Powered by Techcity

Mường Chà bảo tồn và phát triển chè cây cao

Nhiều gốc chè cổ thụ được gia đình ông Sần Ðình Củi giữ gìn và phát triển.

Ðể “mục sở thị” những cây chè cổ thụ còn được lưu giữ trên địa bàn huyện Mường Chà, chúng tôi cùng cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đến bản Thèn Pả, xã Sa Lông – một trong những địa bàn còn giữ được khá nhiều cây chè cổ thụ. Người dân nơi đây luôn coi cây chè như một tài sản quý; bởi đó là món quà mà thế hệ cha ông đã để lại cho con cháu đời sau. Cách căn nhà sàn của gia đình không xa, ông Sần Ðình Củi, bản Thèn Pả vẫn lưu giữ gần 20 cây chè có tuổi đời từ 40 – 50 năm; đó là tài sản mà người cha quá cố để lại cho ông, được ông Củi và con cháu giữ gìn, bảo vệ.

Dẫn chúng tôi thăm những gốc chè shan cổ thụ, ông Củi tâm sự: “Từ khi 8 – 9 tuổi, tôi đã thấy những cây chè này được trồng ở đây rồi, đến nay tôi đã sang tuổi 61. Những cây này đều do bố tôi trồng và chăm sóc cho đến khi ông mất mới chia lại cho mỗi người con khoảng 20 cây. Ðối với người dân Thèn Pả, nước chè được uống thay cho nước hàng ngày nên cây chè không thể thiếu trong đời sống. Và hơn thế, cây chè còn là tài sản mà cha ông để lại nên tôi và con cháu sẽ cố gắng giữ gìn cho đời sau”.

Hiện nay, bản Thèn Pả còn lưu giữ gần 400 cây chè cổ thụ. Nhiều cây có đường kính thân khoảng 20cm. Với thói quen uống trà xanh thay cho uống nước trắng, hầu hết hộ dân trong bản đều trồng chè; nhà nào nhiều có gần 20 cây; ít cũng phải có 1 – 2 cây để lấy lá. Có nhà còn trồng cây chè quanh vườn, tạo thành hàng rào khuôn viên ngôi nhà của mình. Anh Sần Seo Ngấn, Trưởng bản Thèn Pả chia sẻ: “Trước đây, tôi cũng nghe những người cao tuổi trong bản kể lại nguồn gốc của cây chè. Theo đó, những cây chè shan này chủ yếu có gốc gác từ bản Can Hồ, xã Hừa Ngài. Bản này cách Thèn Pả chỉ mấy cây số nên trước kia, người dân thường sang đó hái lá chè về uống nên cũng lấy giống cây về trồng tại bản. Sau nhiều năm, cây chè đã phát triển thành cổ thụ như ngày nay”.

Nghe Trưởng bản Sần Seo Ngấn chia sẻ về nguồn gốc của cây chè, ông Củi cũng tiếp lời: “Ngoài ra, nhiều người dân trong bản còn lấy thêm giống chè từ huyện Tam Ðường (tỉnh Lai Châu) về trồng nữa nên giờ đây trong bản còn khá nhiều cây chè. Mỗi loại có một đặc điểm khác nhau, song ở bản chủ yếu là trồng giống chè shan. Gần đây, nhận thấy cây chè không chỉ phục vụ cuộc sống người dân hàng ngày mà còn mang lại giá trị kinh tế cao nên chính quyền địa phương đang có chủ trương bảo tồn và phát huy giá trị của chè cây cao. Vừa qua, huyện còn tổ chức cho tôi và đại diện một số bản có cây chè cổ thụ được đi tham quan học tập kinh nghiệm ở những địa phương có điều kiện trồng chè cây cao tương tự, để mọi người thấy rõ hiệu quả kinh tế từ cây chè thúc đẩy tham gia trồng, chế biến chè. Từ đó sẽ mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân nhờ chè cây cao này…”.

Người dân bản Thèn Pả hái lá chè tươi về đun nước uống.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Mường Chà có gần 700 cây chè cổ thụ đường kính gốc lớn hơn 10cm và 3.500 cây có đường kính gốc 4 – 8cm; phân bố chủ yếu tại các xã: Sa Lông, Hừa Ngài, Huổi Lèng và Sá Tổng. Theo đánh giá sơ bộ của một số chuyên gia, chè cây cao tại huyện Mường Chà mang nhiều nguồn gen quý hiếm, chất lượng tương đương với chè cổ thụ của các địa phương khác và chưa bị tác động bởi phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nên thích hợp để sản xuất chè hữu cơ chất lượng cao. Ông Vũ Văn Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Chà cho biết: Thời gian tới, huyện Mường Chà sẽ chỉ đạo các xã: Sa Lông, Huổi Lèng, Hừa Ngài và Sá Tổng tăng cường công tác quản lý, bảo tồn chè cây cao. Ðồng thời tích cực phổ biến, quán triệt đầy đủ, sâu rộng chủ trương về phát triển và bảo tồn chè cây cao hướng nâng cao giá trị gia tăng gắn với phát triển du lịch cho người dân địa phương. Ðối với các cá nhân sở hữu chè sẽ thành lập nhóm sở thích chè cây cao theo từng bản, xây dựng quy chế vận hành nhóm. Ðối với các khu vực chè do UBND xã hoặc cộng đồng bản quản lý có thể giao cho tổ chức hội (phụ nữ, thanh niên…) hoặc giao cho 1 – 2 cá nhân quản lý. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền các xã sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc nghiên cứu xây dựng, triển khai các chương trình, dự án. Nhằm tạo đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, các địa phương tập trung tuyên truyền, phát huy sức mạnh của toàn dân trong việc bảo tồn và phát triển vùng chè. Từ đó giúp người dân từng bước thay đổi nhận thức, tập quán trong việc trồng và chế biến chè; phát triển sản phẩm chè theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ, liên kết sản xuất và xã hội hóa đầu tư…

Với mục tiêu bảo tồn và phát triển chè cây cao trên địa bàn 4 xã: Hừa Ngài, Sa Lông, Huổi Lèng và Sá Tổng, huyện Mường Chà đang hướng đến hình thành liên kết sản xuất chè giữa người dân và doanh nghiệp; áp dụng khoa học công nghệ đồng bộ trong các khâu từ sản xuất đến chế biến, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất. Cùng với đó là hỗ trợ nhân dân phát triển trồng mới, chăm sóc chè cũng như tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật thu hái, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm chè cây cao. Hi vọng rằng với sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Mường Chà, thời gian tới những cây chè cổ thụ sẽ mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế – xã hội; giúp nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Ngày mùng 4 Tết trên cánh đồng Mường Thanh

Điện Biên TV - Sáng sớm ngày mùng 4 tết Ất Tỵ, trong làn sương mờ buổi sớm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Điện Biên đã tranh thủ xống đồng để tỉa dặm, đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt; mang theo ước vọng về một vụ lúa bội thu. Nông dân huyện Điện Biên tỉa dặm cho lúa. Do thời điểm xuống giống xảy ra rét đậm, dẫn đến cây lúa chậm phát triển, nên...

Ấn tượng đêm khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch huyện Tuần Giáo

Điện Biên TV - Tối 31/1, UBND huyện Tuần Giáo đã tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch năm 2025. Dự Khai mạc có các đồng chí: Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Văn Phương, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Đức Toàn, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lò Thị Luyến, Phó trưởng đoàn Phụ...

Mùa Xuân bên dòng Nậm Rốm

Điện Biên TV - Dòng sông Nậm Rốm từ lâu đã gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Điện Biên. Con sông không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn là nguồn sống nuôi dưỡng biết bao thế hệ. Mùa Xuân mới lại về trên mọi miền Tổ quốc và cả bên dòng Nậm Rốm huyền thoại. Dòng sông Nậm Rốm từ lâu đã gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Điện Biên. Trải...

Khai mạc Hội xuân Điện Biên Đông lần thứ 9 năm 2025

Điện Biên TV - Sáng 30/1, tại thị trấn Điện Biên Đông, UBND huyện Điện Biên Đông đã khai mạc Hội xuân năm 2025, với điểm nhấn nổi bật là nội dung đấu bò truyền thống. Tới dự có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ...

Ngày xuân đi đền Hoàng Công Chất

Điện Biên TV - Đi lễ đầu năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Bởi vậy, ngay từ ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ 2025, hàng ngàn người dân Điện Biên và các tỉnh lân cận đã đến dâng hương tại Đền Hoàng Công Chất, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên để nguyện cầu cho gia đình một năm mới mạnh khỏe, bình an và hạnh phúc. Người dân...

Cùng chuyên mục

Ngày mùng 4 Tết trên cánh đồng Mường Thanh

Điện Biên TV - Sáng sớm ngày mùng 4 tết Ất Tỵ, trong làn sương mờ buổi sớm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Điện Biên đã tranh thủ xống đồng để tỉa dặm, đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt; mang theo ước vọng về một vụ lúa bội thu. Nông dân huyện Điện Biên tỉa dặm cho lúa. Do thời điểm xuống giống xảy ra rét đậm, dẫn đến cây lúa chậm phát triển, nên...

Kinh tế xã hội – Ấn tượng và thách thức

https://www.youtube.com/watch?v=Ul6o5gwP-x0 Điện Biên TV - Một năm khởi đầu bằng mùa xuân và mùa xuân luôn đem lại sự tươi mới, sức sống và tràn đầy hy vọng. Khép lại một năm đầy ấn tượng với nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, đây là tiền đề, động lực tỉnh Điện Biên tiếp tục vượt qua những thách thức tạo nên bứt phá trong năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh...

Cảnh báo tình trạng mạo danh nhân viên điện lực chiếm đoạt tài sản

Điện Biên TV - Trong thời gian gần đây, tình trạng kẻ gian mạo danh nhân viên ngành Điện nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng gia tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng. Những kẻ mạo danh thường gọi điện đến khách hàng, tự xưng là nhân viên ngành Điện, thông báo khách hàng thanh toán tiền điện, và yêu cầu khách hàng truy cập các đường link lạ để cài đặt các...

Mùa xuân về trên các thôn, bản nông thôn mới

Điện Biên TV - Trong bức tranh nhiều màu sắc của mùa xuân mới, Nhân dân các xã, bản nông thôn mới trên địa bàn huyện Điện Biên như được nhân thêm niềm vui bởi diện mạo nông thôn được đổi mới, các tuyến đường được nhựa hóa, bê tông hóa; những ngôi nhà kiên cố, khang trang… Sự đổi thay ấy đang hiện diện rõ nét làm cho người người, nhà nhà hân hoan trong niềm vui và...

Tổng kết công tác tài chính – ngân sách năm 2024

Điện Biên TV - Sáng 13/1, Sở Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Tài chính - Ngân sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một sở, ban, ngành tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc...

Tỉnh Điện Biên có số doanh nghiệp tăng 30% so với năm 2020

Điện Biên TV - Theo thống kê của UBND tỉnh Điện Biên, dự ước đến hết năm 2025, số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ tăng hơn 30% so với năm 2020. Ảnh minh họa. Dự ước đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 1.450 doanh nghiệp, tăng 30% so với năm 2020; tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 34.000 tỷ đồng, tăng 63,6% so với năm 2020. Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 20.000 hộ...

Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội năm 2024

Điện Biên TV - Chiều 6/1, Cục Thống kê tỉnh Điện Biên tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2024. Đại biểu tham dự họp báo. Theo báo cáo được công bố, tỉnh Điện Biên thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 trong bối cảnh có những khó khăn, thách thức và thuận lợi đan xen. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo...

Điện Biên với chủ trương phát triển mắc ca

https://www.youtube.com/watch?v=VP7g1gaSDpo Điện Biên TV - Với tiềm năng, lợi thế về đất đai và khí hậu, Điện Biên là một trong những tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030. Đến nay, Điện Biên đã trở thành vùng trọng điểm trồng mắc ca lớn khu vực Tây Bắc với hơn 10.700ha. Việc mở...

Huyện Tủa Chùa khởi công Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia

Điện Biên TV - Sáng 1/1/2025, tại xã Mường Báng, UBND huyện Tủa Chùa đã tổ chức Lễ khởi công Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc Chương trình “Bừng sáng Điện Biên”. Dự buổi lễ có đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc Chương trình “Bừng sáng Điện Biên” tại huyện Tủa Chùa có tổng...

Khẩn trương hoàn trả mặt bằng khu đất bãi đỗ xe tĩnh

Điện Biên TV - Sáng 30/12, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức họp bàn xử lý dứt điểm việc tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng đối với khu đất Bãi đỗ xe tĩnh thành phố Điện Biên Phủ. Dự buổi họp có đồng chí Phạm Đức Toàn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phạm Đức...

Tin nổi bật

Tin mới nhất