhằm kiểm tra, đánh giá toàn diện về kiến thức, phương pháp, kỹ năng nghiệp vụ của hướng dẫn viên để nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới. Trong 2 ngày, ngày 17 và ngày 18/9, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã tiến hành tổ chức Kiểm tra, đánh giá chất lượng hướng dẫn viên năm 2024.Tham dự buổi kiểm tra có: Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp -...

Cùng chuyên mục

Tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hoá cơ sở, xây dựng quy...

Trong 04 ngày, từ ngày 16-17/9 và 19-20/9 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Him Lam, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hoá cơ sở, xây dựng quy ước và công tác gia đình, năm 2024. Đồng chí Đoàn Văn Chì Phó giám đốc Sở phát biểu khai mạc tại Hội nghị tập huấn Theo đó, lớp thứ nhất được...

Duy trì, phát triển thể thao truyền thống

Nhằm duy trì, phát triển các môn thể thao truyền thống trên địa bàn, các cấp, ngành, địa phương luôn lồng ghép vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao được tổ chức vào các dịp lễ, tết, liên hoan, ngày hội, giao lưu… Thông qua đó, đã góp phần giới thiệu, bảo tồn các môn thể thao dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào thể dục thể thao quần chúng, từng bước nâng cao đời...

Điện Biên Đông phổ biến quán triệt các văn bản mới của Đảng

Nội dung được phổ biến, quán triệt gồm: Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; Kết luận số 83 ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương,...

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kiểm tra, đánh giá chất lượng hướng dẫn viên năm 2024

Nhằm kiểm tra, đánh giá toàn diện về kiến thức, phương pháp, kỹ năng nghiệp vụ của hướng dẫn viên để nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới. Trong 2 ngày, ngày 17 và ngày 18/9, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã tiến hành tổ chức Kiểm tra, đánh giá chất lượng hướng dẫn viên năm 2024.Tham dự buổi kiểm tra có: Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp -...

Giải vô địch Karate quốc gia lần thứ XXXIII năm 2024 sẽ diễn ra tại Điện Biên

Theo đó, Giải vô địch Karate quốc gia lần thứ XXXIII năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 13 - 22/10/2024 tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Điện Biên.Giải vô địch Karate quốc gia lần thứ XXXIII năm 2024 với sự tham gia thi đấu khoảng hơn 500 vận động viên đến từ các đội tuyển Karate của các tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc. Các hoạt động trong khuôn khổ Giải: Chương trình dâng hương Đền thờ...

Lễ hội Khinh khí cầu, một trong những sự kiện hiện thực hoá chủ đề Năm Du lịch quốc gia – Điện Biên 2024...

Ngày 16 tháng 8 năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch số 3634/KH-UBND tổ chức Lễ Chào cờ đặc biệt “Tự hào Việt Nam - Điện Biên Phủ” và Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024 “Bay lên Việt Nam! Tự hào 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện lần đầu tiên tổ chức tại tỉnh với nhiều hoạt động hấp dẫn, điểm nhấn đặc biệt.Theo đó, Lễ...

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực

Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong tháng 8 Chỉ số PMI tháng 8 của ngành sản xuất đạt 52,4 điểm, mặc dù giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm giữa quý III, trong đó có những điểm nhấn tích cực là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng...

Hang động Khó Chua La: Di sản thiên nhiên kỳ thú ở Điện Biên

  VOV.vn Nguồn: https://vov.vn/van-hoa/di-san/hang-dong-kho-chua-la-di-san-thien-nhien-ky-thu-o-dien-bien-post1122513.vov

Tỉnh Điện Biên tham gia Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024

Ngày 20/9, Khai mạc Festival Thu Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Thu Hà Nội – Mùa thu lịch sử” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lich tổ chức tại sân khấu khu vực đền bà Kiệu phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.Tham gian Festival Thu Hà Nội có trên 100 gian hàng được chia thành các...

Nhịp cầu nối cấp ủy, chính quyền với nhân dân

Đến nay, huyện Mường Nhé đã tổ chức rà soát, bầu chọn và công nhận 116 người có uy tín trong đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Nhìn chung, đội ngũ người uy tín đã được công nhận đều có thái độ, lập trường tư tưởng tốt, gương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất