Trang chủPolitical ActivitiesĐiện Biên Phủ: Nơi đối đầu trở thành cầu nối bang giao...

Điện Biên Phủ: Nơi đối đầu trở thành cầu nối bang giao Việt


Kết thúc chiến tranh và kiến tạo hòa bình ở Việt Nam

Ngày 7/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với sự toàn thắng thuộc về quân và dân Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneva chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Việt kiều cùng bạn bè Pháp vẫy cờ trên đường phố chung quanh Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber vào ngày ký kết Hiệp định Paris. Ảnh: Lê Xuân Tấn – Báo Nhân Dân




Thắng lợi ở Điện Biên Phủ có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong Hội nghị Geneva về Đông Dương 1954. Chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi trong Hội nghị Geneva đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam chống Pháp và sự can thiệp của Mỹ, mở ra một giai đoạn mới cho lịch sử dân tộc. 

“Tiếng sấm” Điện Biên Phủ đã để lại những tiếng vọng trong lòng cả người Việt và người Pháp. Với âm vang to lớn đó, Điện Biên Phủ được coi là “Trận đánh làm thay đổi trật tự thế giới”.

Chính tiếng vọng dữ dội của chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm cho người ta phải thắc mắc, đặt ra nhiều câu hỏi, rằng: Điện Biên Phủ là gì? Điện Biên Phủ ở đâu? Chiến dịch Điện Biên Phủ đã xảy ra như thế nào? Ai/bên nào đã lựa chọn Điện Biên Phủ là nơi đối đầu giữa hai lực lượng: Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Quân đội viễn chinh Pháp? Tại sao người Pháp lại thất bại trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Chiến dịch Điện Biên Phủ đã tác động như thế nào đến Chính phủ Pháp?… để từ đó, cả những nhà chính trị, quân sự và sử học của Việt Nam, Pháp và cộng đồng quốc tế từ nhiều cách tiếp cận đã đi tìm lời giải đáp.

Cái cớ và cơ hội để tiếp xúc

Có thể nói, Điện Biên Phủ đã tạo ra cái cớ và nhiều cơ hội để tiếp xúc, gặp gỡ và trao đổi với nhau, đặc biệt là giữa người Pháp và người Việt Nam.

Tổng thống Francois Mitterrand thăm hầm Đờ Cát tại Điện Biên Phủ vào chiều 10/2/1993. Ảnh: TTXVN



Bởi theo Pierre Journoud – chuyên gia nghiên cứu chiến lược Pháp, một trong nhiều chuyên gia Pháp nghiên cứu về Điện Biên Phủ, thì:

“Đầu tiên là năm 1954. Đó là lần đầu tiên các lãnh đạo của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và lãnh đạo Pháp gặp nhau trong khuôn khổ các đàm phán tại Geneva để chấm dứt cuộc chiến của Pháp tại Đông Dương. Khi đó ngài Pierre Mendes France, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương với Thủ tướng Pháp bây giờ) đã gặp ngài Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuộc gặp này là bước đi đầu tiên, là động thái đầu tiên đầy tính biểu tượng, đầy mạnh mẽ bởi hai vị đã đấu tranh để có cuộc gặp này và trên cả cuộc gặp này, đó là để chấm dứt cuộc chiến…

Thế nên, với tôi, trước hết phải nhắc đến cuộc gặp năm 1954. Đó là cuộc gặp rất cảm động. Tôi đã gặp nhiều nhân chứng và nhiều người đã rơi nước mắt khi nhắc về nó. Đây là cột mốc đầu tiên, có tính gây dựng cho việc hai nước Việt-Pháp xích lại gần nhau. Đây cũng là điểm khởi đầu cho các hợp tác về kinh tế và văn hoá giữa hai nước, dù rất khiêm tốn vì thời điểm đó cả hai mới bước ra khỏi cuộc chiến nên tâm lý hai bên vẫn còn ngập ngừng”.

Ông cho rằng: “Vì vậy, cuộc gặp năm 1954 là một bước đi, một quyết định chính trị mạnh mẽ và đầy biểu tượng cho việc xây dựng mối quan hệ giữa nước Pháp với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về mặt dài hạn”.

Tiếng vọng Điện Biên Phủ

“Tiếng vọng” Điện Biên Phủ là cầu nối cho các cuộc gặp gỡ giữa người Pháp và người Việt, trước hết là các chính trị gia. Điều này đã làm cho nhân dân hai nước Việt Nam và Pháp thấu hiểu nhau nhiều hơn, tôn trọng nhau và trở thành bạn bè của nhau.

“Tiếng vọng” Điện Biên Phủ trở thành cầu nối cho quan hệ bang giao Việt Nam và Pháp được thể hiện ở hai lĩnh vực: hoạt động chính trị và hoạt động nghiên cứu, trao đổi học thuật, văn hóa, giáo dụcdu lịch.

Về mặt chính trị: sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp vẫn muốn duy trì ảnh hưởng và bảo vệ quyền lợi của mình ở Việt Nam cũng như Đông Dương. Nhưng ở mức độ nhất định, Pháp cũng muốn xoa dịu những mặc cảm chiến tranh. Vì thế, Pháp đã duy trì mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam ở cấp cao.

Đồng thời, Pháp còn yêu cầu Việt Nam cho đặt cơ quan tổng đại diện của Pháp ở Hà Nội năm 1954 do ông J. Sianternie làm Tổng đại diện và cho phép Việt Nam lập cơ quan đại diện thương mại của mình tại Paris năm 1956.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chính phủ và nhân dân Pháp là “đồng minh” của Việt Nam. Năm 1960, Chính phủ Pháp đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Là một nước thất bại trong chiến trường Việt Nam, Pháp ngày càng hiểu rõ ảnh hưởng tiêu cực của cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa và giá trị của hòa bình. Nhờ đó, Pháp đã nỗ lực cố gắng giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, lên án chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.

Ngày 29/8/1963, Chính phủ Pháp tuyên bố quan điểm: “Một Việt Nam độc lập với bên ngoài, hòa bình và thống nhất bên trong, hòa hợp với các nước láng giềng”. Bên cạnh đó, Chính phủ và nhân dân Pháp còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tổ chức Hội nghị Paris về Việt Nam.

Sau Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, ngày 12/4/1973, quan hệ Pháp – Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát triển thành quan hệ ngoại giao cấp đại sứ tại thủ đô mỗi nước: Hà Nội và Paris, góp phần “xóa bỏ hận thù, khép lại quá khứ, hướng đến tương lai”, xóa bỏ quan điểm “ai thắng ai” trong trận Điện Biên Phủ, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quan hệ hai nước và mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước về sau.

Về hoạt động nghiên cứu, trao đổi học thuật, văn hóa, giáo dục: Trước hết, về mặt nghiên cứu, trao đổi học thuật, chiến thắng của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 7/1954 đã tạo ra những tiếng vang lớn, bởi: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh”. Đây là một điều “hy hữu” trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới lúc đó.

Điều này đã tạo ra “nguồn cảm hứng” cho nhân dân Pháp nói chung, với đội tiên phong là những nhà nghiên cứu, các cựu binh lính trong chiến tranh giải đáp câu hỏi: Tại sao Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ? Người Việt Nam đã làm gì để chiến thắng người Pháp ở Điện Biên Phủ?…

Chiều 7/5/2024, Bộ trưởng Quân đội Pháp Sebastien Lecornu cùng một số cựu binh Pháp đã tới đặt vòng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang quốc gia A1 (nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên). Tại phần mộ liệt sĩ Tô Vĩnh Diện và Bế Văn Đàn, ông đã nghe giới thiệu về thân thế cũng như những chiến công của hai liệt sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Chí Hiếu



Đặc biệt, nhiều nhân vật chính trị hàng đầu Pháp đã thừa nhận những sai lầm trong trong chiến tranh xâm lược Đông Dương khi thốt lên rằng: “Lương tri của một quốc gia cũng được rèn đúc nên trong những thất bại”. Vậy thì người Pháp đã sai lầm những gì để dẫn đến thất bại?

Đó đều là những câu hỏi, những nhận định cần có lời giải đáp một cách nghiêm túc thu hút giới nghiên cứu của Pháp. Có thể nói, từ sau thất bại ở Điện Biên Phủ năm 1954, người Pháp, đặc biệt là giới chuyên gia nghiên cứu về quân sự, chính trị, sử học Pháp đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nghiên cứu về Việt Nam và Điện Biên Phủ. Hàng nghìn công trình nghiên cứu về Việt Nam, về Điện Biên Phủ và rộng ra là về cuộc chiến tranh Đông Dương của các cá nhân và tổ chức của Pháp đã được công bố kể từ sau chiến dịch Điện Biên Phủ. Và để nghiên cứu về Điện Biên Phủ, về Việt Nam, các học giả Pháp đã không chỉ tìm đọc các tư liệu đã có ở Pháp mà họ đã tìm đến với Việt Nam.

Ngược lại, các nhà khoa học Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với các phương pháp nghiên cứu mới, tìm hiểu và hiểu sâu về truyền thống dân tộc, đặc điểm văn hóa và cả lịch sử nước Pháp.

Những hoạt động nghiên cứu khoa học giữa Pháp và Việt Nam về trận Điện Biên Phủ trở thành “chất kết dính” giữa hai dân tộc Việt Nam và Pháp, không chỉ có các nhà nghiên cứu với nhau mà cả nhân dân hai nước. Thông qua các công trình khảo cứu, tiếp xúc giao lưu văn hóa – nghệ thuật và tọa đàm, hội nghị khoa học, những nhà chính trị và nhân dân hai nước đã hiểu nhau nhiều hơn về truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa của mỗi nước. Đây chính là nền tảng vững chắc, góp phần thiết lập mối quan quan hệ bang giao của Việt Nam và Pháp.

Không chỉ có vậy, Điện Biên Phủ với những dư chấn, tiếng vọng mà nó đã tạo ra và để lại cũng đã gợi sự tò mò cho công dân Pháp. Điện Biên Phủ được nhiều cựu binh Pháp coi là “nơi trở về” của họ.

Tiếng vọng từ chiến thắng Điện Biên Phủ đã biến nơi đây thành một điểm đến của du khách Pháp khi họ đến Việt Nam. Du khách người Pháp Tony Daly từng trả lời phỏng vấn của TTXVN rằng: “Tôi có 2 ngày để du lịch Điện Biên. Tôi biết đến Điện Biên vì rất đam mê lịch sử. Khi tôi ở Hà Nội, tôi có dịp gặp và nói chuyện với một số người lính, người chiến sỹ ở Bảo tàng Hồ Chí Minh. Do đó, tôi càng muốn đặt chân lên Điện Biên hơn. Tôi cảm nhận Điện Biên có một sự thay đổi lớn, từ một mảnh đất từng là chiến trường bây giờ đã trở thành một thành phố rất sầm uất và phát triển. Tôi rất thích”…

Đã 70 năm trôi qua song tiếng vọng của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn giữ nguyên giá trị, góp phần giúp hai nước hiểu nhau nhiều hơn trên các mặt đời sống chính trị – xã hội, thúc đẩy quan hệ Việt Nam và Pháp ngày càng mở rộng và hợp tác, phát triển toàn diện.

Điều này cho thấy, sự hòa giải lịch sử đã được thực hiện ngay sau chiến dịch Điện Biên Phủ và từ Điện Biên Phủ ở cả hai góc độ chính trị và trao đổi học thuật, giáo dục, văn hóa, du lịch đã giúp cho hai dân tộc xích lại gần nhau, xóa bỏ hận thù, khép lại quá khứ hướng đến tương lai.



Nguồn: https://moha.gov.vn/tintuc/Pages/danh-sach-tin-noi-bat.aspx?ItemID=56065

Cùng chủ đề

Hội thảo khoa học góp ý sửa đổi, bổ sung Đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ...

Ngày 08/11/2024, tại tỉnh Hà Nam, Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo khoa học góp ý sửa đổi, bổ sung Đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” giai đoạn 2022-2030. Thứ trưởng Trương Hải Long dự và phát biểu khai mạc Hội thảo. ...

Hai show ‘đạp gió rẽ sóng’ đưa Phú Quốc thành điểm hot du lịch cuối năm

Từ tháng 11, hai show trình diễn nghệ thuật kết hợp thể thao mạo hiểm với Jetski & Flyboard sẽ đổ bộ thị trấn Hoàng Hôn (Phú Quốc), mở đầu cho loạt show diễn “bom tấn” mùa lễ hội cuối năm tại đảo Ngọc. Dự kiến từ tháng 11, show trình diễn nghệ thuật thể thao mạo hiểm hút khách từng trở thành hiện tượng “cháy vé hàng đêm” tại Đà Nẵng trong mùa hè vừa qua sẽ trở lại...

Ngân hàng mở và trí tuệ nhân tạo – xu hướng của ngành tài chính ngân hàng

Theo Mastercard, ngân hàng mở (Open banking) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình ngành tài chính và trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai. Sự trỗi dậy của nền kinh tế số tại Việt Nam Việt Nam đang cho thấy những bước tiến rất đáng kể trong hành trình hướng tới một nền kinh tế số. Sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, sự phát triển bùng nổ của hệ sinh thái hỗ trợ...

Thứ trưởng Trương Hải Long tiếp xã giao đoàn công tác Viện Phát triển Nhân lực Quốc gia Hàn Quốc

Ngày 07/11/2024, tại trụ sở Bộ,Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long đã có buổi tiếp xã giao đoàn công tác Viện Phát triển Nhân lực Quốc gia (NHI) Hàn Quốc do ông KIM Chae Hwan, Chủ tịch Viện NHI làm trưởng đoàn nhân chuyến công tác của đoàn tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp Đoàn công tác Viện...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh – gọn – mạnh, hiệu năng – hiệu lực

1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Đây là một trong những yếu tố then chốt đưa Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành người cầm lái vĩ đại, người thuyền trưởng tinh anh đưa con thuyền cách mạng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội thảo khoa học góp ý sửa đổi, bổ sung Đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ...

Ngày 08/11/2024, tại tỉnh Hà Nam, Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo khoa học góp ý sửa đổi, bổ sung Đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” giai đoạn 2022-2030. Thứ trưởng Trương Hải Long dự và phát biểu khai mạc Hội thảo. ...

Thứ trưởng Trương Hải Long tiếp xã giao đoàn công tác Viện Phát triển Nhân lực Quốc gia Hàn Quốc

Ngày 07/11/2024, tại trụ sở Bộ,Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long đã có buổi tiếp xã giao đoàn công tác Viện Phát triển Nhân lực Quốc gia (NHI) Hàn Quốc do ông KIM Chae Hwan, Chủ tịch Viện NHI làm trưởng đoàn nhân chuyến công tác của đoàn tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp Đoàn công tác Viện...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh – gọn – mạnh, hiệu năng – hiệu lực

1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Đây là một trong những yếu tố then chốt đưa Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành người cầm lái vĩ đại, người thuyền trưởng tinh anh đưa con thuyền cách mạng...

Lễ công bố và trao quyết định điều động và bổ nhiệm Phó Trưởng phòng Phòng Hành chính – Quản trị, Văn phòng Bộ

Sáng ngày 06/11/2024, tại trụ sở Bộ, Văn phòng Bộ Nội vụ tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định điều động và bổ nhiệm Phó Trưởng phòng Phòng Hành chính – Quản trị, Văn phòng Bộ đối với ông Đinh Tiến Dũng – Chuyên viên chính Phòng Kế toán – Tài vụ giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Phòng Hành chính – Quản trị, Văn...

Tập huấn kiến thức, kỹ năng cho công chức cấp sở, ngành làm công tác xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên...

Sáng ngày 04/11/2024, tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Nội vụ khai mạc Lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng cho công chức cấp sở, ngành làm công tác xây dựng nông thôn mới. PGS. TS. Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã đến dự và phát biểu khai mạc Lớp tập huấn. Thứ trưởng Bộ Nội...

Bài đọc nhiều

Ngành du lịch phục hồi sau lũ

Năm 2024 có thể nói là năm mà thiên tai gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Cơn bão số 3 đổ bộ vào đất liền gây mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, giao thông đi lại rất khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. ...

Bộ GDĐT kiểm tra công tác thực hiện nhiệm vụ đầu năm học tại TPHCM

Nhiều ưu điểm vượt trội Tại buổi kiểm tra, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT), Phó Trưởng đoàn thường trực thông tin, trong ngày 9 và 10/10, đoàn đã làm việc tại Phòng GDĐT TP Thủ Đức và Phòng GDĐT Quận 5. Tại mỗi đơn vị, đoàn làm việc với 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 Trường THCS và 1 Trường THPT và 1 Trung tâm Giáo dục...

Bộ Quốc phòng và Bộ Công an sơ kết 01 năm thực hiện kế hoạch phối hợp triển khai Đề án 06

(Bqp.vn) - Sáng 17/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện Đề án 06 giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đồng chủ trì hội nghị.  Thượng tướng Lê Huy...

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024-2025

Phát biểu tại buổi lễ, ông Khuất Quang Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp nhấn mạnh, trải qua 56 năm xây dựng và phát triển, trường đã đào tạo hàng chục nghìn cán bộ kỹ thuật, quản lý cho địa phương nói riêng và đất nước nói chung góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hiện trường đào tạo...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc tiếp lãnh đạo Tập đoàn Samsung tại Việt Nam

(MPI) - Chiều ngày 23/10/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đã có buổi tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam nhằm thông tin về kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh của Samsung tại Việt Nam cũng như kế hoạch triển khai một số dự án cụ thể trong thời gian tới. ...

Cùng chuyên mục

Lãnh đạo Bộ GDĐT làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên

Ngày 9/11, tại Hà Nội, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên. Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn và Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường chủ trì buổi làm việc. ...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu các giải pháp để hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng

Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.Báo cáo về các chỉ số phát triển thuộc lĩnh vực quản lý ngành Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong 10 tháng năm 2024, tình hình chính trị - kinh tế thế giới diễn biến phức tạp,...

Tổng kết Giải thưởng khoa học công nghệ dành cho giảng viên trẻ và sinh viên

Ngày 9/11, tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam - VIFOTEC phối hợp tổ chức Lễ tổng kết và trao giải...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu về dự án Luật Điện lực …

Trước đó, tại phiên thảo luận tại Tổ diễn ra vào chiều ngày 26/10, Bộ Công Thương đã nhận được 104 lượt ý kiến góp ý. Qua tổng hợp, đa số đại biểu Quốc hội đã tán thành sự cần thiết xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) và đánh giá cao sự chuẩn bị về hồ sơ dự án Luật.Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi)

Sửa đổi Luật Hóa chất là cần thiếtBáo cáo tại Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết số 41 ngày 18/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 30/7/2024 Chính phủ đã có Tờ trình số 371 và Tờ trình tóm tắt số 372 cùng hồ sơ Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Quốc hội. Theo đó, Luật Hóa...

Mới nhất

Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc nắng hanh, Biển Đông khả năng có bão số 8

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (10/11-19/11), miền Bắc ngày nắng hanh, đêm se lạnh. Dự báo, Biển Đông khả năng xuất hiện bão số 8 vào ngày 12/11, Trung Trung Bộ mưa lớn cục bộ. Các chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa có nhận định tình hình thời tiết trong...

Hải Phòng trao thưởng cho 139 học sinh, sinh viên xuất sắc

139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024 của thành phố Hải Phòng được tặng Bằng khen và phần thưởng 10 triệu đồng/em. ...

Nhiều tỉnh thành chất lượng không khí xấu cả ngày lẫn đêm, Hà Nội ở ngưỡng rất kém

Hiện nhiều địa phương ở miền Bắc có chất lượng không khí ở ngưỡng xấu, có nơi rất kém cả ngày lẫn đêm. Đêm...

Israel giết hại nhân viên y tế, nhà báo ở Gaza và Lebanon, Qatar thất vọng và rút khỏi đàm phán

(CLO) Theo các quan chức, lực lượng Israel đã giết chết ít nhất 44 người ở Gaza và 31 người ở Lebanon vào thứ Bảy, bao gồm sáu nhân viên cứu...

Ăn đào có béo không? Những lưu ý quan trọng khi ăn đào

Đào là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng chứa rất nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Mặc dù vậy, nhiều thông tin về loại quả này không phải ai cũng...

Mới nhất