Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐiện nơi thừa nơi thiếu là điều rất đau, truy trách nhiệm...

Điện nơi thừa nơi thiếu là điều rất đau, truy trách nhiệm của ai?


Ông Nguyễn Tiến Thoả, nguyên là Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), hiện là Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam bày tỏ mong muốn Bộ Công Thương qua thanh tra sẽ chỉ ra rõ nguyên do thiếu điện. VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Thoả xung quanh vấn đề đang gây bức xúc dư luận. 

“Nơi thừa, nơi thiếu là điều rất đau”

– Dư luận đang rất bức xúc trước tình hình thiếu điện và đòi hỏi quy trách nhiệm. Vậy theo ông, để thiếu điện thế này, ai phải chịu trách nhiệm?

TS. Nguyễn Tiến Thỏa: Tôi muốn đi đến tận cùng câu hỏi ai chịu trách nhiệm cho việc thiếu điện.

Đầu tiên là phải nói đến quy hoạch điện. Việc lập quy hoạch tính toán xây dựng và phê duyệt quy hoạch có vấn đề bất cập, thể hiện ở chỗ dự báo, tính toán không sát nhu cầu và đòi hỏi, tiềm năng phát triển để sản xuất hài hòa các nguồn điện khác nhau.

TS. Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Chủ tịch Hội Thẩm định giá.

Ai cũng biết khả năng phát triển điện gió, mặt trời ở miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, nhưng lưới truyền tải không đủ điều kiện truyền tải lượng điện này đến các nơi khác.

Như vậy, việc thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng tại chỗ không được đề cập đúng mức, cho nên phát triển NLTT càng đè nặng lên truyền tải, dẫn đến tình trạng nơi thiếu, nơi thừa điện. Nguồn điện có nơi thừa, nơi thiếu là điều rất đau đớn.

Thời gian xây dựng và đưa vào khai thác dự án điện mặt trời chỉ 6-8 tháng, trong khi truyền tải phải mất 2-3 năm mới làm xong đường đây 220kV, 5 năm với đường dây 500kV thì không thể đầu tư kịp.

Trong Luật Điện lực quy định Bộ Công Thương phối hợp với các địa phương, nhưng sự phối hợp này là không ổn. Có lúc địa phương tẩy chay nhiệt điện than và muốn đưa nguồn điện khác vào, Bộ và địa phương không đồng thuận được khiến mục tiêu đầu tư nguồn điện mới không đạt được. Các dự án nhiệt điện của nhiều DN không đảm bảo, trong đó có EVN, TKV, PVN và các dự án của tư nhân.

Như vậy, trách nhiệm thiếu điện này không phải của riêng ai.

Tại sao độc quyền mà lỗ?

– Vậy trách nhiệm EVN trong thiếu điện là gì, thưa ông?

Chúng ta cũng phải đánh giá EVN rất cố gắng, nỗ lực đảm bảo cung ứng điện. Nước ở các hồ thủy điện về mực nước chết, trời không mưa thì EVN không thể cung ứng đủ điện. Tiến độ các nhà máy trong quy hoạch không vận hành được, làm sao đủ điện được. Đó là những vấn đề ngoài tầm tay của EVN.

Mực nước hồ chứa của thủy điện Sơn La chỉ cao hơn mực nước chết hơn 1m.

Công suất đặt của EVN và các đơn vị phát điện thuộc EVN chỉ còn 29.901MW, chiếm tỷ trọng 38,4% công suất toàn hệ thống, còn lại mua từ các nhà máy khác nên có khó khăn trong việc cung ứng điện. Nhất là khi giá nhiên liệu đầu vào như than tăng cao như thế, trong khi giá bán không điều chỉnh kịp thời nên EVN thua lỗ.

Nếu EVN cố tình không chạy hết công suất, vì lỗ nên sản xuất cầm chừng, để thiếu điện, không tích cực xử lý sự cố thì mới bảo là trách nhiệm EVN. Còn đổ hết cho EVN hoàn toàn không phải.

Tôi nghe nhiều ý kiến nói rằng tại sao EVN lỗ mà các công ty phát điện lại lãi. Đó là vì EVN phải mua điện của các nhà máy theo giá thị trường, tất nhiên có giá trần, nhưng giá bán lẻ lại được Nhà nước cố định.

Còn việc các đơn vị thành viên EVN có tiền gửi ngân hàng, điều này hoàn toàn bình thường. Các công ty phải có dòng tiền trả nợ, thanh toán tiền mua hàng. Tôi cũng có tiền gửi ngân hàng để thanh toán các chi phí trong cuộc sống. Trong hạch toán tài chính quy định như vậy, đâu phải là tiền lãi EVN mang gửi ngân hàng.

Những phát ngôn như vậy là không chuẩn, không hiểu rõ vấn đề.

                         Giá mua nhiều nguồn điện đều cao hơn giá bán lẻ hiện hành 1.920,3732 đồng/kWh

– Vậy EVN lỗ nặng như vậy sẽ ảnh hưởng thế nào đến đầu tư của tập đoàn này, để đảm bảo cung ứng điện thời gian tới?

Ai làm ngành điện bị lỗ? Chúng ta phải giải quyết câu hỏi này. Nhiều người nói EVN độc quyền mà còn lỗ. Tôi đã giải thích rồi nhưng nhiều người cố tình không hiểu. Ngành nào cũng thế, mua cao bán thấp là lỗ. EVN phải mua đầu vào để sản xuất, đầu vào theo thị trường, dầu, than, khí,… Đầu ra thì ổn định, không được tăng. Đương nhiên khi đó chi phí sản xuất cao hơn giá bán ra. Như vậy lỗ là tất yếu.

Không ai cộng lỗ đó vào giá mà EVN phải tự xử lý dòng tiền đó. Tôi làm giá tôi chỉ quan tâm chi phí là bao nhiêu, mức giá nào là đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất và có lãi, như thế mới đảm bảo dòng tiền để sản xuất bình thường.

Quyết định 24 của Thủ tướng đã quy định rõ được phép 6 tháng điều chỉnh giá điện một lần nếu chi phí đầu vào thay đổi, biến động. Nếu điều chỉnh tăng 3% sẽ do EVN tự quyết định, còn 10% trở lên sẽ do Thủ tướng quyết định.

Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đồng/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021. Nhưng tại sao EVN không điều chỉnh? Được quyền điều chỉnh giá 3% thuộc thẩm quyền mà EVN không dám làm thì đó là trách nhiệm của ông. Đây là quyền của EVN sao ông không điều chỉnh. Tại sao EVN không làm hay EVN không được phép làm thì phải giải trình rõ.

Riêng các yếu tố khách quan đó là DN được phép điều chỉnh rồi. Tôi là chuyên gia, tôi không được nhìn văn bản không cho tăng giá nên tôi cứ cho rằng họ không tăng giá. Thực ra, tôi hiểu họ không dám làm vì họ sợ nhiều thứ và họ xin rồi chứ không phải không xin đâu. 

Phải đủ điện đã mới mong có giá cạnh tranh

– Vậy ông có kỳ vọng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, dự kiến vận hành vào 2025 sẽ tháo gỡ hết các vướng mắc này?

Đương nhiên. Giờ nhìn hiện tượng, EVN đang độc quyền bán điện. Theo hình thái thị trường độc quyền bán sẽ có cả độc quyền về giá. Logic lý thuyết là thế. Nhưng họ không biết đây là độc quyền nhà nước, không phải độc quyền DN. Nhà nước quyết định giá. Cho nên, nói EVN độc quyền nên thao túng về giá là không chính xác vì nếu họ thao túng về giá họ đã tăng giá từ lâu rồi.

Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, tức là trên thị trường có nhiều người bán. Nhà cung cấp nào có điện ổn định, phục vụ tốt, khuyến mại tốt thì tôi mua. Trong thị trường ấy tôi được chọn DN có giá tốt. Lúc đó không cần giá điện sinh hoạt bậc thang như hiện nay nữa. Đương nhiên lúc đó có cạnh tranh, trong cả mua và bán, thị trường sẽ tốt hơn.

Như vậy, phải hoàn thiện thị trường bán buôn, tạo tiền đề cho thị trường bán lẻ. Cốt lõi là có nhiều nhà cung cấp để người dân tự lựa chọn. Đến năm 2025, hoàn thành được thì tuyệt vời, còn trước mắt nên thí điểm cho phép khách hàng lớn đấu nối lưới cấp điện áp 110kV trở lên trực tiếp mua điện trên thị trường điện.

– Nhưng không đủ nguồn thì khó có thị trường bán lẻ điện, thưa ông?

Đương nhiên một trong những điều kiện tiên quyết là phải đủ nguồn, thị trường cạnh tranh thì hàng hóa phải dồi dào. Nếu không thì DN lớn lại thâu tóm, trở thành liên minh độc quyền.

Luật Điện lực cũng phải sửa, làm rõ cơ chế hình thành thị trường điện. Còn giờ Luật chỉ nói chung chung thì không được. Cơ chế quản lý cũng phải rà soát theo hướng phục vụ thị trường điện cạnh tranh, từ phát điện đến bán lẻ.

– Việc đầu tư nguồn điện chậm tiến độ, các doanh nghiệp thường nói do thủ tục, vậy lý do này ông thấy có thuyết phục?

Nguyên nhân đúng như họ nói là thủ tục đầu tư dự án, chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng hay các thủ tục hành chính khác. Do đó, quá trình triển khai các dự án không đảm bảo tiến độ.

Thủ tục đầu tư dự án đó là của các địa phương. Tất nhiên, cũng còn do một số cơ chế chính sách ở Trung ương, nhưng có những thủ tục thuộc thẩm quyền của địa phương không được tháo gỡ như giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính.

Cho nên, khi Thủ tướng ký Quy hoạch điện VIII, báo chí hỏi, tôi trả lời hai điều cơ bản. Một là địa phương phải rà soát ngay thủ tục hành chính để xử lý gọn nhẹ. Hai là chuẩn bị tất cả điều kiện về nhân lực, đất đai, giải phóng mặt bằng, tiếp cận nguồn vốn thì mới triển khai được các dự án nguồn điện. Nếu không 2-3 năm nữa chưa chắc đã triển khai được dự án nào.

Như vậy thiếu điện vì lý do gì? Một là do quy hoạch, hai là do thực hiện quy hoạch. Căn cứ theo quy trình xây dựng, thực hiện quy hoạch sẽ rõ ai phải chịu trách nhiệm.

– Quy hoạch điện VIII đã ban hành, nhưng không thể đầu tư nguồn ngày một ngày hai. Như vậy, có khả năng thiếu điện vài năm nữa, thưa ông?

Quy hoạch điện VIII trước mắt đến giờ phút này là tốt. Nhiều mục tiêu đặt ra đã giải quyết trong quy hoạch VIII, đặc biệt phát triển hài hòa các nguồn điện, không để xảy ra thiếu điện, thực hiện net zero.

Điều quan trọng là việc hướng dẫn thực hiện quy hoạch như thế nào, cơ chế cần phải xử lý để thực hiện. Đây là điều những quy hoạch điện trước đều vấp phải.

Lấp đầy khoảng trống thiếu điện là chưa thể làm ngay được. Cho nên, không thể kỳ vọng có quy hoạch là đủ điện ngay. Ngay cả điện nền, 2-3 năm nữa các dự án chậm tiến độ và dự án trong Quy hoạch VIII có hoàn thành được không? Đường truyền tải làm được ngay không? Thủ tục cho điện mặt trời mái nhà “tự sản tự tiêu” như thế nào?

Đó là những vấn đề cần giải quyết sớm, nếu không vẫn có nguy cơ xảy ra thiếu điện.

– Xin cảm ơn ông!



Nguồn

Cùng chủ đề

Hòa lưới Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng, bổ sung thêm 233 triệu kWh/năm

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổ máy số 2 của công trình Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng chính thức được đóng điện hòa lưới thành công. Công trình này được hòa lưới vào lúc 20h28 ngày 13-12,...

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo

(PLVN) -  Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (Liên danh PC1 – PECC4) vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng Gói thầu HH01-DZCĐ Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đoạn cáp ngầm biển (EPC) thuộc Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa...

Xây cáp ngầm dài hơn 77 km đưa điện ra Côn Đảo

TPO - Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, sau khi hợp đồng EPC được ký kết, ngay trong tháng 12 Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo sẽ được triển triển khai. Dự kiến trong quý IV/2025 điện sẽ ra đến Côn Đảo. TPO - Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, sau khi hợp đồng EPC được ký kết, ngay trong tháng 12...

Đầu tư hơn 4.900 tỷ đồng lắp cáp ngầm điện lưới cho huyện Côn Đảo

Dự án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư; Ban quản lý dự án điện 3 (EVNPMB3) được giao làm đại diện chủ đầu tư. Dự kiến sẽ đóng điện công trình vào quý IV/2025 và hoàn thành toàn bộ công trình trong năm 2026. Chiều 12/12, EVN và liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (PC1 - PECC4) đã ký...

Cảnh giác tình trạng giả mạo nhân viên điện lực

NDO - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra tình trạng giả mạo nhân viên điện lực gọi điện cho người dân để đòi nợ tiền điện và đề nghị cung cấp/làm theo hướng dẫn... diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) đã khuyến cáo đến khách hàng sử dụng điện để tránh bị lừa đảo. Theo đó,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngành hải quan có thể thu ngân sách nhà nước đạt 112% dự toán 2024

Căn cứ tình hình thu 11 tháng năm 2024 và số thu các tháng một số năm gần đây, Tổng cục Hải quan dự kiến thu NSNN năm 2024 đạt 418.000 - 420.000 tỷ đồng, bằng 111,5 % - 112 % dự toán được giao, tăng 13,4% - 13,9% so với cùng kỳ năm 2023. Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công...

Dự tiệc cuối năm lộng lẫy cùng trang sức DOJI, Thế Giới Kim Cương

Với những bộ cánh lộng lẫy kết hợp khéo léo cùng các món trang sức tinh xảo và đẳng cấp từ DOJI và Thế Giới Kim Cương, các quý cô sẵn sàng tham gia những buổi tiệc cuối năm rực rỡ. Tỏa sáng cùng trang sức kim cương Với những sự kiện gia đình, hay nhóm bạn bè, đồng nghiệp, trang sức kim cương thanh lịch thường được các quý cô xem là lựa chọn lý tưởng. Lấy cảm hứng từ ngọn...

Giá xăng RON 95 tăng lần thứ 2 liên tiếp, lên 21.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 tại kỳ điều hành hôm nay (19/12) được điều chỉnh tăng lần thứ 2 liên tiếp, lên mức 21.000 đồng/lít. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay. So với kỳ điều hành trước đó, trong kỳ điều hành hôm nay, giá xăng E5 được điều chỉnh tăng 380 đồng/lít, lên mức...

Dùng công nghệ để định danh và xác thực văn bằng thật, giả

Với việc ứng dụng công nghệ dựa trên blockchain, người dùng có thể phát hiện ra văn bằng, giấy tờ… thật, giả bằng cách chạm smartphone vào chúng. Ngày 19/12, tại Trường Cao đẳng Huế đã diễn ra Lễ công bố Quyền tác giả “Phần mềm tự xác thực giấy tờ” và Ứng dụng trong chuyển đổi số. Những chiếc văn bằng của Trường Cao đẳng Huế sẽ được ứng dụng giải pháp công nghệ Nomion tương tác với chip NFC/RFID...

Mỹ xem xét cấm thiết bị định tuyến TP-Link

Bộ định tuyến Internet của TP-Link bị chính phủ Mỹ cáo buộc dính líu đến các cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào nước này. Theo đó, các cơ quan liên bang tại Mỹ như Bộ Thương mại, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp đã đồng loạt tiến hành các cuộc điều tra nhằm vào nhà sản xuất thiết bị mạng Trung Quốc do lo ngại an ninh quốc gia. Tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho...

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Ứng dụng fintech và AI trong xây trung tâm tài chính quốc tế TP HCM

(NLĐO) - Công nghệ fintech và trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong quá trình hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM… ...

Lỗ lũy kế vượt cả vốn thực góp, cổ phiếu Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vào diện bị hủy niêm yết

Mới đây Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết sẽ hủy niêm yết đối với cổ phiếu HBC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình theo quy định. Như vậy, trong trường hợp lùi về sàn UPCoM, mã này sẽ chịu sự biến động giá cao hơn, biên độ giao dịch 15%/phiên, thay vì 7%/phiên như...

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học. 12/12/2024 06:16 Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB) (PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản...

Cùng chuyên mục

Thưởng Tết Ất Tỵ ở Nghệ An cao nhất 74 triệu đồng

Qua khảo sát hơn 8.600 công ty, doanh nghiệp ở Nghệ An cho thấy mức thưởng Tết Ất Tỵ năm 2025 dự kiến cao nhất khoảng 74 triệu đồng/người. Ngày 19-12, thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ...

Ngành hải quan có thể thu ngân sách nhà nước đạt 112% dự toán 2024

Căn cứ tình hình thu 11 tháng năm 2024 và số thu các tháng một số năm gần đây, Tổng cục Hải quan dự kiến thu NSNN năm 2024 đạt 418.000 - 420.000 tỷ đồng, bằng 111,5 % - 112 % dự toán được giao, tăng 13,4% - 13,9% so với cùng kỳ năm 2023. Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công...

Đề xuất chủ tịch tỉnh làm ‘tư lệnh’ thực hiện đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao

Chính sách từ đề án 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao được cho là "lý tưởng", nhưng doanh nghiệp cho biết gần như chưa được áp dụng, người tham gia làm đề án "chưa được hưởng gì" và chủ tịch tỉnh nên làm "tư lệnh" thực hiện đề án này. ...

Agribank đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023

Agribank vừa nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023 - giải thưởng tôn vinh các DN có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đóng góp tích cực và bền vững cho sự phát triển của nền kinh tế. Tối ngày 18/12/2024, Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia...

Mới nhất

Quyết liệt tìm giải pháp duy trì mức sinh thay thế trên cả nước

Mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế với tổng tỷ suất sinh năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ. Đây mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và dự báo sẽ tiếp tục giảm. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Ông Lê Thanh Dũng - Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế)...

Cần chủ động và sáng tạo trong việc lan tỏa những câu chuyện về nhân quyền

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 – 10/12/2024), sáng 19/12 tại Hà Nội, Bộ...

Xăng 95 tăng giá thêm 408 đồng/lít, lên trên 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay, từ 15h ngày 19/12. Theo đó, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 383 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 408 đồng/lít; giá dầu cũng điều chỉnh tăng. Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (19/12). Thời gian...

Hà Nội và TP.HCM có thể duy trì Sở Giao thông vận tải

Gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết Hà Nội và TP.HCM có thể duy trì Sở Giao thông vận tải và sáp nhập Sở Quy hoạch và Kiến trúc vào Sở Xây dựng. ...

Mới nhất