Powered by Techcity

Đến Điện Biên ăn xôi sắn, cơm lam nếp nương

Người Thái ở Điện Biên ăn xôi sắn, cơm lam chấm với muối ớt, chẳm chéo.

Lên Tây Bắc, đặc biệt là Điện Biên, những ngày cuối thu khi tiết trời bắt đầu se lạnh, du khách thường bị hấp dẫn bởi những món cơm mới nóng hổi do người địa phương chế biến. Một trong số đó là xôi sắn – món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Xôi sắn có hương vị dẻo, bùi, ngậy và thơm của gạo nếp nương nấu cùng củ sắn.

Sắn được trồng trên nương, sau khi thu hoạch về thì chọn những củ ngắn, bở và tròn trịa để hấp xôi đãi khách. Ảnh: TTXTDL Điện Biên
Sắn được trồng trên nương, sau khi thu hoạch về thì chọn những củ ngắn, bở và tròn trịa để hấp xôi đãi khách. Ảnh: TTXTDL Điện Biên

Sắn phải là những củ ngắn, tròn, sau khi rửa sạch mang luộc sơ để cho ráo nước rồi mới trộn lẫn cùng gạo để mang đi đồ thành xôi. Người Thái thường đồ xôi bằng chõ. Khác với chõ đồ xôi ở miền xuôi, làm bằng inox, chõ truyền thống của người Thái được làm từ gỗ vông. Sau khi xôi chín, bà con dân tộc Thái thường đổ xôi ra mâm, dàn mỏng cho nhanh nguội, bớt hơi nước rồi mới lèn vào các giỏ được đan bằng mây có nắp đậy. Đến bữa, mọi người sẽ mang những giỏ xôi này ra mời khách.

Xôi nếp nương cũng là đặc sản thường thấy trên mâm cơm đãi khách của người dân vùng cao. Hạt gạo nếp căng tròn, khi đồ lên thường sáng bóng, vị ngọt, dẻo thơm. Ngoài màu trắng nguyên thủy, người dân thường nhuộm màu cho xôi bằng các lại lá, quả, củ… Do đó, xôi còn có thêm màu tím, vàng, xanh… Cũng giống xôi sắn, gạo được vo sạch rồi cho vào chõ gỗ để đồ chín và thường được đồ hai lần để chín kỹ.

Sẽ là một thiếu sót nếu bỏ qua món cơm lamtừ lâu đã là một trong những món ăn độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Thái. Gạo nếp mới trộn cùng nếp cẩm (màu tím), cho thêm muối và gừng rồi ngâm qua đêm. Sau khi ráo nước, gạo được cho vào ống tre dài khoảng 20-30 cm, thêm chút nước rồi nút đầu lại bằng lá chuối.

Ngoài cơm lam nếp nương nguyên bản, người Thái còn thường dùng gạo nếp cẩm có màu tím để nấu cơm lam. Ảnh: TTXTDL Điện Biên
Ngoài cơm lam nếp nương nguyên bản, người Thái còn thường dùng gạo nếp cẩm có màu tím để nấu cơm lam. Ảnh: TTXTDL Điện Biên

Tiếp đến, người dân sẽ nướng các ống cơm này trên than hồng, hoặc vùi trong bếp lửa, đảo đều để gạo chín bên trong. Một ống cơm lam ngon, đạt chuẩn là khi bóc lớp vỏ cứng bên ngoài vẫn còn lộ bên trong lớp vỏ lụa của ống tre dính vào phần cơm. Cơm bên trong chín đều, có độ dẻo, thơm và màu vàng nhạt đẹp mắt.

Ngoài ra, còn phải kể đến cơm đỏ của người dân tộc Hà Nhì. Gạo đỏ chỉ có ở ruộng bậc thang. Cơm đỏ được nhiều người đánh giá chế biến công phu. Muốn cơm ngon, gạo trước khi nấu phải ngâm 3-4 tiếng để hạt nở và mềm. Sau đó, đun nước trên chảo cho thật sôi thì đổ gạo vào đó luộc trong 5 phút. Dùng muỗng lớn đảo đều gạo để không bị dính chảo rồi vớt đổ ra rá lớn, tiếp tục đảo để hạt cơm tơi ra. Sau đó, lại tiếp tục đun sôi nồi nước, đổ gạo vừa sơ chế vào chõ rồi đặt lên đồ trong 40-50 phút.

Cơm lam, xôi sắn... ăn kèm thịt lợn, gà nướng. Ảnh: Hoa Thắng

Cơm lam, xôi sắn… ăn kèm thịt lợn, gà nướng. Ảnh: Hoa Thắng

Những món ăn trên, người dân tộc Thái thường ăn cùng chẳm chéo (thay vì muối vừng thường thấy). Chẳm chéo là một loại chấm nổi tiếng của vùng Tây Bắc, gồm muối, ớt nướng, hạt mắc kén giã nhỏ. Ngoài ra, thực khách có thể ăn các món trên cùng các món ăn truyền thống của người dân địa phương như gà, cá nướng, cá sấy, hay thịt trâu gác bếp.

Anh Minh

Nguồn

Cùng chủ đề

Giá vàng nhẫn, giá vàng miếng SJC đồng loạt tăng

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền...

Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X: Viết nên câu chuyện Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; một số Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các cơ quan báo chí và các tác giả đoạt...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo tàng Lịch sử quân sự là địa chỉ đỏ để học tập quá trình giữ nước

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Bộ Quốc phòng thăm và làm việc tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam chiều 3-12 – Ảnh: TUẤN HUY Cùng dự có Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và nhiều lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Địa chỉ đỏ để học tập, nghiên cứu quá trình giữ nước anh hùng...

Toàn văn phát biểu của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo...

Hà Nội, tháng 12 năm 2024 *** Kính thưa Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kính thưa các đồng chí Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành Trung ương Thưa quý đại biểu, khách quý và khán thính giả cả nước Thưa toàn thể các đồng chí! Hôm nay, trong không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tích cực...

Báo Điện tử VietnamPlus được xướng tên tại Giải thưởng về thông tin đối ngoại

Tại Giải thưởng Toàn quốc về Thông tin Đối ngoại lần thứ X, Báo Điện tử VietnamPlus đã giành Giải Nhì với loạt bài “70 năm Hiệp định Geneva: Giá trị thời đại từ bài học chiến lược đào tạo cán bộ” của nhóm tác giả Trần Long, Minh Thu, Minh Anh. Lễ trao giải đã diễn ra long trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội, tối 3/12. Đến dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo...

Cùng tác giả

Top điểm check-in mùa hoa dã quỳ tuyệt đẹp ở Điện Biên

Từ trung tuần tháng 11, khi thời tiết bắt đầu se lạnh, hoa dã quỳ nở rộ nhuộm vàng trên khắp các triền đồi và dọc các cung đường tại Điện Biên. Hoa dã quỳ nở rộ khắp núi rừng Điện Biên là cảm hứng cho các bạn trẻ đến check-in. Ảnh: Quang Đạt Trong những ngày này, Điện Biên đang vào mùa hoa dã quỳ. Từ cuối tháng 10, hoa bắt đầu khoe sắc vàng rực rỡ, nhuộm vàng cả những cung đường...

Thưởng thức hàng trăm đặc sản khắp ba miền ở Điện Biên

Du khách có cơ hội thưởng thức hàng trăm món ăn ngon tại Liên hoan ẩm thực toàn quốc đang diễn ra tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Hàng nghìn du khách đến thưởng thức các món ngon tại Liên hoan ẩm thực toàn quốc. Ảnh: Quang Đạt Với 60 gian hàng ẩm thực đa dạng, từ các món ăn truyền thống dân tộc đến những món ăn hiện đại, du khách như lạc vào một cuộc hành trình ẩm thực khám phá ba...

Điện Biên: Công nhận Chợ phiên Tủa Chùa trở thành điểm du lịch

Chợ phiên Tủa Chùa tại tổ dân phố Thống Nhất, thị trấn Tủa Chùa và hang động Chua Po ở xã Lao Xả Phình vừa chính thức được công nhận là hai điểm du lịch mới tại tỉnh Điện Biên. Chợ đêm Tủa Chùa được họp vào tối thứ Bảy hàng tuần. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Ngày 13/8, thông tin từ Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên cho biết đã công nhận Chợ phiên Tủa Chùa, có địa chỉ tại tổ...

Ghé suối Uva thưởng thức “trứng lội nước khoáng” ở Điện Biên

Với nhiệt độ nước trung bình từ 76-84 độ C, suối khoáng nóng tự nhiên Uva tại Điện Biên có thể luộc trứng gà chín trong khoảng 10 phút. Nằm cách trung tâm TP Điện Biên Phủ khoảng 15km, suối khoáng nóng Uva thuộc bản Uva, xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Dòng nước suối ở đây đặc biệt vì quanh năm có nhiệt độ trung bình từ 76-84 độ. Khi tắm với nguồn nước này, người dân và du khách chỉ cần pha...

Tháp cổ gần 500 tuổi ở Điện Biên mang biểu tượng đoàn kết Việt – Lào

Công trình kiến trúc tại xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên hình thành từ giữa thế kỷ XVI có tên gọi là tháp cổ Mường Luân. Trải qua gần 500 năm, tháp cổ Mường Luân đã trở thành một di sản văn hóa đang được bảo tồn và phát huy giá trị. Ảnh: Quang Đạt Tháp cổ Mường Luân là công trình kiến trúc mang nét văn hóa, tôn giáo của dân tộc Lào tại tỉnh Điện Biên. Đây không chỉ...

Cùng chuyên mục

Top điểm check-in mùa hoa dã quỳ tuyệt đẹp ở Điện Biên

Từ trung tuần tháng 11, khi thời tiết bắt đầu se lạnh, hoa dã quỳ nở rộ nhuộm vàng trên khắp các triền đồi và dọc các cung đường tại Điện Biên. Hoa dã quỳ nở rộ khắp núi rừng Điện Biên là cảm hứng cho các bạn trẻ đến check-in. Ảnh: Quang Đạt Trong những ngày này, Điện Biên đang vào mùa hoa dã quỳ. Từ cuối tháng 10, hoa bắt đầu khoe sắc vàng rực rỡ, nhuộm vàng cả những cung đường...

Thưởng thức hàng trăm đặc sản khắp ba miền ở Điện Biên

Du khách có cơ hội thưởng thức hàng trăm món ăn ngon tại Liên hoan ẩm thực toàn quốc đang diễn ra tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Hàng nghìn du khách đến thưởng thức các món ngon tại Liên hoan ẩm thực toàn quốc. Ảnh: Quang Đạt Với 60 gian hàng ẩm thực đa dạng, từ các món ăn truyền thống dân tộc đến những món ăn hiện đại, du khách như lạc vào một cuộc hành trình ẩm thực khám phá ba...

Điện Biên: Công nhận Chợ phiên Tủa Chùa trở thành điểm du lịch

Chợ phiên Tủa Chùa tại tổ dân phố Thống Nhất, thị trấn Tủa Chùa và hang động Chua Po ở xã Lao Xả Phình vừa chính thức được công nhận là hai điểm du lịch mới tại tỉnh Điện Biên. Chợ đêm Tủa Chùa được họp vào tối thứ Bảy hàng tuần. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Ngày 13/8, thông tin từ Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên cho biết đã công nhận Chợ phiên Tủa Chùa, có địa chỉ tại tổ...

Ghé suối Uva thưởng thức “trứng lội nước khoáng” ở Điện Biên

Với nhiệt độ nước trung bình từ 76-84 độ C, suối khoáng nóng tự nhiên Uva tại Điện Biên có thể luộc trứng gà chín trong khoảng 10 phút. Nằm cách trung tâm TP Điện Biên Phủ khoảng 15km, suối khoáng nóng Uva thuộc bản Uva, xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Dòng nước suối ở đây đặc biệt vì quanh năm có nhiệt độ trung bình từ 76-84 độ. Khi tắm với nguồn nước này, người dân và du khách chỉ cần pha...

Tháp cổ gần 500 tuổi ở Điện Biên mang biểu tượng đoàn kết Việt – Lào

Công trình kiến trúc tại xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên hình thành từ giữa thế kỷ XVI có tên gọi là tháp cổ Mường Luân. Trải qua gần 500 năm, tháp cổ Mường Luân đã trở thành một di sản văn hóa đang được bảo tồn và phát huy giá trị. Ảnh: Quang Đạt Tháp cổ Mường Luân là công trình kiến trúc mang nét văn hóa, tôn giáo của dân tộc Lào tại tỉnh Điện Biên. Đây không chỉ...

Điện Biên: Độc đáo chợ đêm vùng cao của người Mông ở Tủa Chùa

Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, huyện Tủa Chùa đầu tư, phát triển chợ đêm thị trấn Tủa Chùa thành sản phẩm du lịch độc đáo vì ở đây chỉ bán bằng hình thức livestream.                Livestream bán hàng tại chợ đêm Tủa Chùa. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Tủa Chùa là huyện vùng cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Điện Biên với 7 dân tộc cùng sinh...

Tiết lộ về cuộc tuyển chọn giọng đọc “đi vào lòng người” ở Lễ diễu binh

(Dân trí) - Hình ảnh đoàn diễu binh, diễu hành hùng tráng trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ kết hợp cùng giọng đọc trầm ấm, cảm xúc của tổ thuyết minh khiến triệu người nghe xúc động, tự hào.

Ba tiếng cảm xúc xem 12.000 người diễu binh

ĐIỆN BIÊN - Nhiều người có mặt trong sân vận động hay đứng dọc các tuyến đường trải qua những cung bậc cảm xúc tự hào, xúc động, choáng ngợp khi chứng kiến 12.000 người của 40 khối quân binh chủng và dân sự diễu binh.

Chiến thắng Điện Biên Phủ làm thay đổi thế giới

Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ... Những danh xưng quen thuộc ấy đã trở thành nguồn cảm hứng lớn lao với người dân các nước thuộc địa.

Cờ Tổ quốc được trực thăng kéo thế nào trên bầu trời Điện Biên

ĐIỆN BIÊN-Cờ Tổ quốc rộng gần 20 m2, gắn vào dây cáp chịu tải một tấn, được trực thăng kéo lên độ cao khoảng 120 m, bay trình diễn trên bầu trời Điện Biên dịp 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tin nổi bật

Tin mới nhất