Powered by Techcity

Đưa tri thức phù hợp với nhu cầu của cơ sở

Mục tiêu của Đề án trong thời gian tới là tiếp tục đa dạng nội dung, phù hợp với cơ sở, tăng cường sách điện tử, thu hút thêm người đọc. 

Thành quả 15 năm đưa sách về cơ sở

Trải qua 15 năm, Đề án đã trang bị cho cơ sở xã, phường, thị trấn ở 63 tỉnh, thành phố 593 đầu sách (bao gồm cả đĩa CD-ROM, CD Audio), với tổng số hơn 14,4 triệu bản in. Trang thư viện điện tử của Đề án (thuviencoso.vn) được xây dựng từ đầu năm 2020, số hóa hơn 400 đầu sách. Những cuốn sách đa dạng về đề tài như: Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể; phổ biến kiến thức chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa-xã hội, khoa học kỹ thuật…

Hiệu quả của Đề án được thể hiện thông qua các con số khảo sát: Hơn 75% số cán bộ được hỏi đều đã tiếp cận với các thể loại sách của Đề án; hơn 50% số cán bộ được hỏi đánh giá chất lượng nội dung và hình thức sản phẩm Đề án là tương đối tốt… Các địa phương khi tiếp nhận sách đã phân chia hợp lý theo đối tượng người đọc. Đối với những sách công cụ phục vụ cán bộ, công chức được giữ lại tại trụ sở; những sách phổ biến pháp luật, khoa học thường thức, khuyến nông… được đưa về nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng để phục vụ nhân dân. Ở một số địa phương xuất hiện nhiều cách làm hay, nhiều mô hình phát huy giá trị tủ sách cơ sở như: Hội thi tìm hiểu sách Đề án, mô hình “Điểm sáng pháp luật” đưa sách pháp luật đến doanh nghiệp và các địa điểm công cộng, vận động tặng sách để tủ sách cơ sở thêm phong phú… Tiêu biểu là TP Hồ Chí Minh, toàn thành phố có 1.758 tủ sách cơ sở với 13.921 đầu sách; với nhiều cách làm sáng tạo đã thu hút hơn 1 triệu lượt người đọc.





Người dân thôn Đông, xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đọc các sách thuộc Đề án. Ảnh do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật cung cấp 

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai, tổ chức thực hiện Đề án vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, nổi lên là: Chủ trương tinh giản biên chế, thu gọn đầu mối, nhiều thư viện cấp huyện, cấp xã tiếp tục bị sáp nhập, thậm chí xóa bỏ. Loại hình thư viện, tủ sách, phòng đọc cộng đồng do chính quyền xã quản lý bị cắt kinh phí từ ngân sách, chuyển giao cho cộng đồng quản lý, cơ bản rất khó tồn tại. Ngoài ra còn sự thiếu chủ động trong khai thác, sử dụng, lan tỏa sách; ở nhiều nơi cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu trang thiết bị phục vụ người đọc…

Tiếp tục nâng cao chất lượng Đề án

Để giải quyết những khó khăn, bất cập trong triển khai Đề án, theo bà Nguyễn Hoài Anh, Phó giám đốc, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật: Cần nâng cao chất lượng nội dung và hình thức sách, mở rộng, tăng cường số lượng và đề tài sách cấp phát cho các địa phương; đầu tư kinh phí bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ người đọc; thường xuyên khảo sát, kiểm tra, đánh giá thực trạng triển khai Đề án tại các tỉnh, thành phố; tăng cường công tác truyền thông trên các cơ quan báo chí và các nền tảng mạng xã hội nhằm giới thiệu mục đích, ý nghĩa của Đề án, những mô hình sử dụng sách có hiệu quả ở cơ sở; khen thưởng, biểu dương các mô hình hay, cách làm thiết thực, hiệu quả góp phần lan tỏa sức hút của Đề án tới cộng đồng.

Đặt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số trở thành một xu thế tất yếu; bên cạnh nhu cầu sử dụng sách giấy truyền thống, cán bộ và nhân dân ở cơ sở còn muốn tiếp cận những sản phẩm của xuất bản số như: Tiếp cận và đọc sách trên internet, mạng xã hội; đọc sách trên các ứng dụng phần mềm… Theo PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Cần tập trung chú trọng đa dạng hóa các phương thức xuất bản, tăng cường phương thức xuất bản sách điện tử và phổ biến nội dung sách trên các nền tảng số. Đề án cần xuất bản thêm nhiều đầu sách nói, sách hình ảnh, sách đa phương tiện bằng nhiều thứ tiếng phục vụ việc đọc và tra cứu trực tuyến cho cán bộ, các tầng lớp nhân dân ở cơ sở, phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số.

Điều quan trọng nhất để Đề án tiếp tục phát huy mục đích xuyên suốt vẫn là cải tiến, nâng cao chất lượng nội dung các tài liệu của Đề án. Cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương kiến nghị: Ban chỉ đạo Đề án nên thường xuyên tổ chức đoàn công tác đi nắm tình hình thực tế tại địa phương để tìm hiểu xem người dân cần đọc sách về lĩnh vực nào, từ đó mới có thể biên soạn những cuốn sách mới có nội dung phù hợp với thị hiếu, trình độ của nhân dân, cán bộ; hạn chế tối đa việc rút gọn những cuốn sách có nội dung không phù hợp.

Nguồn

Cùng chủ đề

Khắc phục bất cập, nâng cao hiệu quả HĐND cấp xã

Bài 1: Nhìn thẳng, nói thật HĐND cấp xã cũng có những chức năng cơ bản: giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Mặc dù có vai trò rất lớn, nhưng thực tế hoạt động của HĐND tại nhiều xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên...

Thu hút toàn xã hội chăm lo công nhân, người lao động

Hành trình Công đoàn - Xuân 2024 đưa hơn 300 nghìn lượt đoàn viên, người lao động về quê đón Tết. Theo báo cáo của các địa phương, đơn vị, dịp Tết Nguyên đán 2024, hơn 10,5 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm...

Ai, bộ, ngành nào không làm sẽ bắt buộc phải làm để triển khai hiệu quả Đề án 06

Chiều 25/1, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ đã tổ chức phiên họp tháng 1/2024. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và đồng chí...

Đề xuất tiếp tục trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật đã phối hợp với các ban, bộ, ngành và các địa phương triển khai thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở...

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam

Tại buổi tiếp, đồng chí Trần Quốc Cường giới thiệu với Ngài Olivier Brochet tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Điện Biên trên các lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp, văn hóa, du lịch lịch sử. Đồng chí cũng thông tin tình hình hợp tác giữa Điện Biên với Đại...

Xem xét, điều chỉnh quy định về việc mua bảo hiểm xe máy

Điện Biên TV - Xem xét, điều chỉnh quy định về việc mua bảo hiểm xe máy không nên coi là quy định bắt buộc, mà nên thực hiện theo hình thức tự nguyện. Đó là kiến nghị của cử tri xã Mường Lạn, huyện Mường Ảng. Sáng 22/11, tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử trên địa bàn huyện Mường Ảng do đồng chí Giàng Thị Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh...

Bàn giao hệ thống tìm hiểu lịch sử Điện Biên Phủ

Điện Biên TV - Chiều 23/11, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Chương trình Bàn giao và tiếp nhận hành trình tham quan tìm hiểu lịch sử Điện Biên Phủ. Dự Chương trình có: Ngài Julien Guerrier, Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam; ngài Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam; ông Herve Conan, Giám đốc Cơ quan phát...

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam- những sắc màu di sản”

Trong khuôn khổ Triển lãm “Sắc màu Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” tại tỉnh Nghệ An được tổ chức từ ngày 22-26/11/2024. Tối 22/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam- những sắc màu di sản”. BTC tặng cờ cho các Đoàn tham gia Triển lãm Với...

Vàng miếng ổn định, vàng nhẫn phá ngưỡng 86,5 triệu

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Cùng chuyên mục

Bàn giao hệ thống tìm hiểu lịch sử Điện Biên Phủ

Điện Biên TV - Chiều 23/11, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Chương trình Bàn giao và tiếp nhận hành trình tham quan tìm hiểu lịch sử Điện Biên Phủ. Dự Chương trình có: Ngài Julien Guerrier, Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam; ngài Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam; ông Herve Conan, Giám đốc Cơ quan phát...

Na Sang giữ nghề dệt vải truyền thống

Với gần 200 hộ đồng bào dân tộc Lào sinh sống, trước đây, người Lào Na Sang chỉ dệt trang phục cho bản thân hoặc gia đình sử dụng. Vài năm trở lại đây, nhận thấy nghề dệt không chỉ là bản sắc mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn...

Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh

Nhằm giúp học sinh có sự hiểu biết về lịch sử của dân tộc, Trường THCS thị trấn (huyện Tủa Chùa) thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh. Bên cạnh việc lồng ghép giáo dục truyền thống yêu nước trong các tiết học...

Điện Biên vui hội kết đoàn

Rộn ràng ngày hội toàn dân Trung tuần tháng 11, không khí ở bản Lọng Luông 1, 2, xã Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ) rộn ràng, náo nhiệt hơn hẳn mọi năm, bởi năm nay, bản được chọn là nơi tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc...

Tinh hoa văn hóa ẩm thực 3 miền hội tụ

Điện Biên TV - Sáng 16/11, tại Quảng trường 7/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã tổ chức: Hội thi Đầu bếp vàng Tây Bắc năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Liên hoan Ẩm thực toàn quốc thuộc Chương trình Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Tham dự Lễ khai mạc có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ban tổ chức trao...

70 gian hàng tham gia Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên

Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên năm 2024 được sự hưởng ứng, tham dự nhiệt tình của các địa phương, khách sạn, nhà hàng đại diện của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Liên hoan diễn ra từ ngày 14 - 17/11 với 70 gian hàng ẩm thực,...

Sôi nổi trổ tài đầu bếp vàng Tây Bắc

Tham gia hội thi có 10 đội, mỗi đội 3 thành viên. Các đội thi đến từ các tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Lai Châu, Lào Cai và Điện Biên. Nội dung thi gồm 2 phần: Chế biến các món ăn từ nguyên liệu có sẵn do Ban Tổ...

10 đội tham gia Hội thi Đầu bếp vàng Tây Bắc năm 2024

Điện Biên TV - Sáng 16/11, tại Quảng trường 7/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thi Đầu bếp vàng Tây Bắc năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Liên hoan Ẩm thực toàn quốc thuộc Chương trình Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Tham dự lễ khai mạc có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ban tổ chức trao...

60 gian hàng tham gia Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên

Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên năm 2024 được sự hưởng ứng, tham dự nhiệt tình của các địa phương, khách sạn, nhà hàng đại diện của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Liên hoan diễn ra từ ngày 14 - 17/11 với 60 gian hàng ẩm...

Trưng bày ảnh sắc màu văn hóa các dân tộc Điện Biên

Đến với triển lãm, đại biểu, du khách và người dân được tham quan 128 bức ảnh thể hiện sắc màu văn hóa đa dạng của các dân tộc tỉnh Điện Biên. Triển lãm chia thành 3 phần. Phần I gồm những bức ảnh giới thiệu chung về cộng đồng các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất