Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhDiễn đàn quan trọng chiến lược của Đông Nam Á và Việt...

Diễn đàn quan trọng chiến lược của Đông Nam Á và Việt Nam


APEC đóng vai trò là nền tảng để Việt Nam có thể tiếp tục khẳng định mình là một trong những lựa chọn hấp dẫn nhất trong khu vực.

TS.Santiago Velasquez, Phó Chủ nhiệm chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam.
TS.Santiago Velasquez, Phó Chủ nhiệm chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam. (Nguồn: TGCC)

Song song với việc hướng tới Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở San Francisco (Mỹ), các nền kinh tế Đông Nam Á đang phải đối phó với áp lực từ cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn đang tiếp diễn và gia tăng căng thẳng gần đây ở Trung Đông, sau khi chiến sự nổ ra giữa Israel và Hamas. Những căng thẳng này làm phức tạp thêm sứ mệnh thúc đẩy hợp tác về tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư và biến đổi khí hậu của APEC.

Tuy nhiên, có một số chủ đề vẫn được các nền kinh tế Đông Nam Á đề cao và họ kỳ vọng APEC đóng vai trò là một diễn đàn hữu ích.

Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC là một diễn đàn quan trọng đối với Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và những thay đổi kinh tế toàn cầu. Tầm quan trọng càng được nâng cao trong bối cảnh cân nhắc các hoạt động chiến lược nhằm theo đuổi sự ổn định, tăng trưởng và thương mại bền vững, trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung Quốc hiện tại và các liên minh mới tiềm năng ngoài khuôn khổ APEC hiện nay.

Tổ chức điều phối hợp tác xuyên biên giới

Các Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC vẫn đóng vai trò là nơi các nền kinh tế Đông Nam Á có thể tìm thấy tiếng nói chung, hình thành các liên minh chiến lược, ủng hộ sự bền vững và tăng cường thương mại quốc tế. Với vai trò là tổ chức điều phối hợp tác xuyên biên giới, APEC phục vụ nhiều mục tiêu cho các nền kinh tế như Việt Nam, vốn đã vượt qua sự hỗn loạn của đại dịch Covid-19 toàn cầu một cách khá “lành lặn”.

Đối với Việt Nam, APEC tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, góp phần vào con số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) kỷ lục đạt 22,4 tỷ USD vào năm 2022 (theo thống kê của Bộ Tài chính). Điều quan trọng là APEC đóng vai trò là nền tảng để Việt Nam có thể tiếp tục khẳng định mình là một trong những lựa chọn hấp dẫn nhất trong khu vực cho Chiến lược “Trung Quốc +1”.

Các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu như Việt Nam đang chú ý đến các cuộc đàm phán về quy định thương mại và tìm cách tạo ảnh hưởng để môi trường thương mại toàn cầu thúc đẩy các hoạt động thị trường công bằng. APEC mang đến cho họ một diễn đàn để vận động cho các chính sách đem lại sự công nhận và hỗ trợ phù hợp cho các nhu cầu riêng biệt của từng nền kinh tế nhỏ đang phát triển trong khu vực.

Việt Nam và các nền kinh tế thành viên APEC khác có thể sử dụng diễn đàn này để giải quyết những khó khăn ngoại giao nảy sinh từ căng thẳng Mỹ – Trung Quốc, hiện càng gia tăng sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra và căng thẳng Trung Đông bùng phát mạnh mẽ vào tháng 10 năm nay. Ở khía cạnh này, các nền kinh tế APEC phải đối mặt với sự lựa chọn giữa các kế hoạch lớn khác nhau của Trung Quốc và Mỹ cho tương lai của khu vực.

APEC mang đến cơ hội chiến lược để Mỹ giải quyết những thách thức phức tạp như chuỗi cung ứng mong manh, biến đổi khí hậu và bất bình đẳng trong khuôn khổ khu vực. Trước những căng thẳng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là với Trung Quốc, APEC mang lại một diễn đàn để Mỹ thúc đẩy các chính sách thương mại bền vững nhằm đẩy mạnh quá trình phục hồi của nền kinh tế.

Tham gia APEC cho phép Mỹ tăng ảnh hưởng để kêu gọi hỗ trợ cho các chính sách kinh tế toàn diện và bền vững, đồng thời có tiềm năng đóng góp cho sự thịnh vượng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mặt khác, APEC có giá trị đối với Trung Quốc vì nó cung cấp một nền tảng để thể hiện cam kết của nền kinh tế số hai thế giới đối với thương mại mở.

APEC - điễn đàn quan trọng chiến lược của Đông Nam Á và Việt Nam
Các Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC vẫn đóng vai trò là nơi các nền kinh tế Đông Nam Á có thể tìm thấy tiếng nói chung. (Nguồn: Getty Images)

Mở rộng tiềm năng của APEC

Cho đến nay, các nền kinh tế tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, vẫn đang theo đuổi đường lối trung lập thận trọng. Do đó, APEC nên đóng vai trò là nơi tìm kiếm sự cân bằng về ngoại giao.

Hơn nữa, APEC cũng cần được sử dụng như một cơ chế để xây dựng liên minh chiến lược với các nền kinh tế chưa là thành viên. Có nhiều nền kinh tế đang háo hức chờ đợi để gia nhập APEC (như Bangladesh, Pakistan, Colombia, Panama và Ecuador). Đối với Việt Nam, quan hệ đối tác với các nước Mỹ Latinh hiện tại và trong tương lai không chỉ giúp Việt Nam tiếp cận các thị trường kinh tế đó mà còn là cơ hội thúc đẩy đối thoại và hợp tác Nam – Nam.

Trung Quốc đang tích cực xây dựng các mối quan hệ và mời các đối tác Nam Mỹ thúc đẩy thương mại. Cách đây vài tuần, Tổng thống Colombia Gustavo Francisco Petro Urrego đã đến thăm Bắc Kinh trong một động thái có thể làm rung chuyển (ở một mức độ nào đó) sự kiểm soát của Mỹ trong khu vực – còn được gọi là Học thuyết Monroe. Việc củng cố các mối quan hệ Nam – Nam này có thể cho phép các nền kinh tế chia sẻ kiến thức trong rất nhiều ngành nghề, từ dệt may, điện tử, đến nông nghiệp và lâm nghiệp. Tất cả các ngành này đều có đóng góp chính vào thu nhập quốc gia của Việt Nam.

Các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế này hy vọng còn được thúc đẩy mạnh hơn bởi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Sự mở rộng của RCEP (thể hiện gần đây thông qua sự gia nhập của Philippines) có thể mang lại sự cộng hưởng với các mục tiêu của APEC.

RCEP, tương tự APEC, hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), thông qua các quy tắc xuất xứ dễ chấp nhận hơn và khả năng tiếp cận thị trường được cải thiện. Hơn nữa, RCEP có thể đóng vai trò là hình mẫu cho chuỗi cung ứng linh hoạt và các hoạt động thương mại hướng tới tương lai, qua đó có khả năng củng cố các nền kinh tế Đông Nam Á trong một khu vực thương mại thống nhất và thuận lợi.

Tóm lại, Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC 2023 là một diễn đàn quan trọng để các nền kinh tế Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, bày tỏ mối quan ngại của mình và tìm ra lộ trình mới trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ – Trung Quốc và xung đột toàn cầu. Với tư cách là một nền tảng thống nhất, APEC không chỉ thúc đẩy hội nhập kinh tế và FDI tại Việt Nam mà còn tạo sân chơi để thúc đẩy các hoạt động thương mại công bằng phù hợp với nhu cầu khu vực và toàn cầu.

Tiềm năng mở rộng của APEC, trong đó có quan hệ mới với các nước Mỹ Latinh, mở ra cánh cửa tiếp cận các thị trường đa dạng và hợp tác Nam – Nam hiệu quả, cũng như làm phong phú thêm bức tranh kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, sự liên kết của RCEP với các mục tiêu của APEC có thể góp phần đem lại hiệu quả cao hơn cho các hoạt động kinh doanh và củng cố các chuỗi cung ứng.





Nguồn

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường đông dân nhất khu vực

Indonesia, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, đang trở thành thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp từ lĩnh vực dầu khí đến bán lẻ, vật liệu xây dựng từ Việt Nam. PV Drilling sẽ vận hành cùng lúc hai giàn khoan tại Indonesia từ năm 2025 - Ảnh: PV DRILLING Tự tin cạnh tranh với đối thủ nước ngoài PV Drilling vừa phê duyệt kế hoạch góp vốn thành lập liên doanh PT Petro Vietnam Drilling Indonesia, sau hai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Thay đổi chính sách về Ukraine, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ đẩy Kiev cho châu Âu?

Trong cuộc họp báo đầu tiên tại dinh thự Mar-a-Lago, Florida, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 5/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có những phát biểu đáng chú ý về cuộc xung đột Ukraine.

NASA giải mã bí ẩn về vệ tinh Io của sao Mộc

Theo nghiên cứu mới, các nhà khoa học NASA đã phát hiện những núi lửa tại vệ tinh Io của sao Mộc là những núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời. Bề mặt vệ tinh Io của sao Mộc với rất nhiều núi lửa đang hoạt động. (Nguồn: NASA) Theo NASA, vệ tinh Io chỉ lớn hơn...

Đánh số trang trong Google Docs cực đơn giản không phải ai cũng biết

Đánh số trang trong Google Docs giúp tài liệu của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đánh số trang trong Google Docs siêu đơn giản, ai cũng có thể làm được. Đánh số trang trong Google Docs giúp người đọc tài liệu dễ dàng hình dung được số...

Bị Houthi tấn công tên lửa, Israel tuyên bố “hết kiên nhẫn”, Mỹ tiến hành không kích

Hôm 16/12, lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã tấn công vào khu vực Tel Aviv của Israel. Phiến quân Houthi tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Israel cũng như các tàu thương mại ở Biển Đỏ. (Nguồn: Reuters) Hãng thông tấn AFP dẫn tuyên bố của Houthi cho hay, "chiến dịch đã đạt được các mục...

Bài đọc nhiều

Elon Musk cuồng công việc như thế nào

Tỷ phú làm việc hơn 120 giờ mỗi tuần, hàng năm chỉ nghỉ 2-3 ngày và mang gối lên công ty để ngủ dưới bàn. Tỷ phú Elon Musk nổi tiếng là người cuồng công việc và thường xuyên đề cập đến vấn đề này. Vài tuần gần đây, ông tiếp tục nhắc đến những ngày làm việc nhiều giờ liền và những kỳ nghỉ phép hiếm hoi. Tỷ phú cũng gọi những người thích làm việc từ nhà...

Người Việt mất 18.900 tỉ đồng vì bị lừa đảo trong năm 2024

Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành trong năm 2024, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam thì có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo. Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là mời gọi đầu tư. ...

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 tăng, chờ quyết định từ Fed

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 trên thị trường thế giới dự báo tăng khi Fed sắp có quyết định quan trọng về lãi suất. Đầu tuần trước, giá vàng nhẫn trong nước điều chỉnh tăng. SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,7-84,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Doji nâng giá vàng nhẫn 9999 lên mức 83,3-84,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji là 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào)...

USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng, khi các nhà đầu tư định giá khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất chậm hơn vào năm tới.

Cùng chuyên mục

Sớm hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Vì vậy, tinh thần là chúng ta phải làm việc hết sức khẩn trương, quyết liệt, thực chất, hiệu quả để sớm hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc...

Chuyên gia VFS: 2025 vẫn là năm đầy triển vọng của chứng khoán Việt Nam

Ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích của Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho biết năm 2025 được dự báo vẫn sẽ là một năm triển vọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ nền tảng kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi. Theo ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích của Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (VFS), với mục tiêu GDP tăng trưởng ở mức 6,5 - 7%,...

Đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam

Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Julien Guerrier cho biết nhiều nguồn đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam. Trong hai ngày 12 và 13-12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long và...

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với...

Bình Dương tăng cường đấu tranh với tội phạm ‘tín dụng đen’

Tỉnh Bình Dương đã phát hiện triệt xóa 74 vụ với 148 đối tượng về các hành vi liên quan đến "tín dụng đen", trong đó đã khởi tố 50 vụ với 91 bị can về hành vi cho vay nặng lãi. Ngày 11/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/04/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm...

Mới nhất

Tấn công mạng ngày càng tinh vi

NDO - Theo Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024 được Liên minh Viễn thông quốc tế công bố, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia bậc 1, bậc cao nhất trong 5 bậc, là nhóm các quốc gia "làm gương", thể hiện cam kết mạnh mẽ về an ninh mạng....

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu...

Một số tính năng Apple Intelligence không ra mắt năm 2024

Mới đây Apple đã tung ra bản cập nhật iOS 18.2 giới thiệu một số tính năng mới của Apple Intelligence như Genmoji, tích hợp Siri ChatGPT và Image Playground. Tuy nhiên vẫn còn một số tính năng trí tuệ nhân tạo chưa được Apple giới thiệu. - Siri thêm tính năng mới: Trong tương lai gần, Apple đang thực...

Liên hợp quốc kêu gọi dỡ bỏ trừng phạt Syria để cứu trợ nhân đạo

Ủy ban Điều tra Liên hợp quốc về Syria (UNCIS) vừa đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp, yêu cầu cộng đồng quốc tế dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Syria nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho hàng triệu người dân đang gặp khó khăn. Theo Chủ tịch...

8 thói quen của người hạnh phúc khiến ai cũng bất ngờ và khó nghĩ ra

GĐXH - Không có thước đo chính xác mức độ hạnh phúc của một người. Nhưng qua thí nghiệm và khảo sát, nhiều nhà khoa học phát hiện, những điều nhỏ nhặt từ lối sống có thể là dấu...

Mới nhất