Powered by Techcity

Khắc phục tình trạng cán bộ né việc

Mặc dù lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt để khắc phục, tuy nhiên tình trạng trên vẫn chưa chấm dứt. Do đó, cần có những giải pháp quyết liệt hơn nữa để làm thay đổi nhận thức, thái độ của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đồng thời kiên quyết thay thế những cán bộ thiếu trách nhiệm, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Nguy hiểm từ nhận thức “không làm thì không sai”

Hiện tượng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám thực thi công vụ không phải là hiện tượng đơn lẻ mà diễn ra ở nhiều địa phương, kể cả một số bộ, ngành Trung ương. Tâm lý sợ sai thể hiện rõ trong giải ngân vốn đầu tư công, quản lý đất đai, bất động sản, mua sắm trang thiết bị khu vực công, cung cấp dịch vụ liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, đã được báo chí phản ánh.

Tâm lý sợ sai từ những lĩnh vực nhạy cảm có dấu hiệu lan rộng sang nhiều lĩnh vực, thậm chí xuất hiện hiện tượng né việc, cán bộ không muốn ký bất cứ văn bản nào.

Ảnh minh họa: dangcongsan.vn

Đặc biệt, cán bộ trong quá trình luân chuyển công tác càng có biểu hiện ngại việc, có tâm lý thủ thế, tránh sai sót, để chờ hết thời gian luân chuyển. Có đơn vị phản ánh họ rất nản lòng với một vị cán bộ thuộc diện này, bởi bất cứ văn bản nào trình lên cũng bị vị cán bộ này hỏi ngược lại rằng: “Tôi có đủ thẩm quyền ký không?”, rồi lưu văn bản đó lại để nghiên cứu, gây ách tắc công việc, mặc dù những văn bản trên hoàn toàn đúng thẩm quyền và theo thông lệ thường kỳ.  

Điều này làm trì trệ và chậm trễ nền công vụ, bào mòn và giảm niềm tin của người dân, ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế-xã hội; cản trở nguồn lực và động lực phát triển, nhất là trong tình hình khó khăn hiện nay.

Đáng lo ngại là đang có lối nghĩ khá phổ biến trong đội ngũ cán bộ, công chức là “không làm thì không sai”. Đây là dấu hiệu “tự diễn biến” trong tư tưởng chính trị của cán bộ, công chức, gây cản trở nghiêm trọng tới kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và sự phát triển chung của đất nước.

Phát biểu tại Quốc hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông cho biết, có tình trạng bất an, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, có cán bộ đã tâm sự rằng “thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử”.

Thực tế diễn biến tư tưởng này cho thấy đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang phân tách việc vi phạm kỷ luật với vi phạm pháp luật. Họ cho rằng vi phạm kỷ luật công vụ thì bị kỷ luật đảng (với các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ), kỷ luật hành chính với các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm (đối với cán bộ) hay khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc (đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý), hoặc là khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc (với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý). Nhưng nếu vi phạm pháp luật thì cán bộ, công chức có thể sẽ phải chịu án hình sự, có thể phải ngồi tù.    

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, có 4 nhóm nguyên nhân cơ bản dẫn đến tâm lý sợ sai, trong đó năng lực chuyên môn của bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế; người đứng đầu một số đơn vị chưa nêu gương nghiêm túc; thể chế về kinh tế-xã hội còn bất cập, chồng chéo hoặc có vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa được sửa kịp thời.

Công cuộc chống tham nhũng đang được đẩy mạnh, nhiều cán bộ, công chức sai phạm nghiêm trọng bị kỷ luật, khởi tố dẫn đến một bộ phận có tâm lý sợ sai. Nhìn nhận với góc độ tư tưởng chính trị, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh rằng, dù vì nguyên nhân nào thì cán bộ sợ sai, không dám làm là vi phạm quy định, có biểu hiện suy thoái, cần nghiêm khắc phê phán và phải có giải pháp để triệt tiêu hiện tượng tiêu cực này.

Đổ lỗi cho việc sợ sai phạm pháp luật để né việc, đùn đẩy trách nhiệm chỉ là một cách ngụy biện, bởi thực tế, cùng quy định pháp luật, cùng cơ chế nhưng một số địa phương vẫn thực hiện tốt đầu tư công, tăng trưởng kinh tế, phát triển doanh nghiệp, cán bộ vẫn năng động, sáng tạo, dám làm và làm tốt. Do đó, không thể đổ lỗi hoàn toàn do vướng mắc về quy định, cơ chế để không thực thi công vụ.

Thủ thuật để chây ì công việc

Nhìn ở khía cạnh luật pháp, đồng chí Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội cho rằng, hành vi không làm gì cả là vi phạm pháp luật bởi không thực hiện bổn phận, nghĩa vụ mà Nhà nước trao. Như vậy là vô trách nhiệm và vi phạm pháp luật, phải xử lý.

Tuy nhiên, tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện nay chưa thấy những quy định cụ thể để xử lý cán bộ, công chức né việc, chỉ thấy các quy định xử lý khi cán bộ không chấp hành giờ làm việc, nghỉ việc không đúng quy định, làm việc riêng trong giờ hành chính… Còn khi cán bộ, công chức vẫn ở cơ quan theo đúng quy định thì không dễ để xử lý khi công việc chưa hoàn thành.

Thời gian qua, xuất hiện một kiểu hành xử khá “cù nhầy” trong thực thi công vụ, ấy là cứ gửi văn bản lên hỏi cấp trên, hỏi các cơ quan quản lý ngành, mặc dù theo quy định của pháp luật thì cơ quan, địa phương ấy đủ thẩm quyền để quyết định, xử lý công việc và chịu trách nhiệm. Cơ quan quản lý ngành khi nhận được văn bản lại trả lời rất chung chung là: “Đề nghị thực hiện theo đúng quy định của pháp luật”.

Như vậy là “quả bóng” trách nhiệm cứ được đá qua đá lại giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương. Công việc cứ bị đình trệ, thiệt hại thì rất lớn, nhưng cũng không thấy ai phải chịu trách nhiệm. Bởi thực tế là với một cán bộ không tham mưu hay ký quyết định bị phát hiện là sai phạm pháp luật thì cũng không dễ để xử lý, kỷ luật họ. Công việc chưa thông nhiều khi được cán bộ giải thích rằng chưa đủ căn cứ pháp luật để giải quyết và việc gửi các văn bản hỏi lòng vòng một cách không cần thiết cũng được giải thích là quá trình thực thi nhiệm vụ, không dễ để bắt lỗi.  

Giao nhiệm vụ, chỉ tiêu, thời hạn rõ ràng và thay thế cán bộ

Để giải quyết tình trạng chây ì, né việc, né trách nhiệm trong cán bộ, công chức hiện nay, nên nghiên cứu thực hiện một số giải pháp sau:

Trước hết, cần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực chất của công tác cán bộ. Cần phải chọn bằng được những cán bộ đủ đức, đủ tài, đủ kiến thức, kinh nghiệm và bản lĩnh, dám làm, dám chịu trách nhiệm để giao trọng trách. Muốn vậy thì phải thực hiện tốt quy định của Đảng về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền. Công tác cán bộ có sạch thì Đảng mới mạnh, tổ chức mới mạnh, công việc mới thông, quốc gia mới phát triển.

Thứ hai, cần thường xuyên xem xét, sửa đổi các luật, các quy định không phù hợp với thực tiễn, để luật mang tính khả thi cao, tránh rủi ro cho đội ngũ cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ.

Thứ ba là phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu. Chọn cán bộ tốt đồng thời cũng phải có phương pháp và quy định để đánh giá đúng chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ. Một cán bộ tốt nhưng được giao vào một vị trí công việc chưa phù hợp cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ đó. Nếu cán bộ giữ vị trí chủ trì thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công việc của cơ quan, đơn vị.

Do vậy, cần giao nhiệm vụ, giao chỉ tiêu cho cơ quan, đơn vị và cho cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ấy một cách rõ ràng. Nếu không hoàn thành chỉ tiêu thì cần xem xét điều chuyển cán bộ ấy sang một vị trí khác, chọn người khác phù hợp hơn. Việc giao chỉ tiêu và quy trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ cho người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có tác dụng rất lớn đến việc đốc thúc để công việc chạy.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo rất quyết liệt là: “Ai không dám làm thì mạnh dạn đứng sang một bên cho người khác làm”, tỏ rõ thái độ đối với những cán bộ trì trệ, sợ trách nhiệm, né việc. Do vậy, những đơn vị, địa phương nào bị phản ánh nhiều về sự trì trệ, biểu hiện né tránh trách nhiệm thì cần xem xét trách nhiệm của người đứng đầu và có giải pháp thay thế phù hợp. Phải đả phá để thay đổi hẳn quan niệm “không làm thì không sai” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thấy rằng: Không làm mà gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị quy trách nhiệm, bị xử lý.

Thứ tư là đối với cán bộ trong diện quy hoạch, được luân chuyển công tác, cần xem xét kỹ chất lượng hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí luân chuyển. Không nên để tồn tại tâm lý “án binh bất động” trong một bộ phận cán bộ thuộc diện quy hoạch được luân chuyển để thử thách. Chính thời gian luân chuyển này là cơ hội để cán bộ thể hiện rõ năng lực, nhiệt huyết cống hiến của mình, từ đó tổ chức mới sắp xếp cán bộ theo quy hoạch.

Thứ năm là cần xây dựng và áp dụng các công cụ để định lượng, đánh giá một cách chính xác, khoa học chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Hiện nay, công tác đánh giá cán bộ còn cảm tính, chưa có các công cụ để đo lường hiệu quả chất lượng hoàn thành nhiệm vụ. Ở những nơi công việc bị tắc nghẽn, chậm trễ thì cán bộ vẫn có thể được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ở các nước phát triển, có rất nhiều công cụ để đo lường hiệu quả làm việc của nhân sự, ví dụ như chỉ số KPI mà hiện nay nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã áp dụng khá hiệu quả. Chỉ số này có tiêu chuẩn chung, dựa vào đó, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ xây dựng, điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù lĩnh vực của mình. Tuy nhiên, muốn đánh giá được hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thì các chỉ tiêu, nhiệm vụ, thời hạn hoàn thành được giao cho các bộ, ngành, địa phương cũng phải hết sức cụ thể, rõ ràng.

 Thứ sáu là cần có cơ chế, chính sách khuyến khích, bảo vệ cán bộ có tinh thần “7 dám: Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung”. Hiện nay đã có Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22-9-2021 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Thế nhưng, Kết luận số 14-KL/TW cần được thể chế hóa thành các quy định cụ thể của pháp luật, từ đó cán bộ có chỗ dựa mới tự tin khi thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích chung.

Thứ bảy là đối với cá nhân cán bộ, đảng viên, phải thường xuyên tự tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh, đạo đức cách mạng, năng lực, trình độ. Khi người cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình sẽ luôn vững vàng trước khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng.

Đồng thời, đạo đức cách mạng sẽ thúc đẩy người cán bộ, đảng viên nhiệt huyết trong thực hiện nhiệm vụ, không thể đành lòng nhắm mắt làm ngơ trước một núi công việc, không thể làm ngơ trước sự trông mong, tin tưởng của tổ chức, xã hội và nhân dân. Bản lĩnh của người cán bộ được thể hiện ở ý chí vượt qua khó khăn, gian khổ, kiên cường, dũng cảm, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.

Cùng với đó, người cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Người cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn sẽ tạo ra niềm tin và chỗ dựa vững chắc cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền, làm cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền không hoài nghi, dao động trước những quyết định của mình. Từ đó, tổ chức, cơ quan, đơn vị luôn có bầu không khí sôi nổi, tự tin trong mọi hoạt động.

Khi những yếu tố nêu trên được tích lũy đầy đủ, người cán bộ sẽ luôn phát huy tốt tinh thần “7 dám”, không sợ trách nhiệm, không né tránh hay đùn đẩy trách nhiệm.

Nguồn

Cùng chủ đề

Phú Quý “gồng mình” đón khách du lịch

Từ khi đường cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết được đưa vào hoạt động, rút ngắn thời gian đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến thành phố Phan Thiết, nhiều du khách đã lựa chọn du lịch đảo Phú Quý. Bên cạnh đó, thời gian đi tàu cao tốc từ...

Có nên định vị Việt Nam là điểm đến du lịch giá rẻ?

"Giá rẻ" là từ khóa chưa bao giờ hết "hot", nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn đang ảm đạm và tiềm ẩn nhiều bất ổn. Với du lịch cũng vậy, giá tour, chi phí dịch vụ tại điểm đến luôn là...

Hạn chế trong quản lý, sử dụng đất đai

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Ðất đai (sửa đổi). (Ảnh ÐĂNG ANH) Tại nhiều địa phương thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều thiếu sót, hạn chế, thậm chí là sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai. Gần đây...

Không để các luận điệu xuyên tạc làm ảnh hưởng đến công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam

Sự nham hiểm của những luận điệu xuyên tạc Biển là không gian chiến lược mở, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đường lối, chiến lược và tương lai phát triển của đất nước. Biển Đông là “bản lề” nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, là nơi hội...

Đừng để thất bại ngay từ trong suy nghĩ

Không biết quan điểm của bạn về mấy TikToker nói trên như thế nào, còn đối với tôi - một sĩ quan trẻ đang công tác trong Quân đội, tôi cho rằng đó là suy nghĩ tầm thường của một bộ phận thanh niên không có bản lĩnh, lập trường,...

Cùng tác giả

VPUB – Tổng kết Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên 2024

Đồng chí Hồ Đức Phớc - Ủy viên TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân. Phát biểu tại Lễ bế mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô cho biết, có 169 chương trình, sự kiện được tổ chức trong Năm Du lịch Quốc gia -...

Cập nhật tiến độ các dự án tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm. Ảnh: MPI Báo cáo tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ tư diễn ra chiều nay (18/12) tại tỉnh Hoà Bình, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm đã báo cáo về việc tổ chức triển khai tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La). Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm,...

Tổng kết Năm Du lịch quốc gia – Điện Biên 2024

Điện Biên TV - Chiều 22/12, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức: Hội nghị tổng kết Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự hội nghị có đồng chí Hồ Đức Phớc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. Dự Hội nghị về phía tỉnh Điện Biên...

Vàng sẽ bật tăng trong tuần tới?

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền Bắc –...

Mường Ảng tọa đàm kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Điện Biên TV - Chiều 20/12, huyện Mường Ảng đã tổ chức tọa đàm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Dự buổi gặp mặt có đồng chí Giàng Thị Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Lãnh đạo huyện Mường Ảng tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn huyện. Phát biểu...

Cùng chuyên mục

Cập nhật tiến độ các dự án tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm. Ảnh: MPI Báo cáo tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ tư diễn ra chiều nay (18/12) tại tỉnh Hoà Bình, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm đã báo cáo về việc tổ chức triển khai tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La). Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm,...

Vàng sẽ bật tăng trong tuần tới?

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền Bắc –...

Mường Ảng tọa đàm kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Điện Biên TV - Chiều 20/12, huyện Mường Ảng đã tổ chức tọa đàm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Dự buổi gặp mặt có đồng chí Giàng Thị Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Lãnh đạo huyện Mường Ảng tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn huyện. Phát biểu...

Hoành tráng Con đường lịch sử, đại tướng Phan Văn Giang trao huy hiệu cho nữ già làng Tây Nguyên

Chương trình chính luận nghệ thuật Con đường lịch sử đã diễn ra tối 21-12 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam; đồng thời được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Sự kiện do Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Đại tướng Phan Văn Giang trao huy hiệu cho già...

VPUB – Gặp mặt các tập thể, cá nhân điển hình trong hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết năm 2024

Dienbien.gov.vn - Sáng 22/12, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Chương trình gặp mặt gương điển hình tiêu biểu trong phong trào hỗ trợ, xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo năm 2024. Dự chương trình có các đồng chí: Trần Quốc Cường - Bí thư Tỉnh ủy; Mùa A Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ...

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Quân đội nhân dân Việt Nam trung thành, xung kích, tin cậy

Nhân dịp này, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Tính nhân văn sâu sắc của “Bộ đội Cụ Hồ” Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng...

Quân đội Nhân dân Việt Nam – đội quân cách mạng tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân

Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – đội quân chủ lực đầu tiên, tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập. Mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và tính Nhân dân sâu sắc với phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, suốt 80 năm qua, Quân đội Nhân dân Việt Nam thực sự là đội quân cách mạng từ Nhân dân mà ra, vì...

Quân đội Nhân dân Việt Nam: Những mốc son trong chặng đường 80 năm xây dựng và phát triển

LỜI TÒA SOẠN Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), báo VietNamNet trân trọng gửi tới quý độc giả những bài viết, câu chuyện, ký ức, kỷ niệm… khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” và hành trình 80 năm...

Phát huy truyền thống anh hùng, sự nghiệp vẻ vang, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, bảo vệ vững chắc...

(Bqp.vn) – Cách đây 80 năm, thực hiện Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Đây là sự kiện có tính bước ngoặt đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng vũ trang cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân và nhân dân...

“Con đường lịch sử” thể hiện hình ảnh đầy tự hào về Bộ đội Cụ Hồ

Sự kiện do Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất