Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhDiễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023: Phát...

Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam năm 2023: Phát huy tối đa nội lực, khai thác hiệu quả ngoại lực trong bối cảnh mới


Chiều 19/9, tại Hà Nội, đã diễn ra Phiên toàn thể – tọa đàm cấp cao với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” và bế mạc Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam năm 2023.

Bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023
Các đại biểu dự Phiên toàn thể – tọa đàm cấp cao với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”. (Nguồn: Quốc hội)

Phát biểu tại phiên toàn thể, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia cho biết, kể từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Khó khăn, thách thức mới xuất hiện nhiều hơn là cơ hội, nặng nề hơn so với dự báo, cũng như so với các nhiệm kỳ gần đây. Đó là xung đột Nga-Ukraine, dịch bệnh (nhất là đại dịch Covid-19), thiên tai (khí hậu thất thường, khắc nghiệt và nhiều thiên tai hơn).

Thời kỳ này đã khiến kinh tế-xã hội thế giới và Việt Nam bất thường hơn, bấp bênh và rủi ro hơn – điều mà giới kinh doanh vẫn gọi là thế giới VUCA (biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ).

Với sự đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều chính sách, giải pháp quyết liệt, quy mô, kể cả chưa có tiền lệ, được các cấp có thẩm quyền ban hành đi kèm việc thành lập, kiện toàn tổ chức – bộ máy chỉ đạo, thực hiện. Do đó, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, được quốc tế và trong nước ghi nhận.

Theo TS. Cấn Văn Lực, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 dự báo theo kịch bản cơ sở là 5,2-5,5%. Với kịch bản tiêu cực là kinh tế thế giới suy thoái nặng hơn, tận dụng được ít các cơ hội từ các động lực tăng trưởng mới, tăng trưởng dự báo là 4,4-4,5%.

“Tuy nhiên, với kịch bản tích cực là kinh tế thế giới sớm phục hồi và khai thác được các động lực tăng trưởng mới (như chuyển đổi số, đẩy mạnh liên kết vùng với việc thúc đẩy 2 động lực chính là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), tăng trưởng có thể đạt 5,5-6%”, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhấn mạnh.

bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023.
Toàn cảnh Phiên họp. (Ảnh: GT)

Cũng tại phiên toàn thể, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương TS. Trần Thị Hồng Minh cho rằng, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2023 đã mang lại một số kết quả tích cực.

Trong đó, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng số hóa, xanh hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Cơ cấu lại một số lĩnh vực trọng tâm như hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân sách nhà nước và đầu tư công đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng. Không gian kinh tế được mở rộng, tạo được động lực mới, liền mạch và bền vững hơn.

Việc ban hành và thực hiện các quy hoạch (quốc gia, ngành, vùng) gắn với hoàn thiện thể chế, chính sách liên kết vùng đã tạo điều kiện thúc đẩy dịch chuyển các nguồn lực, phát huy lợi thế của từng vùng, địa phương. Các loại thị trường tiếp tục phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững hơn….

Phân tích bối cảnh, tình hình hiện nay, TS. Trần Thị Hồng Minh nêu rõ, Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, có khát vọng phát triển với tầm nhìn 2045 và lại ở một khu vực châu Á-Thái Bình Dương phát triển năng động. Chính vì vậy, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn và an sinh xã hội chính là những nền tảng không thể thiếu, song vẫn phải phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu đề ra, trong đó có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có chất lượng, có tính bền vững.

TS. Trần Thị Hồng Minh khẳng định: “Điểm tích cực là đã có những nền tảng cho đổi mới tư duy. Tuy nhiên, hiện thực hóa những tư duy ấy đòi phải có đánh giá thấu đáo, toàn diện hơn về nội lực của nền kinh tế. Nội lực ấy không chỉ giới hạn ở lượng tiền, vàng và các tài sản khác mà người dân Việt Nam đang nắm giữ, mà cần khai thác nguồn lực về thể chế”.

Tại phiên toàn thể, các đại biểu nhất trí rằng, năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát và hoành hành dữ dội. Ngay sau đó, Quốc hội đã cụ thể hóa chỉ đạo của Đảng bằng các sáng kiến lập pháp chưa có tiền lệ. Sau hàng loạt các quyết sách quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ, năm 2022, kinh tế Việt Nam có bước tăng trưởng ấn tượng.

GDP tăng 8,02%, mức cao nhất trong 12 năm, gấp đôi mức lạm phát. Tăng trưởng cao, lạm phát thấp được xem là kỳ tích trong bối cảnh lạm phát thế giới tăng cao. Đáng chú ý, Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 của ASEAN và thứ 40 của thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong Top 20 toàn cầu.

Bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế – Xã hội năm 2023. (Nguồn: Quốc hội)

* Phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế – Xã hội năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, sau một ngày làm việc tích cực, nghiêm túc, trách nhiệm, Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam 2023 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, thu hút sâu sắc dư luận xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như các cơ quan thông tấn báo chí của trung ương và địa phương.

Theo thống kê của Ban Tổ chức, có khoảng 450 đại biểu đã tham dự trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Diễn đàn cũng được kết nối trực tuyến với 6 Học viện và trường Đại học với khoảng hơn 1.000 giảng viên, học sinh, sinh viên trực tiếp theo dõi.

Tại diễn đàn đã có 7 báo cáo tham luận của các diễn giả tại các phiên toàn thể và phiên thảo luận chuyên đề cùng hơn 40 bài viết của các tổ chức, chuyên gia và nhà khoa học. Đồng thời, có hơn 40 ý kiến của các diễn giả, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các đại biểu trong và ngoài nước tham gia trao đổi, thảo luận tương tác lẫn nhau.

Ghi nhận những kết quả của Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội cho biết, diễn đàn đã dành nhiều thời gian trọng tâm vào các vấn đề kinh tế – xã hội mang tính thời sự, ngắn hạn đồng thời tiếp cận các vấn đề lớn, mang tính bao quát, những xu hướng mới định hình của thế giới, các động lực, các hướng đi mới cho tăng trưởng và phát triển bền vững của Việt Nam.

“Xét về ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, Việt Nam đều cần tập trung phát huy tối đa nội lực, trong đó đề cao, coi trọng năng lực nội sinh; tranh thủ, khai thác hiệu quả ngoại lực, kiến tạo động lực tăng trưởng mới, là ‘chìa khóa’ để thích ứng, chống chọi và phát triển trong bối cảnh mới nhiều biến động, rủi ro ngày càng gia tăng. Đây là những nội dung hết sức quan trọng trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cũng là thông điệp xuyên suốt, nhất quán, gắn liền với chủ đề của Diễn đàn hôm nay”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Hà Nam

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 10/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Khu dân cư thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Cùng chung vui với bà con tại Ngày hội có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm;...

Fed tiếp tục giảm lãi suất sẽ tác động thế nào đến Việt Nam?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa cắt giảm lãi suất lần thứ hai trong năm, với mức điều chỉnh giảm 25 điểm phần trăm. Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định lý do Fed giảm lãi suất đến từ việc lạm phát lõi giảm xuống 2,6% và hướng đến 2% vào năm nay. Vì thế, Fed không còn quá lo ngại về lạm phát.Tuy vậy, bất chấp việc Fed giảm lãi suất,...

Kinh tế Việt Nam bị tác động thế nào khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Chuyên gia Nguyễn Thanh Lâm cho rằng mặc dù có những thách thức từ nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump song sự kiện này cũng đem lại những cơ hội cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc, mọi ánh mắt đang đổ dồn vào những gì chính quyền mới của ông Donald Trump sẽ làm khi nhậm chức vào tháng 1/2025. Đã có không ít lo...

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư tham...

Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ có gây tác động lớn đến kinh tế Việt Nam?

Việt Nam có thể sản xuất những mặt hàng mà người tiêu dùng Mỹ muốn mua nhưng quá đắt để sản xuất tại Mỹ và ông Trump sẽ thích nếu họ không mua hàng từ Trung Quốc, theo VinaCapital. Việt Nam có thặng dư thương mại khoảng 100 tỷ USD với Mỹ vào năm ngoái ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điện ảnh Việt Nam khai thác tiềm năng đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học

Nhiều vấn đề đã thảo luận tại Hội thảo "Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học" diễn ra ngày 9/11 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF) 2024.

Chờ đợi sự đột phá từ những tháng cuối năm

Để đạt mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong năm nay, phải trông chờ vào đột phá ở những tháng cuối năm.

Nhật Bản đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu kilowatt năng lượng địa nhiệt vào năm 2030

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ các công ty tư nhân đẩy mạnh phát triển các nhà máy điện địa nhiệt và đặt mục tiêu thương mại hóa các nhà máy điện địa nhiệt cho đến năm 2030.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Ca nhiễm H5N1 đầu tiên phát hiện ở người tại Canada thuộc tuổi vị thành niên

Giới chức y tế Canada cho biết trường hợp nghi ngờ đầu tiên mắc cúm gia cầm H5N1 ở người tại Canada đã được phát hiện tại bang British Columbia.

Bài đọc nhiều

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Ngày hội Việt Nam Xanh: Thúc đẩy lối sống xanh, tiêu dùng xanh

Sáng nay (9-11) Ngày hội Việt Nam Xanh khai hội tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), mở ra hai ngày hội hè tưng bừng trong không gian xanh giữa trung tâm TP.HCM với hàng loạt hoạt động xuyên suốt đến hết ngày 10-11. ...

10 tỉ phú thế giới có thêm 64 tỉ USD sau chiến thắng của ông Trump

Tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng kỷ lục sau khi ông Trump tái đắc cử tổng thống. Báo Guardian ngày 7-11 cho biết tài sản của 10 người giàu nhất thế giới, trong đó phần lớn là tỉ phú...

Ngân hàng mở và trí tuệ nhân tạo – xu hướng của ngành tài chính ngân hàng

Theo Mastercard, ngân hàng mở (Open banking) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình ngành tài chính và trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai. Sự trỗi dậy của nền kinh tế số tại Việt Nam Việt Nam đang cho thấy những bước tiến rất đáng kể trong hành trình hướng tới một nền kinh tế số. Sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, sự phát triển bùng nổ của hệ sinh thái hỗ trợ...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát cần triển khai như ngày hội của toàn dân

(ĐCSVN) - Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu...

Bộ trưởng Giáo dục: Trường ĐH lên ĐH ‘không phải là thay đổi một cái tên’

'Tôi mong rằng, sự thay đổi này không phải là thay đổi một cái tên mà hướng tới chiều sâu, giải phóng sức sáng tạo, hướng quản trị hiện đại, thông minh” - Bộ trưởng GD-ĐT nhấn mạnh tại lễ công bố Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. Sáng nay, tại Đà Nẵng đã diễn ra lễ Kỷ...

Người đàn ông 59 tuổi giật mình vì tiểu ra máu tươi, đi khám bất ngờ mắc bệnh hiểm

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tiểu ra máu đỏ tươi, máu cục, đau tức hông, bí tiểu do máu đông nhiều trong bàng quang. Các bác sĩ phát hiện một bướu thận bên phải với...

Giá vàng nhảy múa và du khách tạo dáng trên đường ray ở Hà Nội

Giá vàng bất ngờ tăng trở lại, người dân đổ xô đi mua ngậm ngùi ra về vì các tiệm vàng thông báo hết hàng, phố cà phê đường tàu ở Hà Nội đông nghịt người, du khách tạo...

[Ảnh] Trong vắt những nụ cười trẻ thơ sau thảm họa sạt lở ở Lào Cai

NDO - Hai tháng sau các thảm họa lũ lụt và sạt lở tại Lào Cai, những đứa trẻ tại các vùng Kho Vàng, Nậm Tông (huyện Bắc Hà) hay Làng Nủ (Bảo Yên) đã có thể nở nụ cười hồn nhiên, chờ đợi tương lai tươi sáng hơn ở phía trước. NDO...

Mới nhất