Powered by Techcity

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết định xoay chuyển cục diện chiến trường của tướng Giáp

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phải đưa ra ‘quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân’ của mình, song đó cũng là quyết định có ý nghĩa quyết định sự thắng, bại của chiến dịch.

Kế hoạch tiêu diệt cứ điểm Điện Biên Phủ trong 3 đêm 2 ngày

Sáng 4.4, tại Ninh Bình, Quân đoàn 12, Báo Quân đội nhân dân tổ chức Tọa đàm “Nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ – Bài học thực tiễn trong huấn luyện chiến đấu hiện nay”.

Tham luận tại tọa đàm, thiếu tướng, TS Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng), cho biết tới đầu tháng 12.1953, chiến trường Điện Biên Phủ đã trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và thực dân Pháp. Giữa tháng 12.1953, thực dân Pháp đã tập trung 12 tiểu đoàn tại Điện Biên Phủ, từng bước hình thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, kiên cố để nghiền nát các đại đoàn chủ lực của ta.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết định xoay chuyển cục diện chiến trường của tướng Giáp- Ảnh 1.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng cán bộ chỉ huy họp bàn kế hoạch tác chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

Theo thượng tướng, PGS-TS Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng (Bộ Quốc phòng), với quân Pháp, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ với quân đông, hỏa lực mạnh, hệ thống công sự vật cản được xây dựng vững chắc, hoàn chỉnh, là hình thức phòng ngự mới nhất, hiện đại nhất. Đây là “pháo đài khổng lồ không thể công phá” mà tướng Giáp sẽ “không dám chấp nhận giao chiến” vì quân đội Việt Minh chưa bao giờ tiến công một tập đoàn cứ điểm lớn đến như vậy. Nếu tiến công vào Điện Biên Phủ sẽ đi vào con đường tự sát.

Tới ngày 6.12.1953, Bộ Chính trị họp, hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo nên một bước ngoặt mới trong chiến tranh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao nhiệm vụ Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 5.1.1954, ông lên đường ra mặt trận.

Trong tham luận gửi tới tọa đàm, ông Khoa nhìn nhận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy không hề đánh giá thấp sức mạnh của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Bộ Chỉ huy ta nhận thức rõ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là một mục tiêu đông về quân số, áp đảo về hỏa lực, với công sự kiên cố. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra với Bộ Chỉ huy nói chung, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng không phải là không dám đánh vào nơi kẻ địch mạnh, mà là đánh như thế nào để tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm mạnh như vậy.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết định xoay chuyển cục diện chiến trường của tướng Giáp- Ảnh 2.

Thiếu tướng, TS Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng), tham luận tại tọa đàm

Ngày 12.1.1954, tại Tuần Giáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe Tham mưu trưởng chiến dịch Hoàng Văn Thái báo cáo. Đảng ủy Mặt trận và tất cả đều tán thành phương châm chiến dịch là “đánh nhanh, thắng nhanh”. Cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh cũng khẳng định, nếu không tranh thủ đánh sớm khi địch còn đứng chân chưa vững, để nay mai chúng tăng quân và củng cố công sự thì không đánh được, ta sẽ bỏ mất thời cơ.

Đại tá Trần Liên, nguyên cán bộ tham mưu Trung đoàn cao xạ 367 năm 1954, người trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, kể lại kế hoạch ban đầu khi địch mới co cụm về Điện Biên Phủ có 6 tiểu đoàn nên chủ trương tác chiến với phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, dự kiến tiêu diệt cứ điểm Điện Biên Phủ trong 3 đêm 2 ngày. “Khi đó, có phương án kéo pháo bằng tay 15 km đường rừng núi từ Nà Nhạn (H.Điện Biên) đường 41 qua núi Pha Phu Xông sang bản Tấu trên đường Lai Châu, Điện Biên. Dự kiến kéo với 5.000 cán bộ, chiến sĩ công binh và tiểu đoàn bộ binh 174 trong một ngày đêm”, vị đại tá năm nay 96 tuổi cho biết.

Quyết định khó khăn nhất đời cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tuy nhiên, trước sự tăng cường phòng ngự của địch và qua nhiều ngày theo dõi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận thấy quân địch ở Điện Biên Phủ đã trở thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố. Trong khi đó, pháo binh của phía ta, hỏa lực chủ yếu của chiến dịch, lại không kéo được vào trận địa đúng thời gian, yêu cầu. Nếu “đánh nhanh, giải quyết nhanh” thì không bảo đảm thắng lợi.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết định xoay chuyển cục diện chiến trường của tướng Giáp- Ảnh 3.

Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân đoàn 12 cùng đại tá Trần Liên (thứ 4 từ trái sang) và ông Võ Hồng Nam (con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thứ 2 từ trái sang) tại tọa đàm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết định xoay chuyển cục diện chiến trường của tướng Giáp- Ảnh 4.

Đại tá Trần Liên, nguyên cán bộ tham mưu Trung đoàn cao xạ 367 năm 1954, phát biểu tham luận tại tọa đàm

Theo thượng tướng Trần Việt Khoa, tại Hội nghị Đảng ủy Mặt trận ngày 26.1.1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Bí thư Đảng ủy Mặt trận đã đề nghị các đảng ủy viên trả lời một câu hỏi cốt lõi lúc này là: đánh như vậy có 100% chắc thắng hay không? Trải qua nhiều giờ thảo luận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết luận: Đánh theo phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” nhất định thất bại và quyết định chuyển sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc”.

Thiếu tướng, TS Trần Minh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng, cho hay trải qua nhiều ngày đêm bám sát chiến trường, cân nhắc mọi mặt, trên cơ sở phân tích so sánh tương quan lực lượng, đánh giá khả năng của ta và địch tại Điện Biên Phủ, Đại tướng đi đến một quyết định là phải kiên quyết thay đổi ngay cách đánh, chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.

Sáng 26.1.1954, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đã gặp Trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh. Sau khoảng nửa giờ trao đổi, cố vấn Vi Quốc Thanh nhất trí với sự phân tích, đánh giá của Ðại tướng và đồng ý hoãn cuộc tiến công, chuyển sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Ngay sau đó, Hội nghị Ðảng ủy Mặt trận được triệu tập để thảo luận về thay đổi phương châm tác chiến. Hội nghị đã trao đổi, tranh luận rất thẳng thắn. Trong hội nghị, lúc đầu cũng có ý kiến phản đối với thay đổi phương châm tác chiến. Tuy nhiên, với tư cách là một Tổng tư lệnh, Đại tướng đã phân tích một cách khoa học và đặt vấn đề phải bảo đảm “chắc thắng mới đánh” như quyết định của Bộ Chính trị và lời dặn của Bác Hồ với ông: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.

Cuối cùng Đảng ủy Mặt trận cũng tìm được sự thống nhất trong vấn đề thay đổi quyết định từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Ðại tướng ra lệnh toàn mặt trận hoãn cuộc tiến công, các đơn vị lui về địa điểm tập kết, kéo pháo ra, chuẩn bị lại theo phương châm tác chiến mới.

Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng chia sẻ, việc chuyển phương châm từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là một “quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân” của ông. Nếu cứ giữ lệnh cũ sẽ là một tội ác. “Đây là quyết định sáng suốt mang đậm nhãn quan quân sự cá nhân sắc sảo, bản lĩnh, dũng cảm, quyết đoán, táo bạo, sáng suốt, thể hiện trách nhiệm rất cao trước thắng lợi của chiến dịch và xương máu của cán bộ, chiến sĩ của người cầm quân và là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ”, thượng tướng Trần Việt Khoa đánh giá.

Thực hiện phương châm và kế hoạch tác chiến mới đề ra, sau hơn 2 tháng chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, lúc 17 giờ ngày 13.3.1954, quân ta nổ súng tiến công cứ điểm Him Lam, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trải qua 56 ngày đêm, sau 3 đợt tiến công, đến 17 giờ 30 ngày 7.5.1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn. Tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Theo đại tá, PGS-TS Trần Ngọc Long, nguyên Phó viện trưởng Viện Lịch sử quân sự, diễn biến chiến trường 56 ngày đêm sau đó cho thấy việc thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là “kịp thời và sáng suốt, có ý nghĩa quyết định sự thắng, bại của chiến dịch Điện Biên Phủ”.

nguồn

Cùng chủ đề

Tự hào, lắng đọng Điện Biên Phủ – núi vọng sông rền

Tối 23-4, tại Hà Nội, đã diễn ra chương trình giao lưu - nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Núi vọng, sông rền” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Chương trình do Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chỉ đạo Trung tâm Phát thanh - Truyền hình quân đội thực hiện.

Trồng 1.000 cây hoa ban tại nhiều di tích gắn với Điện Biên Phủ

Trong khuôn khổ dự án “Phủ xanh tương lai”, 1.000 cây hoa ban được trồng tại các di tích lịch sử: Đồi A1, Đồi Him Lam và Hầm Đờ Cát.   Đây là sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Công ty Vietravel tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ban tổ chức cho biết, hoa ban được chọn trồng trong dự án đặc biệt này vì cây hoa ban...

Theo máy bay vận tải hiện đại lớn nhất của Không quân Việt Nam lên Điện Biên Phủ

CASA C-295 - một trong những máy bay vận tải lớn nhất của Không quân Việt Nam những ngày này liên tục thực hiện những chuyến bay chuyển quân, thiết bị tới Điện Biên Phủ.

Nhân chứng kể chuyện chặt cây, lấp hố bom rồi xóa dấu vết trên đường đưa pháo vào Điện Biên Phủ

TPO - Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, để nhanh chóng thông đường sau những trận "mưa bom", lực lượng thanh niên xung phong đã sáng tạo ra cách chặt, buộc những thân cây nhỏ với nhau thành bó để lấp đầy các hố bom. Cách làm này nhanh chóng, hiệu quả hơn việc đổ đất đá xuống hố bom. Và đặc biệt, cách làm này dễ xóa dấu vết, đảm bảo sự bí mật cho việc chuyển lương,...

Hàng nghìn người hăng say tập luyện với khí thế Điện Biên năm xưa

Hơn 2 tuần qua dưới nắng nóng gay gắt, hàng nghìn người dân Điện Biên vẫn hăng say tập luyện với khí thế hào hùng của Điện Biên Phủ năm xưa. Tất cả đều sẵn sàng tham gia Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Hơn 2 tuần qua, tại Sân vận động tỉnh Điện Biên, tiếng còi hiệu lệnh, tiếng hô vang “một hai - một hai” vẫn liên tục vang trong không khí luyện tập...

Cùng tác giả

Đồi A1 – từ nơi máu nhuộm từng tấc đất đến điểm tham quan thu hút vạn người

70 năm trước, khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn quyết định thì Đồi A1 là nơi diễn ra những trận những trận đánh ác liệt nhất. Ngày nay, di tích này đã trở thành điểm tham quan thu hút vạn người.

Cận cảnh dàn đại pháo phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 22.4, tại khuôn viên Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên) đã xuất hiện dàn đại pháo sẵn sàng phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo quan sát của phóng viên, có tất cả 15 khẩu pháo 105mm được tập kết tại đây. Ảnh: Văn Thành Chương Những chiến sĩ của Lữ đoàn pháo binh 45 thuộc Binh chủng pháo binh vẫn tiếp tục chỉnh trang tỉ mỉ từng chi...

Hàng nghìn người hăng say luyện tập với khí thế hào hùng của Điện Biên năm xưa

Hơn 2 tuần nay dưới cái nắng nóng trên dưới 40 độ, hàng nghìn học sinh, sinh viên, công chức, viên chức và người dân Điện Biên vẫn miệt mài tập luyện với khí thế hào hùng của Điện Biên năm xưa. Tất cả đều sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Những người cao tuổi trong khối diễu hành cựu chiến binh hăng say luyện tập. Ảnh: Thu Hằng Tập luyện với tinh thần...

Trồng 1.000 cây hoa ban tại nhiều di tích gắn với Điện Biên Phủ

Trong khuôn khổ dự án “Phủ xanh tương lai”, 1.000 cây hoa ban được trồng tại các di tích lịch sử: Đồi A1, Đồi Him Lam và Hầm Đờ Cát.   Đây là sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Công ty Vietravel tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ban tổ chức cho biết, hoa ban được chọn trồng trong dự án đặc biệt này vì cây hoa ban...

Trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho hai đảng viên là Chiến sĩ Điện Biên

Ngày 21/4, Đảng bộ thị trấn Mường Ảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng sớm cho hai đảng viên là Chiến sĩ Điện Biên năm xưa, hiện đang sinh hoạt tại Đảng bộ thị trấn Mường Ảng. Đến dự có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Phạm Khắc Quân, Ủy viên...

Cùng chuyên mục

Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm

Thời gian qua, công tác thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm tại Hà Nội đã phát hiện nhiều vi phạm từ các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm. Những vi phạm này chủ yếu liên quan đến quy trình chế biến, bảo quản và ghi nhãn thực phẩm. Cụ thể, trong đợt thanh tra mới đây của Sở Y tế Hà Nội, bốn cơ sở đã bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm. Trong đó, Công ty...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim phát biểu với báo chí. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN Thủ tướng Anwar Ibrahim nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Malaysia; chia sẻ...

Nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ

Điện Biên TV - Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 20/11, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến chúc mừng và dự buổi tọa đàm với chủ đề “Vai trò của người giảng viên trong công tác xây dựng Trường Chính trị đạt chuẩn” tại Trường Chính trị tỉnh. Cùng dự có đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ...

Đoàn đại biểu tỉnh Điện Biên làm việc với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô đã thông báo tóm tắt tiến độ triển khai thực hiện Dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm và tuyến hành trình thăm quan, tìm hiểu lịch sử Điện Biên Phủ. Theo đó, Dự án Quản...

VPUB – Đoàn đại biểu tỉnh Điện Biên làm việc với Cơ quan phát triển Pháp (AFD)

Dienbien.gov.vn – Tiếp tục chuyến thăm tại Pháp, ngày 20/11, Đoàn đại biểu tỉnh Điện Biên do đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên làm trưởng đoàn tiếp tục có buổi làm việc với Cơ quan phát triển Pháp Bà Julie Marsaudon – Phó Giám đốc phụ trách khu vực Đông Âu, Trung Đông và Châu Á của Cơ quan Phát triển Pháp; cùng tham dự buổi làm việc có...

Xây dựng nền giáo dục – đào tạo Điện Biên tiên tiến, hội nhập và phát triển

Điện Biên TV - Chiều 19/11, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Dự tọa đàm có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh. Đại...

Giá vàng nhẫn, giá vàng miếng giữ đà tăng giá

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Nơi lưu giữ những ký ức hào hùng của dân tộc anh hùng

Biên phòng – Tọa lạc tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là công trình quan trọng hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam. Bảo tàng không chỉ đơn thuần là công trình trưng bày lịch sử chiến tranh, mà còn tạo...

“Học viện Dân tộc cần tiếp tục khẳng định vị thế và nỗ lực hơn nữa trong việc đào tạo nguồn nhân lực có...

Ngày 08 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1562/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Dân tộc, trên cơ sở tổ chức lại Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc. Học viện Dân tộc là cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục công lập trực thuộc Ủy ban Dân tộc, hoạt động theo Điều lệ trường đại học. Học viện Dân tộc đã trải qua một chặng đường dài gần...

Bí thư Tỉnh ủy thăm và tri ân các nhà giáo tại Trường Cao đẳng Y tế Điện Biên

Điện Biên TV - Sáng 19/11, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm, chúc mừng cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng Y tế Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường phát biểu chúc mừng cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng Y tế Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất