Powered by Techcity

Chậm giao đất, giao rừng ở huyện Ðiện Biên

Tổ giúp việc Ban chỉ đạo huyện Ðiện Biên kiểm tra công tác giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDÐ lâm nghiệp tại xã Hẹ Muông.

Xã Mường Pồn có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, song với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền xã, nhất là được sự đồng thuận của nhân dân cùng đơn vị tư vấn nên Mường Pồn là số ít xã thực hiện giao đất, giao rừng đạt kết quả tích cực trên địa bàn huyện. Trong tổng diện tích đã khảo sát cần thực hiện 5.433,08ha, xã đã triển khai đo đạc được 5.034,18ha. Trong đó, 1.612,26ha đã được thẩm định phê duyệt hồ sơ giao đất, giao rừng. Số diện tích còn lại đã được HÐND xã thông qua và đang trong quá trình làm các bước tiếp theo.

Ông Chá A Tà, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Pồn cho biết: Kết quả dù tích cực nhưng vẫn chưa đạt theo kế hoạch huyện giao. Bởi trong triển khai thực hiện rà soát GCNQSDÐ lâm nghiệp trên địa bàn xã, một số diện tích thuộc quy hoạch 3 loại rừng mà đơn vị tư vấn đã quy hoạch lại là diện tích nương luân canh của người dân, họ chưa đồng thuận. Sau khi được phân tích, giải thích quyền lợi khi thực hiện đo đạc quy chủ, giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDÐ lâm nghiệp, một số hộ đồng thuận. Tuy nhiên, theo ý kiến của bà con thì đối với một số diện tích rừng nhỏ lẻ xen lẫn với sông, suối và sản xuất nương luân canh từ trước nên đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng, vì người dân muốn để lại sử dụng ổn định vào mục đích đất sản xuất nông nghiệp.

Không được thuận lợi như xã Mường Pồn, công tác cấp GCNQSDÐ trên địa bàn xã Mường Nhà còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Ðến nay, xã đang triển khai đo đạc và thông báo kết quả đo, chưa thực hiện hoàn thiện hồ sơ, bản đồ, phương án giao đất giao rừng đối với diện tích đã hoàn thành công tác đo đạc. Diện tích đã khảo sát cần thực hiện trên địa bàn xã là 5.182,73ha, đã đo đạc được 4.033,20ha, còn 1.149,53ha chưa đo được vì người dân không đồng thuận. Hiện nay xã chưa có hồ sơ, diện tích để trình UBND huyện xem xét, phê duyệt phương án và quyết định cấp GCNQSDÐ. Ðối với diện tích đo đạc không có vướng mắc đang được đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ.

Ông Lò Văn Biển, Chủ tịch UBND xã Mường Nhà cho biết: Trong quá trình triển khai đo đạc ngoại nghiệp tại các bản xảy ra nhiều tranh chấp về ranh giới thửa đất giữa các hộ gia đình, cá nhân; ranh giới giữa các bản. Ðặc biệt là phần đất lâm nghiệp của xã Mường Nhà nằm trong địa giới hành chính xã Na Tông chưa triển khai được. Càng khó khăn hơn khi công chức địa chính thực hiện công tác tham mưu giúp xã về nhiệm vụ này lại đang đi học. Ðể đảm bảo tiến độ, xã Mường Nhà đã đề nghị UBND huyện xem xét, tạo điều kiện tăng cường 1 công chức địa chính giúp xã.

Toàn huyện Ðiện Biên hiện có 12 xã đã thực hiện xong việc niêm yết công khai phương án giao đất, giao rừng và công khai mảnh trích đo. Các xã còn lại đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ và tổ chức niêm yết công khai. 6 xã: Mường Pồn, Phu Luông, Na Ư, Pa Thơm, Thanh Hưng, Hẹ Muông đang trình UBND huyện thẩm định hồ sơ phê duyệt phương án giao đất, giao rừng. 2 xã Mường Pồn và Phu Luông đã trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và ký bản đồ.

Hiện nay, trong quá trình triển khai thực hiện giao đất giao rừng, huyện Ðiện Biên còn một số khó khăn vướng mắc dẫn đến tiến độ triển khai chậm so với yêu cầu chung của tỉnh. Ðó là nhiều diện tích dự kiến giao manh mún, nhỏ lẻ, không liền vùng, liền khoảnh; một số thửa đất đang có tranh chấp, các chủ rừng chưa thống nhất được ranh giới. Một số nội dung vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền của UBND cấp huyện nên cần có thời gian xin ý kiến của các cơ quan cấp trên về: Những diện tích nằm trong phạm vi điều chỉnh địa giới hành chính; diện tích rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng. Ðặc biệt là một số chủ sử dụng có hộ khẩu tại địa phương khác.

Ðể đảm bảo tiến độ chung của tỉnh đến hết năm 2023 hoàn thành việc giao đất, giao rừng, huyện Ðiện Biên cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giải thích tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Ban Chỉ đạo giao đất, giao rừng huyện thường xuyên nắm bắt tình hình, giải quyết các khó khăn ở cơ sở. Ðối với những diện tích đã giải quyết xong khó khăn, vướng mắc huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường nhân lực, đẩy nhanh tiến độ đo đạc trên thực địa; hoàn thiện hồ sơ, lập phương án giao đất, giao rừng để trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc Quốc hội làm việc với UBND tỉnh

Từ khi thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, đến hết năm 2023 tỉnh Điện Biên đã thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp với tổng diện tích 501.239,96ha. Riêng giai đoạn 2019-2023, tỉnh Điện Biên đã...

Bất cập trong giao đất, giao rừng

Bài 1: “Nút thắt” từ quy hoạch Để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ  rừng và tạo cơ sở pháp lý để tiến tới hoàn thiện việc giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp, giai đoạn 2006 - 2020 tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy hoạch 3 loại...

Giám sát việc giao đất, giao rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Tuần Giáo

Theo kế hoạch, huyện Tuần Giáo phải giao 15.463ha (gồm 8.621ha có rừng và 6.842ha chưa có rừng). Đến nay, diện tích đất lâm nghiệp có rừng đã giao hơn 1.438ha cho 208 chủ rừng là cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân (đạt 16,7% kế hoạch); đất lâm nghiệp...

HĐND tỉnh giám sát việc giao đất, giao rừng tại huyện Tủa Chùa

Đến nay huyện Tủa Chùa đã rà soát, đo đạc tại thực địa hơn 3.402/3.009ha đất lâm nghiệp có rừng; diện tích đã giao, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp có rừng được hơn 2.956/3.009ha (đạt 98,2%); trong đó, giao cho 89 chủ rừng là cộng đồng và 433 chủ rừng là...

Điều chỉnh kế hoạch giao đất, giao rừng và cấp GCNQSDĐ đất lâm nghiệp

Đến nay, tổng diện tích đã thực hiện rà soát, đo đạc, lập hồ sơ địa chính là 295.835,57ha, trong đó: Đất lâm nghiệp có rừng là 79.618,28ha (đạt 82%); đất lâm nghiệp chưa có rừng 216.217,29ha (đạt 129,4%). 8/10 huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện cấp GCNQSDĐ...

Cùng tác giả

Mường Lay vững bước về đích NTM cấp huyện

Phát huy nội lực Lật giở tập dày hồ sơ, sổ sách từ những ngày đầu triển khai xây dựng NTM (năm 2011), bà Lò Thị Thanh Nhàn, Bí thư Đảng ủy xã Lay Nưa tự hào chia sẻ: “Từ một địa bàn khó khăn nhất thị xã, để có được ngày...

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Báo Điện Biên Phủ điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu bế mạc Hội nghị của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN "Kính thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị,...

VPUB – Ngành Ngân hàng triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

VPUB - Ngành Ngân hàng triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 Dienbien.gov.vn - Chiều 20/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị được kết nối đến điểm cầu của 26...

Tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hoá cơ sở, xây dựng quy...

Trong 04 ngày, từ ngày 16-17/9 và 19-20/9 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Him Lam, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hoá cơ sở, xây dựng quy ước và công tác gia đình, năm 2024. Đồng chí Đoàn Văn Chì Phó giám đốc Sở phát biểu khai mạc tại Hội nghị tập huấn Theo đó, lớp thứ nhất được...

Duy trì, phát triển thể thao truyền thống

Nhằm duy trì, phát triển các môn thể thao truyền thống trên địa bàn, các cấp, ngành, địa phương luôn lồng ghép vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao được tổ chức vào các dịp lễ, tết, liên hoan, ngày hội, giao lưu… Thông qua đó, đã góp phần giới thiệu, bảo tồn các môn thể thao dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào thể dục thể thao quần chúng, từng bước nâng cao đời...

Cùng chuyên mục

Mường Lay vững bước về đích NTM cấp huyện

Phát huy nội lực Lật giở tập dày hồ sơ, sổ sách từ những ngày đầu triển khai xây dựng NTM (năm 2011), bà Lò Thị Thanh Nhàn, Bí thư Đảng ủy xã Lay Nưa tự hào chia sẻ: “Từ một địa bàn khó khăn nhất thị xã, để có được ngày...

TP. Điện Biên Phủ thiệt hại hơn 5 tỷ đồng do thiên tai

Điện Biên TV - Từ đầu năm đến nay, thiên tai, mưa lũ đã gây nhiều thiệt hại về nhà ở, lúa và hoa màu trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Tổng thiệt hại ước trên 5 tỷ đồng. Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố, thiên tai đã làm 47 ngôi nhà bị ảnh hưởng, di dời khẩn cấp 11 ngôi nhà do ảnh hưởng của...

Điện Biên cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

https://www.youtube.com/watch?v=quLD94W3qdA Điện Biên TV - Với mục tiêu đến năm 2025 đưa tỉnh Điện Biên phát triển nhanh và bền vững, từ những tiềm năng, lợi thế sẵn có về tài nguyên rừng, khoáng sản, năng lượng, du lịch... tỉnh Điện Biên đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút đầu tư để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Dự án Khách sạn Mường Thanh Luxury Điện Biên là công trình khách sạn thứ 2...

Đoàn đại biểu UBKT Đảng

Đoàn đại biểu đã đến thăm các mô hình phát triển kinh tế: Mô hình liên kết sản xuất lúa gạo chất lượng cao của Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp Thanh Yên; sản xuất cây rau màu an toàn của HTX Nông nghiệp tổng hợp Noong Luống; sản...

Giải pháp bền vững nào cho cây trồng Điện Biên?

https://www.youtube.com/watch?v=UsLfhIJuZzM Điện Biên TV - Được mùa mất giá, được giá mất mùa; trồng rồi lại chặt, chặt rồi lại trồng, cây trồng Điện Biên đang trong vòng luẩn quẩn này từ nhiều năm nay. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là đầu ra tiêu thụ nông sản không ổn định, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương và các ngành chức năng tỉnh Điện Biên cần phải có...

Thu hồi vốn tạm ứng để tăng hiệu quả đầu tư công

Nhiều dự án khó thu hồi Quá trình thực hiện nhiệm vụ tạm ứng và thu hồi tạm ứng, các cơ quan tài chính, kho bạc đã thường xuyên đôn đốc và phối hợp với chủ đầu tư trong thu hồi số dư các dự án tạm ứng theo quy định. Tuy...

Kiểm soát thị trường Tết Trung thu

Khảo sát trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ, tại các tuyến đường Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Nguyễn Hữu Thọ và cửa hàng kinh doanh tại các chợ, hệ thống cửa hàng tiện lợi Winmart; siêu thị Tâm Đỏ, Hoa Ba… đã bày bán phong phú nhiều loại bánh trung...

Khắc phục hậu quả mưa lũ, khôi phục sản xuất kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Điện Biên có các đồng chí: Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh. Theo báo cáo tại hội...

Trầm lắng thị trường đồ chơi trẻ em dịp tết Trung thu

Điện Biên TV - Tết Trung thu đang đến rất gần, vì vậy, thời điểm này, các mặt hàng đồ chơi và quà tặng dành cho trẻ em được bày bán rất phong phú, đa dạng với nhiều sản phẩm từ truyền thống đến hiện đại. Tuy nhiên, theo ghi nhận thị trường mặt hàng này năm nay không quá sôi động, sức mua thấp. Những ngày này, tại thành phố Điện Biên Phủ, các cửa hàng bán đồ chơi...

Thi công 3 ca đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm

Đồng chí Lê Thành Đô đã kiểm tra thực địa tiến độ thực hiện gói thầu số 4, 5 của Dự án Đường động lực; Dự án đầu tư xây dựng khu, điểm tái định cư Khu trung tâm chính trị hành chính tỉnh Điện Biên; Dự án ổn định dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất