Nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, 5 năm qua, tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Bình Thuận có nhiều bước phát triển. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện đáng kể.Thanh Hóa hiện có 1.281 Người có uy tín trong đồng bào DTTS sinh sống tại các huyện miền núi. Những năm qua, Người có uy tín khẳng định vai trò kết nối tình đoàn kết, trách nhiêm đối với cộng đồng và xã hội, tích cực tham gia xây dựng củng cố hệ thống chính trị, đi đầu trong các phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM), bảo đảm an ninh trật tự tại các khu dân cư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội vùng DTTS.Sáng nay (6/12), tại Hội trường UBND Thành phố, Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.Từ đầu năm đến nay, ngành Y tế phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh thành lập 269 đoàn kiểm tra liên ngành (tuyến tỉnh 6 đoàn, tuyến huyện, thành phố 20 đoàn, tuyến xã 243 đoàn) tiến hành kiểm tra, hậu kiểm tại 3.181 cơ sở sản xuất, bếp ăn trường học, nhà hàng.Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII; báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 11 tháng của năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.Theo GS, TS. Phùng Hữu Phú, đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao”.Thanh Hóa hiện có 1.281 Người có uy tín trong đồng bào DTTS sinh sống tại các huyện miền núi. Những năm qua, Người có uy tín khẳng định vai trò kết nối tình đoàn kết, trách nhiêm đối với cộng đồng và xã hội, tích cực tham gia xây dựng củng cố hệ thống chính trị, đi đầu trong các phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM), bảo đảm an ninh trật tự tại các khu dân cư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội vùng DTTS.Thực hiện Thoả thuận hợp tác về công tác dân tộc giữa Ủy ban Dân tộc Việt Nam và Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc. Từ ngày 03/12 – 07/12/2024, Đoàn đại biểu cấp cao của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác tại Trung Quốc. Tham gia Đoàn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa Festival Hoa Đà Lạt thành Lễ hội quốc gia. Người Cơ Tu vui hội nhập làng. Người Mông Nghệ An “thay áo mới” cho ruộng bậc thang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng 6/12, tại Hà Nội, Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kê khai tài sản thu nhập cho Đảng viên dự kiến nhân sự cấp ủy Chi bộ nhiệm kỳ 2025 – 2027.Ngày 6/12, tại thành phố Lào Cai, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc (CSG) đã tổ chức kỷ niệm 20 năm hợp tác mua bán điện qua biên giới.Sinh hoạt giao lưu giới thiệu phát triển văn hóa hiện nay là một nhu cầu hết sức cần thiết với những học sinh DTTS ở các trường dân tộc nội trú. Vừa qua, trong đợt học ngoại khóa, Trường Vinschool Times Hà Nội (Vinschool) đã có buổi giao lưu văn hóa-văn nghệ bằng hình thức trực tuyến với Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận (PTDTNT) với chủ đề “Lễ hội văn hóa Chăm”.UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) vừa có báo cáo khẩn cấp tình hình sạt lở đất, đá tại một số điểm dân cư trên địa bàn xã Trà Don. Huyện kiến nghị UBND tỉnh ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về nguy cơ sạt lở đất đá điểm dân cư làng Tu Hon, để có cơ sở xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng.UBND huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho Người có uy tín trên địa bàn huyện trong công tác an ninh mạng và phòng chống tội phạm an ninh mạng.
Thôn làng “thay áo mới”
Trong những năm gần đây, nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bình Thuận đã có sự “thay da đổi thịt”, nhất là ở các thôn làng vùng sâu, vùng xa. Những căn nhà xập xệ nay đã được khoác áo mới, nhiều tuyến đường bê tông sạch đẹp nối đến tận các ngõ nhà dân. Hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư mới, khang trang. Đây chính là thành quả từ sự nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân trong việc thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc.
Đơn cử như tại huyện Tánh Linh, nhờ triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của người dân đã có nhiều chuyển biến, hầu hết các hộ nghèo đều được hỗ trợ vốn để xây dựng nhà ở, được hỗ trợ chuyển đổi nghề, hoặc vay vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Trong 2 năm (2022 – 2023), huyện Tánh Linh đã phân bổ hơn 10 tỷ đồng để hỗ trợ nhà ở cho 130 hộ dân và giúp chuyển đổi nghề cho hơn 100 hộ dân. Dự kiến trong năm 2024, huyện tiếp tục phân bổ vốn để hỗ trợ nhà ở và chuyển đổi nghề cho gần 100 hộ dân trên địa bàn.
Nguồn lực từ các chương trình, chính sách dân tộc đã tác động mạnh mẽ, giúp các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo của địa phương vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo”.
Ông K’ Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Giang
Nhờ được hỗ trợ 40 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, gia đình bà Thị Nghỉn, ở khu phố Tân Thành, thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh đã xây dựng được căn nhà sau nhiều năm mong ước. “Nhà nghèo, lo kiếm cái bỏ bụng với nuôi con là khó lắm rồi, đâu dám nghĩ đến chuyện nhà cửa khang trang. Nhưng nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, cùng với số tiền tích góp, gia đình đã có được căn nhà kiên cố, an cư mới lạc nghiệp”, bà Nghỉn chia sẻ.
Còn ở xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, chính quyền đã hỗ trợ giải quyết nhà ở, đất ở và chuyển đổi nghề cho người dân. Đồng thời, đẩy mạnh hỗ trợ sinh kế, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống của người dân…
“Nguồn lực từ các chương trình, chính sách dân tộc đã tác động mạnh mẽ, giúp các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo của địa phương vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo”, ông K’ Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Giang khẳng định.
Đẩy mạnh giảm nghèo
Theo lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận, thời gian qua, các chương trình, chính sách được triển khai hiệu quả, đúng đối tượng đã góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, Đặc biệt, việc triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 đã giúp cho nhiều địa phương được đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nhà ở và sinh kế cho người dân.
Trong giai đoạn 2022 – 2024, tổng số vốn được thực hiện Chương trình MTQG 1719 của tỉnh Bình Thuận là hơn 427,5 tỷ đồng, trong đó tỉnh đã giải ngân hơn 233,5 tỷ đồng để triển khai các dự án, tiểu dự án để hỗ trợ cho người dân.
Từ nguồn vốn hỗ trợ, người dân đã đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng sống. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận giảm 3,05%; thu nhập bình quân đầu người trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh đạt 46,8 triệu đồng/năm…
Ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết: Trong những năm qua, địa phương rất quyết liệt trong việc triển khai các chủ trương, chính sách để tăng cường giảm nghèo cho vùng đồng bào DTTS, trong đó đẩy mạnh thực hiện các dự án, tiểu dự án từ các chương trình MTQG để hỗ trợ cho bà con vùng đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững.
“Địa phương đặt quyết tâm sẽ giải ngân 100% vốn năm 2022 và năm 2023 kéo dài đến nay, riêng với nguồn vốn năm 2024, địa phương cố gắng giải ngân đạt 95%. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ có những chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, địa phương trong việc phân bổ, giải ngân để thực hiện các dự án. Đối với một số tiểu dự án, dự án có tiến độ giải ngân chậm, sẽ tìm cách tháo gỡ để tăng tốc triển khai”, ông Nguyễn Hồng Hải cho biết.
Nguồn: https://baodantoc.vn/dien-mao-moi-o-vung-dong-bao-dtts-binh-thuan-1733386605854.htm