Powered by Techcity

Xã hội hóa – giải pháp hiệu quả xây dựng nhà văn hóa bản ở Điện Biên Đông

Bài 1: Trong cái khó… “ló sáng kiến”

Nhiều bản trên địa bàn huyện Điện Biên Đông chưa được đầu tư xây dựng nhà văn hóa bản dẫn đến khó khăn trong khâu tổ chức; hiệu quả các hoạt động văn hóa văn nghệ, học tập, sinh hoạt cộng đồng hạn chế.

Nhà văn hóa “trưởng bản”

Đầu năm 2020, huyện Điện Biên Đông mới có 112/198 bản, tổ dân cư có nhà văn hóa. Việc thiếu nhà văn hóa khiến công tác tổ chức các hoạt động cộng đồng gặp nhiều khó khăn.

Đến bản Na Lại (xã Luân Giói), Trưởng bản Lò Văn Dung giới thiệu cho chúng tôi “hội trường bản Na Lại”. Tay ông Dung chỉ vào gian phòng khách nhỏ chừng 30m2, với một bộ bàn ghế, ti vi, kệ tủ cũ. Từ nhiều năm nay, phòng khách của gia đình ông Dung được xem là “nhà văn hóa” – nơi diễn ra phần lớn các hoạt động của bản Na Lại.

Không gian nhỏ hẹp, sức chứa ít, nhiều lần có việc chung của bản, ông Dung chỉ có thể thông báo, mời đại diện các hộ dân. Ông Dung tận dụng hết mọi loại ghế trong nhà, mượn thêm nhà hàng xóm nhưng vẫn phải trải thêm 2 chiếc chiếu nhựa khổ to để mọi người ngồi dự.

Ông Lò Văn Dung cho biết: “Bản chưa có nhà văn hóa nên mọi hoạt động từ họp bản; họp chi bộ; triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tập luyện văn nghệ đến các cuộc sơ kết, tổng kết và liên hoan… đều được tổ chức tại nhà trưởng bản. Bản có 55 hộ dân, nhiều hoạt động có cả trăm người tham gia trong khi điều kiện, cơ sở vật chất của gia đình không đủ đáp ứng, quả thật tổ chức hoạt động gặp rất nhiều khó khăn, từ đó hiệu quả một số hoạt động rất hạn chế”.

Người dân bản Na Lại đồng lòng, góp sức xây dựng nhà văn hóa bản.

Ông Lò Văn Dũng, người dân bản Na Lại cho biết: Nhiều cuộc họp có nội dung liên quan đến quyền lợi trực tiếp của mỗi người dân song bản chỉ mời đại diện. Mà không phải ai cũng có khả năng truyền đạt lại đầy đủ cho các thành viên trong gia đình. Một số nội dung người dân không được nghe trực tiếp nên khi thực hiện gặp khó khăn, lúng túng. Đơn cử như, các nội dung về chủ trương, chính sách trồng cây mắc ca; giao đất, giao rừng; triển khai làm căn cước công dân, định danh điện tử, chuyển đổi số… Hoặc như một số hoạt động mang tính cộng đồng như Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân, người dân thiếu nơi tổ chức, sinh hoạt nên các hoạt động chưa được tổ chức bài bản, đầy đủ.

Không riêng các bản vùng cao, điều kiện khó khăn mà ngay cả những bản nằm ngay trung tâm các xã, thị trấn cũng chưa được đầu tư xây dựng nhà văn hóa.

Pá Nậm – bản trung tâm xã Chiềng Sơ có 95 hộ dân, 451 nhân khẩu, 100% người dân tộc Thái. Số hộ, số khẩu nhiều nhưng mỗi lần tổ chức họp bản hoặc các hoạt động văn hóa, văn nghệ, cả bản lại tập trung ở nhà trưởng bản. Không có chỗ sinh hoạt nên hiệu quả các hoạt động chỉ đạt mức trung bình.

Là bản trung tâm xã Chiềng Sơ nhưng nhiều năm bản Pá Nậm chưa được đầu tư xây dựng nhà văn hóa bản. Trong ảnh: Một góc trung tâm bản Pá Nậm.

Ông Lò Văn Thỏa, Trưởng bản Pá Nậm cho biết: Các hoạt động có tính chất hội nghị, hội họp đều tổ chức tại nhà trưởng bản. Nhiều cuộc phải tổ chức dưới gầm sàn và sân nhà do số người tham gia quá đông. Bản phải huy động người dân đóng góp để mua sắm một số thiết bị cần thiết. Gia đình cũng bỏ tiền ra để mua ghế nhựa phục vụ bà con đến dự hội họp. Đối với hoạt động văn hóa, văn nghệ, ngày hội đại đoàn kết có quy mô cả bản thì lại phải tổ chức nhờ ở trường học hoặc nhà văn hóa xã Chiềng Sơ. Mỗi lần như thế đều phải di chuyển, vận chuyển các thứ rất khó khăn.

Quyết tâm giải “bài toán” khó

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, người dân các bản, tổ dân cư rất mong muốn được đầu tư xây dựng nhà văn hóa. Tuy nhiên, để xây dựng nhà văn hóa, huyện Điện Biên Đông phải đối mặt với khó khăn rất lớn, đó là thiếu quỹ đất và nguồn kinh phí. Ước tính kinh phí đầu tư xây dựng 1 nhà văn hóa bản khoảng 150 – 200 triệu đồng. Với 86 bản chưa có nhà văn hóa, tổng kinh phí phải đầu tư khoảng gần 20 tỷ đồng. Đây quả là “hòn đá tảng” mà Điện Biên Đông rất khó vượt qua. Trước thực trạng đó, huyện Điện Biên Đông thống nhất giải pháp xã hội hóa nguồn lực để xây dựng nhà văn hóa bản.

Từ năm 2018, một số xã đã tiên phong đăng ký xây dựng 1 – 2 nhà văn hóa bản/năm. UBND các xã huy động các doanh nghiệp có dự án triển khai thi công trên địa bàn; kêu gọi sự hỗ trợ của các phòng, ban và vận động các nhà hảo tâm. Tuy nhiên, cách làm này chưa thực sự phát huy hiệu quả, không tạo thành phong trào thi đua. Giai đoạn 2018 – 2020, toàn huyện chỉ xây dựng thêm được 3 – 4 nhà văn hóa bản/năm; tiến độ chương trình rất chậm.

Ông Nguyễn Văn Tăng, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên Đông cho biết: Nhận thấy những hạn chế trong cách thức triển khai của chính quyền cấp xã, UBND huyện đã nghiên cứu cách làm mới. Đối với quỹ đất, UBND huyện đề nghị các xã, bản, tổ dân cư tuyên truyền, vận động người dân hiến đất. Đối với kinh phí, UBND huyện Điện Biên Đông thống nhất sử dụng nguồn kinh phí từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để đầu tư, xây dựng nhà văn hóa. Sau đó, UBND huyện trình và nhận được sự đồng ý của Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy về chủ trương sử dụng nguồn kinh phí. Đồng thời, Huyện ủy đưa nội dung xóa bản “trắng” nhà văn hóa là một trong những chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.

Có được “hành lang pháp lý”, năm 2021, huyện Điện Biên Đông đưa nội dung xã hội hóa nhà văn hóa bản vào chỉ tiêu giao hàng năm đối với các xã, thị trấn. UBND huyện giao chi tiêu xã hội hóa kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa bản đối với 8 cơ quan, phòng, ban của huyện, với mức tối thiểu 2 nhà văn hóa/đơn vị/năm. Đồng thời kêu gọi, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên từ cấp huyện đến xã gương mẫu ủng hộ kinh phí, góp sức xây dựng nhà văn hóa bản.

Kế hoạch xây dựng cụ thể song khi triển khai xuống cơ sở cũng gặp không ít khó khăn. Bà Lò Thị Quyên, Chủ tịch UBND xã Luân Giói cho biết: Mới đầu người dân không đồng ý hiến đất và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng để xây dựng nhà văn hóa. Trước tình hình đó, xã Luân Giói đã tập trung tuyên truyền, vận động người dân. Mỗi bản tổ chức hàng chục cuộc họp, hội nghị từ tuyên truyền tập trung đến vận động cá nhân. Dần dần, bà con hiểu ra nhà văn hóa bản mang lại nhiều lợi ích, từ đó 100% bản đồng thuận hiến đất, góp kinh phí, ngày công xây dựng.

Nhà văn hóa bản Na Lại khởi công tháng 8/2023, khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 1/2024.

Ông Lò Văn Yêm, Bí thư Chi bộ bản Na Lại, xã Luân Giói chia sẻ: Những cuộc họp đầu tiên, người dân phản đối chủ trương do huyện đề ra. Chi bộ bản tổ chức họp, phân công nhiệm vụ cho từng đảng viên tuyên truyền đến từng hộ, phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của đảng viên. Theo đó, trưởng bản tình nguyện hiến hơn 200m2 đất ruộng; các đảng viên góp thêm 400.000 đồng/hộ để xây dựng nhà văn hóa. Học tập theo, 100% hộ dân đều đồng thuận, chung tay xây dựng nhà văn hóa bản.

 Bài 2: Toàn dân đoàn kết xây nhà văn hóa bản

Nguồn

Cùng chủ đề

Đối thoại, tiếp dân – chất keo gắn kết lòng tin của Nhân dân với cấp ủy, chính quyền

Bài 1: Dự án chậm tiến độ và cuộc gặp của Bí thư Tỉnh ủy Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sau nhiều thời gian chờ đợi, Dự án Xây dựng hoàn trả hạ tầng kỹ thuật đoạn đường tránh sân bay nối từ đường đi xã Thanh Hưng và xã...

Đổi thay Mường Pồn

Quá khứ hào hùng Ngược dòng lịch sử, ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ. Đồng thời, điều binh đoàn cơ động số 2 tăng cường cho thượng Lào và rút đơn vị ở Lai Châu về tăng cường cho Điện Biên Phủ. Thời điểm này, Trung đoàn...

Để thuận lợi triển khai các dự án trồng mắc ca

Huyện Điện Biên Đông có 4 dự án trồng cây mắc ca do 3 nhà đầu tư thực hiện với tổng quy mô trên 24.200ha. Đến nay, toàn huyện đã thực hiện trồng được 1.050ha cây mắc ca. Dự án trồng cây mắc ca công nghệ cao của Công ty...

Phản bác kịp thời các quan điểm sai trái, thù địch

Với đặc thù là tỉnh miền núi, tỉnh duy nhất có biên giới tiếp giáp 2 nước: Lào, Trung Quốc với tổng chiều dài 455,573km, đời sống và nhận thức của một bộ phận người dân về pháp luật còn hạn chế. Đây là một trong những yếu tố tiềm...

Quảng Ninh chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa

Nhằm đưa văn hóa trở thành động lực, mục tiêu của sự phát triển kinh tế-xã hội, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 9-3-2018 “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”. Theo đó,...

Cùng tác giả

Vàng trong nước có tiếp tục “lao dốc”?

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền Bắc –...

VPUB – Ngành Y tế tổng kết năm 2024 và đề ra nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2025

VPUB - Ngành Y tế tổng kết năm 2024 và đề ra nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2025 Dienbien.gov.vn - Sáng 24/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác y tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp cho năm 2025. Hội nghị có sự tham dự và chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Tại điểm cầu Điện Biên, đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên...

Phối hợp thực hiện tốt thông tin, tuyên truyền, xuất bản sách về Điện Biên

Điện Biên TV - Sáng 21/12, Tỉnh ủy Điện Biên phối hợp Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa tỉnh Điện Biên và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giai đoạn 2023 - 2025. Đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Vũ Trọng Lâm, Giám đốc,...

VPUB – Biểu dương, khen thưởng 38 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách...

Dienbien.gov.vn - Sáng 24/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024. Chủ trì hội nghị đồng chí Trần Quốc Cường - Bí thư Tỉnh ủy. Dự hội nghị có đồng chí Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.Đồng chí Lê Thành Đô - Chủ tịch UBND...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 ngành Nội vụ

Điện Biên TV - Sáng 21/12, tại Hà nội, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. Tại điểm cầu Điện Biên, dự hội nghị có đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo 1 số sở, ngành...

Cùng chuyên mục

Chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được bình chọn...

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chính thức công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024, trong đó có chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.Năm 2024, tỉnh Điện Biên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch chào mừng kỷ niệm...

Lễ bế mạc Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên 2024

Điện Biên TV - Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức: Lễ bế mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Hồ Đức Phớc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du...

Tổng kết Năm Du lịch quốc gia – Điện Biên 2024

Điện Biên TV - Chiều 22/12, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức: Hội nghị tổng kết Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự hội nghị có đồng chí Hồ Đức Phớc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. Dự Hội nghị về phía tỉnh Điện Biên...

Đại hội thành lập Hội Văn hóa dân tộc Thái

Điện Biên TV - Chiều 12/12, Hội Văn hóa dân tộc Thái đã tổ chức Đại hội thành lập Hội Văn hóa dân tộc Thái tỉnh Điện Biên lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2029. Đại hội thành lập Hội Văn hóa dân tộc Thái tỉnh Điện Biên lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2029. Hội Văn hóa dân tộc Thái tỉnh Điện Biên được thành lập theo Quyết định số 1788 của UBND tỉnh. Hội hiện có hơn 100 thành viên, tham...

Khánh thành công trình nhà sàn đồng bào Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Điện Biên TV - Sáng 22/12, tại công viên đường Võ Nguyên Giáp, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Thủ Đức và huyện Điện Biên Đông đã phối hợp tổ chức lễ khánh thành công trình nhà sàn đồng bào Điện Biên do huyện Điện Biên Đông trao tặng. Dự chương trình có đồng chí Lò Thị Minh Phượng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Công trình...

Tổng duyệt Lễ bế mạc Năm du lịch quốc gia – Điện Biên 2024

Điện Biên TV - Tối 21/12, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tổng duyệt Lễ bế mạc Năm du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự buổi tổng duyệt có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ...

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tham quan di tích lịch sử

Điện Biên TV - Chiều 12/12, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước, Uỷ viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm trưởng đoàn đã đến thăm quan một số di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Điện...

Về cực Tây ăn Tết cổ truyền của dân tộc Hà Nhì

Khụ Sự Chà là Tết cổ truyền mang đặc trưng văn hóa của dân tộc Hà Nhì ở cực Tây Tổ quốc thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Tết cổ truyền Khụ Sự Chà mang nhiều nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Hà Nhì ở cực Tây Tổ quốc. Ảnh: Văn Thành Chương Trong cộng đồng 19 dân tộc tại Điện Biên, dân tộc Hà Nhì có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú và còn được gìn giữ khá nguyên...

Giao lưu văn nghệ “Điện Biên – Bản hùng ca thế kỷ”

Điện Biên TV - Tối 27/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ “Điện Biên - Bản hùng ca thế kỷ”. Chương trình giao lưu văn nghệ “Điện Biên - Bản hùng ca thế kỷ”. Dự chương trình văn nghệ có đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí...

Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt

Cụ thể, 6 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt này gồm: 1- Di tích kiến trúc nghệ thuật Quần thể di tích đình, đền, chùa Tiên Lục (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). 2- Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Đình Bảng (thành phố Từ Sơn,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất