Powered by Techcity

Ða dạng nguồn vốn hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Bằng nguồn vốn vay từ Agribank chi nhánh huyện Tuần Giáo, chị Doãn Thị Thoa, khối Tân Giang, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo xây dựng hiệu quả mô hình chế biến sản phẩm hạt mắc ca. Trong ảnh: Chị Doãn Thị Thoa chế biến hạt mắc ca. Ảnh: Phạm Trung

Tại cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân vừa qua, vấn đề tiếp cận nguồn vốn để phát triển các dự án sản xuất, nhất là lĩnh vực nông nghiệp được nhiều hội viên nông dân quan tâm. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Ðô đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và thông báo rộng rãi các chương trình, kênh vay vốn để toàn thể nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp được biết và tiếp cận. Ðồng thời, tích cực phối hợp với các tổ chức tín dụng tạo điều kiện để người dân tiếp cận, vay vốn ưu đãi phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Ðiện Biên là tổ chức tín dụng nhiều năm đồng hành cùng người dân, nhất là các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Năm 2023, Ngân hàng triển khai 23 chương trình vay vốn; đến hết tháng 9/2023, tổng dư nợ đạt trên 4.300 tỷ đồng, với gần 92.000 khách hàng. Nguồn vốn tín dụng chính sách luôn được người dân ưu tiên tiếp cận bởi vì đây là nguồn có ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay, hồ sơ thủ tục đơn giản, nhanh chóng và có nhiều kênh vay vốn, đặc biệt là hoạt động nhận ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội: Ðoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Hội Nông dân.

Ðến tháng 10/2023, Hội Cựu chiến binh xã Pu Nhi (huyện Ðiện Biên Ðông) quản lý 4 tổ tiết kiệm và vay vốn với 190 thành viên; tổng dư nợ 8,508 tỷ đồng, không có nợ quá hạn. Từ nguồn vốn ưu đãi Ngân hàng CSXH, nhiều gia đình hội viên đã đầu tư phát triển các mô hình kinh tế: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây mắc ca… tạo việc làm thường xuyên, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Ông Lò Văn Cường, bản Nậm Ngám (xã Pu Nhi) chia sẻ: Nguồn vốn Ngân hàng CSXH dễ tiếp cận, lãi suất ưu đãi, phù hợp với người dân vùng cao. Từ nguồn vốn ưu đãi thông qua Hội Cựu chiến binh xã, tôi có điều kiện phát triển mô hình chăn nuôi gia cầm. Ðến nay, mô hình cho thu nhập hơn 80 triệu đồng/năm.

Những năm gần đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), chi nhánh tỉnh Ðiện Biên luôn dành tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn và nông dân khoảng trên 50% tổng dư nợ; tích cực hỗ trợ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. Ðến hết ngày 31/7/2023, tổng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn đạt 3.786,393 tỷ đồng, chiếm 53% tổng dư nợ, với tổng số 14.932 khách hàng. Trong đó, tập trung các lĩnh vực trọng điểm như: Trồng trọt có dư nợ 3,703 tỷ đồng với 88 khách hàng; chăn nuôi có dư nợ 378,69 tỷ đồng với 2.530 khách hàng; trồng trọt – chăn nuôi hỗn hợp dư nợ 2,307 tỷ đồng với 12 khách hàng; hoạt động dịch vụ có liên quan có dư nợ 205,869 tỷ đồng với 308 khách hàng; nông sản có dư nợ 396,035 tỷ đồng với 527 khách hàng; lâm sản đạt dư nợ 10,912 tỷ đồng với 8 khách hàng; thủy sản có dư nợ 3,890 tỷ đồng với 7 khách hàng…

Ông Văn Ðình Việt, Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Tuần Giáo cho biết: Thực hiện Nghị định số 55/NÐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đơn vị đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách, chương trình tín dụng đến với người dân trên địa bàn. Hiện nay, đang có 87 tổ vay vốn, 1.423 thành viên, dư nợ đạt 112 tỷ đồng.

Năm 2019 chị Doãn Thị Thoa (khối Tân Giang, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo) đã được Agribank huyện Tuần Giáo giải ngân nguồn vốn vay 300 triệu đồng để đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến hạt mắc ca. Ðến năm 2022, Ngân hàng tiếp tục tạo điều kiện cho chị Thoa vay thêm 200 triệu đồng để mở rộng quy mô sản xuất gồm: 2 kho chứa quả mắc ca, đầu tư thêm máy móc, công nghệ dập lon đóng hộp, đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm… Ðến nay, cơ sở chế biến mắc ca của chị Thoa tiêu thụ hơn 40 tấn quả mắc ca/năm, bán ra thị trường hơn 20 tấn hạt khô đóng hộp. Với giá bán 270.000 đồng/kg mắc ca thành phẩm, mỗi vụ mắc ca cơ sở chị Thoa đạt doanh thu trên 5,4 tỷ đồng. Chị Doãn Thị Thoa cho biết: Trong quá trình hoạt động, cơ sở luôn có sự đồng hành của Agribank chi nhánh huyện Tuần Giáo. Khi cơ sở có nhu cầu vay vốn, phía Ngân hàng luôn tạo điều kiện trong tất cả các khâu từ công tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ đến giải ngân nguồn vốn vay.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Một trong những lĩnh vực thành công nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua là việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá ổn định, đồng thời cung cấp...

Chủ động chống hạn cho cây trồng vụ đông

Vụ đông năm nay, gia đình bà Quàng Thị Muôn, bản Chiềng An, xã Thanh An (huyện Điện Biên) trồng gần 500m2 khoai lang. Thiếu nước tưới, diện tích khoai lang của gia đình chậm phát triển và có dấu hiệu khô héo thân, không bén rễ. Trước nguy cơ diện...

Tiêu thụ sản phẩm đặc sản trên nền tảng số

Những buổi livestream đã trở thành hoạt động thường xuyên với anh Trần Việt Cường trú tại tổ 14, phường Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ). Mỗi ngày 2 lần anh Cường livestream bán sản phẩm đặc sản của Điện Biên qua kênh tiktok và youtube có hơn 20 nghìn...

Chỗ dựa tin cậy của nông dân

Triển khai các mô hình sản xuất, kinh doanh, người nông dân thường gặp khó khăn nhất về nguồn vốn. Nắm bắt kịp thời nhu cầu của nông dân, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai hiệu quả các hoạt động hỗ trợ hội viên. Hiện nay, Quỹ Hỗ trợ nông...

Để thuận lợi triển khai các dự án trồng mắc ca

Huyện Điện Biên Đông có 4 dự án trồng cây mắc ca do 3 nhà đầu tư thực hiện với tổng quy mô trên 24.200ha. Đến nay, toàn huyện đã thực hiện trồng được 1.050ha cây mắc ca. Dự án trồng cây mắc ca công nghệ cao của Công ty...

Cùng tác giả

Hội nghị Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Điện Biên Phủ kỳ thứ 3

Điện Biên TV - Sáng 20/11, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Điện Biên Phủ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030 đã tổ chức Hội nghị kỳ thứ 3 để tiếp tục thảo luận, góp ý vào các dự thảo báo cáo phục vụ xây dựng Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố. Đồng chí Hà Quang Trung, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ...

Truyền thông chi trả môi trường rừng trong trường học

Những ngày trung tuần tháng 11 vừa qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức trao 1.000 áo ấm tặng 1.000 học sinh tại 3 trường thuộc địa bàn 2 huyện: Mường Chà và Mường Ảng. Cụ thể, huyện Mường Chà có 861 học sinh ở 2 trường:...

Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đa số ý kiến nhất trí với việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam, có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; đồng thời đề nghị Chính phủ làm rõ nội dung “theo Tiêu chuẩn Việt Nam”. Bởi lẽ quy định này có thể dẫn đến vướng mắc trong thực hiện đối với...

Hội nghị báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi cho biết: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chính trị của báo chí là"Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện...

Khai mạc Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc – 2024 đợt 1 tại Vĩnh Phúc

Tối ngày 21/11 Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Khai Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024 đợt 1 tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, quy tụ sự tham gia của gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên của...

Cùng chuyên mục

Truyền thông chi trả môi trường rừng trong trường học

Những ngày trung tuần tháng 11 vừa qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức trao 1.000 áo ấm tặng 1.000 học sinh tại 3 trường thuộc địa bàn 2 huyện: Mường Chà và Mường Ảng. Cụ thể, huyện Mường Chà có 861 học sinh ở 2 trường:...

Nhiều cây trồng vụ đông chậm tiến độ gieo trồng

Vụ đông năm nay, toàn tỉnh dự kiến gieo trồng gần 1.850ha cây trồng các loại, với tổng sản lượng dự kiến đạt hơn 27.500 tấn. Trong đó rau đậu các loại chiếm diện tích lớn nhất (1.327ha); cây ngô lấy hạt (hơn 317,6ha); khoai lang (135ha); cây lạc (43ha); đậu...

Sớm tháo gỡ khó khăn các dự án điện

Dự án khó khăn Được khởi công xây dựng từ tháng 11/2022, Dự án Thủy điện Nậm Núa 2, xã Pa Thơm (huyện Điện Biên) có tổng mức đầu tư 281 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư Tài nguyên và Năng lượng Điện Biên làm chủ đầu tư. Nhà...

Nghịch lý giá trâu, bò… từ chuồng ra chợ

Theo ghi nhận của phóng viên, trước tháng 11/2021, giá bò hơi đang ở mức 110.000 - 120.000 đồng/kg nhưng từ cuối năm 2021, giá bò hơi đã giảm xuống 90.000 đồng rồi 80.000 đồng và đến thời điểm hiện tại chỉ còn 60.000 - 70.000 đồng/kg. Giá bò hơi hiện...

Giới thiệu biện pháp phòng vệ thương mại trong hội nhập quốc tế

Dự hội thảo có ông Trịnh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cùng 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành thành viên tiểu ban hội nhập quốc tế về kinh tế; phòng kinh tế, kinh tế - hạ tầng các huyện,...

Bế mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc và Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên

Điện Biên TV - Tối 17/11, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc - Điện Biên và Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024. Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng khen của UBND tỉnh  tặng cho 7 tập thể tham gia Hội...

Cá chết bất thường tại xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ

Điện Biên TV - Trong những ngày qua, ở khu vực bản Yên và bản Co Mận thuộc địa bàn xã Mường Phăng, thành phố Điện Biện Phủ, xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt tại một số ao nuôi thả cá của các hộ gia đình, gây thiệt hàng chục triệu đồng. Theo thống kê ban đầu, đến thời điểm này có gần 1 tạ cá chết bất thường. Theo phản ánh của ông Lò Văn Pâng ở Bản...

Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó

Hơn 10 năm nay, gia đình anh Trịnh Văn Khỏe, xã Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ) phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hình thức vỗ béo với số lượng luôn duy trì khoảng 80 con/lứa. Đàn trâu, bò được nuôi nhốt hoàn toàn trong khu chuồng chăn nuôi xây...

Lúa sẽ xanh trên cánh đồng Mường Pồn

https://www.youtube.com/watch?v=vWnRXLpHIzg Điện Biên TV - Sau hơn 3 tháng kể từ khi xảy ra trận lũ quét ở Mường Pồn, trên cánh đồng bị vùi lấp bởi hàng ngàn khối đất đá, nông dân Mường Pồn đang bắt tay vào cải tạo ruộng đất để kịp cấy vụ lúa Đông Xuân. Cánh đồng bản Lĩnh, xã Mường Pồn đang rộn ràng trở lại. Những thửa ruộng cũ dần lấy lại được hình hài. Những bờ ruộng mới đang được người nông...

Giải ngân vốn đầu tư công tại Điện Biên chưa đạt mục tiêu

Báo cáo về tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và khó khăn vướng mắc của các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương 10 tháng đầu năm nay thuộc Tổ công tác số 4 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy: Tổng kế hoạch đầu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất