Powered by Techcity

Sản xuất xanh – sạch – chất lượng

Mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tại các xã vùng lòng chảo Điện Biên.

Sản xuất lúa 2 vụ tiếp tục cho thấy sự chuyển biến rõ về nhận thức, thay đổi tập quán canh tác lâu đời của người nông dân. Nhiều địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đã nâng cao về nhận thức cho nông dân trong việc giảm lượng giống gieo sạ, quản lý dịch hại IPM, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo “4 đúng”, giảm lượng phân bón vô cơ, thực hiện “3 giảm 3 tăng”, cơ giới hóa sản xuất… Những giải pháp, quy trình kỹ thuật đồng bộ này đã mang lại nhiều lợi ích, giúp giảm chi phí sản xuất và giảm ô nhiễm môi trường.

Huyện Điện Biên có diện tích sản xuất lúa 2 vụ lớn nhất tỉnh Điện Biên, bình quân đạt trên 4.500ha/vụ.

Ông Chu Văn Bách, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên cho biết: Những năm qua, huyện chú trọng sử dụng các loại giống lúa có năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh, thích nghi với biến đổi khí hậu. Đồng thời, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất. Hiện nay, toàn huyện đã cơ bản áp dụng cơ giới hóa trong cả 3 khâu: Làm đất, gieo cấy và thu hoạch. Đến năm 2025, huyện Điện Biên hướng đến việc áp dụng cơ giới hóa trong việc chăm sóc lúa, phun thuốc bảo vệ thực vật.

Huyện Điện Biên cũng quan tâm thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực, nhận thức của người dân như: Tập huấn về quản lý sức khỏe cây trồng (IPHM), tập huấn nâng cao năng lực chính quyền cấp xã trong công tác quản lý buôn bán, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, HTX liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo. Nhờ đó, sản phẩm lúa gạo của huyện Điện Biên từng bước nâng cao về chất lượng và giá trị sản phẩm trên thị trường.

Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu sản xuất lúa trên cánh đồng Mường Thanh.

Không chỉ riêng sản xuất lúa gạo, tỉnh Điện Biên cũng đã có nhiều chuyển biến trong lĩnh vực trồng trọt hướng tới sản xuất an toàn và thân thiện môi trường. Hiện nay, toàn tỉnh có 23 chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm nông nghiệp an toàn. Các chuỗi đều xây dựng thành công mối liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh với các hộ dân. Các sản phẩm có chất lượng, bao bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, một số sản phẩm có vùng nguyên liệu được hỗ trợ chứng nhận hữu cơ. Điển hình như: Mô hình trồng cây ăn quả của Công ty TNHH cara farm Việt Nam tại huyện Điện Biên; vùng nguyên liệu các sản phẩm chè của Công ty TNHH Trà Phan Nhất tại xã Xuân Lao (huyện Mường Ảng); sản phẩm chè cây cao Tủa Chùa.

Bắt đầu triển khai mô hình trồng cây ăn quả từ năm 2014. Đến nay, Công ty TNHH cara farm Việt Nam đã sở hữu vườn cây ăn quả với diện tích 3,5ha, trong đó: 2ha cam; 1ha bưởi; 0,5ha chuối. Ngay từ những ngày đầu thực hiện mô hình, Công ty đã định hướng sản xuất theo phương pháp hữu cơ, phát triển sản phẩm ngon, sạch và thân thiện với môi trường. Sau 8 năm thực hiện, tháng 10/2022, mô hình được cấp chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Công nhân Công ty TNHH cara farm Việt Nam chăm sóc cây ăn quả theo hướng hữu cơ.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Giám đốc Công ty TNHH cara farm Việt Nam cho biết: Ngay từ đầu, tôi đã lựa chọn 2 giống cây chủ lực để thực hiện mô hình, đó là: Cây cam Cara có xuất xứ từ nước Úc và cây bưởi da xanh xuất xứ từ tỉnh Bến Tre. Bưởi da xanh và cam Cara ruột đỏ là những loại quả quý, có hàm lượng vitamin cao tốt cho sức khỏe, đồng thời đây là 2 loại có có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu, thổ những của tỉnh Điện Biên rất phù hợp, chưa bị ô nhiễm bởi khói bụi, rác thải thích hợp với hình thức canh tác hữu cơ. Đặc biệt là, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn là một lợi thế cực lớn, là điều kiện lý tưởng để phát triển các loại cây ăn quả có múi. Sản phẩm sẽ có mùi vị, chất lượng riêng biệt, chỉ ở Điện Biên mới có.

Khi lựa chọn được cây giống, vùng trồng lý tưởng, Công ty TNHH cara farm Việt Nam đặc biệt chú trọng cách thức triển khai trồng, chăm sóc. Nhất là việc nói không với việc lạm dụng sử dụng thuốc diệt, trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng mà thay vào đó là phương thức hữu cơ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự chuyển hóa khép kín của vườn cây, tạo hệ sinh thái cân bằng ngay trong khu vườn, từ đó cho ra những sản phẩm đảm bảo sạch, chất lượng cao. Sản xuất hữu cơ cho năng suất, sản lượng thấp hơn hoặc xấp xỉ bằng so với hình thức sản xuất truyền thống song bù lại giá trị sản phẩm, giá bán sản phẩm ra thị trường cao hơn. Hiện nay, giá bán sản phẩm Bưởi da xanh 70k/kg, cam Cara 90k-120k/kg. Sản phẩm thu hoạch đến đâu bán hết đến đấy. Thị trường sản phẩm không còn bó hẹp trong tỉnh Điện Biên mà đã phát triển rộng ra các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước. Hiện nay, công ty đang có định hướng mở rộng quy mô mô hình lên 4,5ha.

Trong chăn nuôi, việc xử lý chất thải, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp… bằng cách xây dựng kinh tế tuần hoàn đang được áp dụng với những quy mô khác nhau. Tỉnh Điện Biên đã và đang phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, chăn nuôi nông hộ theo hướng hữu cơ và chuyên môn hóa.

Các trang trại quy mô vừa và nhỏ đều có biện pháp thu gom, xử lý chất thải.

Đến nay, toàn tỉnh có 2 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt các tiêu chí về kinh tế trang trại. Bên cạnh đó, các huyện tiếp tục mở rộng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường. Nông hộ, cơ sở chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường trong chăn nuôi. Đến nay, có 2 trang trại quy mô lớn có báo cáo đánh giá tác động môi trường và có hệ thống xử lý chất thải; các trang trại quy mô vừa và nhỏ đều có biện pháp thu gom, xử lý chất thải; có khoảng 4.900 hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp xử lý chất thải (thu gom, ủ phân, làm hầm Biogas, sử dụng đệm lót sinh học). Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số liên kết trong chăn nuôi lợn tiêu chuẩn VietGAP với quy mô khoảng 1.200 – 1.300 con lợn thịt/lứa (2 – 3 lứa/năm) theo hình thức chăn nuôi gia công với các doanh nghiệp trong và ngoài nước (Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mavin).

Nguồn

Cùng chủ đề

Điển hình tiêu biểu đồng bào dân tộc thiểu số

Tiên phong phát triển kinh tế Dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, chúng tôi gặp lại lão nông triệu phú Ngải Cù Lỷ (dân tộc Hoa), bản Đề Bua, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ. Vẫn rắn rỏi như cây lim và nụ cười đôn hậu của 5...

Kiểm tra, giám sát góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Tại phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa I (1963 - 1970) đã bầu Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy gồm 4 đồng chí. Sau 61 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Kiểm tra Đảng tỉnh đã không ngừng phát triển, hoàn thiện về...

Đối thoại, tiếp dân – chất keo gắn kết lòng tin của Nhân dân với cấp ủy, chính quyền

Bài 1: Dự án chậm tiến độ và cuộc gặp của Bí thư Tỉnh ủy Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sau nhiều thời gian chờ đợi, Dự án Xây dựng hoàn trả hạ tầng kỹ thuật đoạn đường tránh sân bay nối từ đường đi xã Thanh Hưng và xã...

Quy hoạch xây dựng còn nhiều vướng mắc

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 7 đô thị. Trong giai đoạn từ năm 2015 - 2023, UBND các cấp đã thực hiện phê duyệt 76 đồ án quy hoạch xây dựng, trong đó có 24 đồ án điều chỉnh; 2 đồ án quy hoạch phân khu đô...

Tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có chỉ đạo kịp thời, linh hoạt các sở, ngành, địa phương nắm bắt vướng mắc, tháo gỡ kịp thời cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành chương trình hành động, xây dựng kế hoạch cụ thể triển...

Cùng tác giả

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Nậm Pồ

Điện Biên TV - Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, sáng 21/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Nậm Pồ đã tiến hành tiếp xúc cử tri xã Vàng Đán. Cử tri xã Vàng Đán kiến nghị với Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Nậm Pồ. Tại buổi tiếp xúc, đại biểu HĐND tỉnh thông tin tới cử tri xã Vàng...

16/16 nhóm chỉ tiêu kinh tế – xã hội đều đạt và vượt mục tiêu nghị quyết

Điện Biên TV - Sáng 21/11, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì phiên họp thứ 3 của Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh...

VPUB – Khai mạc Ngày hội tư vấn việc làm, học nghề tỉnh Điện Biên năm 2024

Dienbien.gov.vn – Sáng 22/11, Sở lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội tư vấn việc làm, học nghề tỉnh Điện Biên năm 2024. Tham dự Ngày hội có đồng chí Vừ A Bằng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh. Các đại biểu tham dự ngày hội Ngày hội thu hút sự tham gia của 20 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các...

Hội nghị Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Điện Biên Phủ kỳ thứ 3

Điện Biên TV - Sáng 20/11, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Điện Biên Phủ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030 đã tổ chức Hội nghị kỳ thứ 3 để tiếp tục thảo luận, góp ý vào các dự thảo báo cáo phục vụ xây dựng Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố. Đồng chí Hà Quang Trung, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ...

Truyền thông chi trả môi trường rừng trong trường học

Những ngày trung tuần tháng 11 vừa qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức trao 1.000 áo ấm tặng 1.000 học sinh tại 3 trường thuộc địa bàn 2 huyện: Mường Chà và Mường Ảng. Cụ thể, huyện Mường Chà có 861 học sinh ở 2 trường:...

Cùng chuyên mục

Truyền thông chi trả môi trường rừng trong trường học

Những ngày trung tuần tháng 11 vừa qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức trao 1.000 áo ấm tặng 1.000 học sinh tại 3 trường thuộc địa bàn 2 huyện: Mường Chà và Mường Ảng. Cụ thể, huyện Mường Chà có 861 học sinh ở 2 trường:...

Nhiều cây trồng vụ đông chậm tiến độ gieo trồng

Vụ đông năm nay, toàn tỉnh dự kiến gieo trồng gần 1.850ha cây trồng các loại, với tổng sản lượng dự kiến đạt hơn 27.500 tấn. Trong đó rau đậu các loại chiếm diện tích lớn nhất (1.327ha); cây ngô lấy hạt (hơn 317,6ha); khoai lang (135ha); cây lạc (43ha); đậu...

Sớm tháo gỡ khó khăn các dự án điện

Dự án khó khăn Được khởi công xây dựng từ tháng 11/2022, Dự án Thủy điện Nậm Núa 2, xã Pa Thơm (huyện Điện Biên) có tổng mức đầu tư 281 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư Tài nguyên và Năng lượng Điện Biên làm chủ đầu tư. Nhà...

Nghịch lý giá trâu, bò… từ chuồng ra chợ

Theo ghi nhận của phóng viên, trước tháng 11/2021, giá bò hơi đang ở mức 110.000 - 120.000 đồng/kg nhưng từ cuối năm 2021, giá bò hơi đã giảm xuống 90.000 đồng rồi 80.000 đồng và đến thời điểm hiện tại chỉ còn 60.000 - 70.000 đồng/kg. Giá bò hơi hiện...

Giới thiệu biện pháp phòng vệ thương mại trong hội nhập quốc tế

Dự hội thảo có ông Trịnh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cùng 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành thành viên tiểu ban hội nhập quốc tế về kinh tế; phòng kinh tế, kinh tế - hạ tầng các huyện,...

Bế mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc và Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên

Điện Biên TV - Tối 17/11, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc - Điện Biên và Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024. Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng khen của UBND tỉnh  tặng cho 7 tập thể tham gia Hội...

Cá chết bất thường tại xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ

Điện Biên TV - Trong những ngày qua, ở khu vực bản Yên và bản Co Mận thuộc địa bàn xã Mường Phăng, thành phố Điện Biện Phủ, xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt tại một số ao nuôi thả cá của các hộ gia đình, gây thiệt hàng chục triệu đồng. Theo thống kê ban đầu, đến thời điểm này có gần 1 tạ cá chết bất thường. Theo phản ánh của ông Lò Văn Pâng ở Bản...

Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó

Hơn 10 năm nay, gia đình anh Trịnh Văn Khỏe, xã Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ) phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hình thức vỗ béo với số lượng luôn duy trì khoảng 80 con/lứa. Đàn trâu, bò được nuôi nhốt hoàn toàn trong khu chuồng chăn nuôi xây...

Lúa sẽ xanh trên cánh đồng Mường Pồn

https://www.youtube.com/watch?v=vWnRXLpHIzg Điện Biên TV - Sau hơn 3 tháng kể từ khi xảy ra trận lũ quét ở Mường Pồn, trên cánh đồng bị vùi lấp bởi hàng ngàn khối đất đá, nông dân Mường Pồn đang bắt tay vào cải tạo ruộng đất để kịp cấy vụ lúa Đông Xuân. Cánh đồng bản Lĩnh, xã Mường Pồn đang rộn ràng trở lại. Những thửa ruộng cũ dần lấy lại được hình hài. Những bờ ruộng mới đang được người nông...

Giải ngân vốn đầu tư công tại Điện Biên chưa đạt mục tiêu

Báo cáo về tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và khó khăn vướng mắc của các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương 10 tháng đầu năm nay thuộc Tổ công tác số 4 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy: Tổng kế hoạch đầu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất