Trang chủKinh tếNông nghiệp“Điểm tựa” của hộ nghèo và các đối tượng chính sách

“Điểm tựa” của hộ nghèo và các đối tượng chính sách


Trong những năm qua, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) được “tiếp sức” phát triển các mô hình kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập ngay trên mảnh đất quê hương đầy nắng và gió.

Lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội làm việc với Tỉnh ủy Đắk Lắk Chỉ thị số 40-CT/TW: “Kim chỉ nam” cho hoạt động tín dụng chính sách

Vượt khó từ nguồn vốn chính sách

Quảng Ninh là huyện có tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội, giao thông thuận lợi để phát triển các ngành, nghề, dịch vụ. Song, ông Hoàng Trung Đông – Bí Thư huyện ủy cũng chia sẻ, về cơ bản, đến nay, kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; thu ngân sách huyện và thu nhập bình quân của người dân vẫn còn thấp; thiếu nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho lao động nông thôn; đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều thiếu thốn.

Với vai trò là đầu mối cho vay vốn ưu đãi trên địa bàn, ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Ninh cho biết, phòng giao dịch đã bám sát các chỉ tiêu, định hướng và chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, của Ban đại diện HĐQT NHCSXH cũng như phối hợp với các Hội đoàn thể nhận ủy thác triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt, sự ra đời của Chỉ thị số 40-CT/TW, cùng với các hoạt động của NHCSXH đã làm thay đổi tích cực nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cán bộ hội nhận ủy thác về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc cùng với NHCSXH triển khai thực hiện tốt việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vì mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Các chương trình vay ưu đãi của Đảng và Nhà nước, danh sách hộ vay được niêm yết công khai ngay tại Điểm giao dịch xã
Các chương trình vay ưu đãi của Đảng và Nhà nước, danh sách hộ vay được niêm yết công khai ngay tại Điểm giao dịch xã

Chia sẻ về hoàn cảnh của mình, bà Vũ Minh Hường, hộ vay vốn ở xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, cho biết, bà sinh ra và lớn lên tại thôn Hiển Vinh, xã Duy Ninh – nơi thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa lũ, vì vậy đời sống gặp nhiều khó khăn. Những năm trước đây, gia đình bà từng thuộc diện hộ nghèo, thu nhập chủ yếu của gia đình chỉ trông chờ vào 5.000m2 đất trồng lúa. Năm 1995 gia đình bà được giao 2ha đất sản xuất nhưng vì một số lý do và giao thông đi lại khó khăn nên gia đình đã đào ao nuôi cá và chăn nuôi heo, gà, vịt, thu nhập không cao.

Nhưng mọi chuyện đã khác kể từ khi bà tham gia sinh hoạt tại thôn, được tuyên truyền về chủ trương chính sách của Nhà nước, về chính sách tín dụng ưu đãi và được NHCSXH cho vay để chuyển đổi 1,5ha sang nuôi tôm thẻ chân trắng, còn lại tập trung trồng dừa xiêm, ổi, xoài, bưởi da xanh và cây ăn quả khác. Bà Hường cũng mạnh dạn đầu tư thêm một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài hoạt động ngành nghề sản xuất chính là trang trại tổng hợp, gia đình bà còn đầu tư sắm thêm 1 bộ rớ chàn để tạo thêm thu nhập hàng ngày cho gia đình nên tổng thu nhập qua hàng năm của hộ gia đình đạt khoảng trên 300 triệu đồng/năm sau khi trừ các chi phí. Nhờ đó, thu nhập thường xuyên của gia đình bà được đảm bảo.

Tương tự, ông Phạm Văn Hiếu, hộ vay vốn ở xã Duy Ninh cũng chia sẻ, năm 2019, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo, hai vợ chồng làm nông nghiệp nuôi 2 đứa con ăn học rất vất vả, kinh tế gia đình chỉ dựa vào đồng ruộng, thiếu thốn trăm bề. Được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Ninh và Tổ tiết kiệm vay vốn Phụ nữ thôn, gia đình ông được vay 50 triệu đồng theo chương trình hộ nghèo để xây chuồng trại và chăn nuôi bò sinh sản và 20 triệu đồng chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhờ vào những đóng góp âm thầm, trách nhiệm của những con người nhiệt huyết, kể từ khi thành lập đến nay, NHCSXH huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến 30/4/2024, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 559 tỷ đồng, tăng 292 tỷ đồng so với thời điểm trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW, với 8.623 khách hàng đang có dư nợ, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, tổng quá hạn và nợ khoanh tại NHCSXH huyện chỉ chiếm tỷ lệ 0,06% trên tổng dư nợ. Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, NHCSXH huyện Quảng Ninh đã thực hiện giải ngân 1.249 tỷ đồng với hơn 32.500 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH; qua đó, giúp nhiều hộ nghèo có cơ hội vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống với gần 6.500 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; hơn 20 nghìn lao động được tạo thêm việc làm mới; gần 1.000 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, hơn 12.000 công trình nước sạch được xây dựng đảm bảo hợp vệ sinh, môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân… nhiều làng nghề được khôi phục.

Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tham gia họp giao ban ngay tại Điểm giao dịch xã
Các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác tham gia họp giao ban ngay tại Điểm giao dịch xã

Đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả

Đáng nói là, mặc dù tình hình kinh tế – xã hội của huyện vẫn còn khó khăn nhưng HĐND, UBND huyện vẫn ưu tiên dành nguồn vốn để hỗ trợ cơ sở vật chất và nguồn vốn cho vay chuyển sang NHCSXH. Tính đến 30/4/2024, tổng nguồn vốn ngân sách huyện ủy thác qua NHCSXH huyện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt 10.313 triệu đồng. Tính từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW đến nay, trong 10 năm, tổng nguồn vốn ngân sách huyện ủy thác qua NHCSXH huyện là 9.800 triệu đồng. Hàng năm, nguồn vốn này đã được cho vay đúng đối tượng, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH luôn được bảo tồn và phát triển.

Trong thời gian tới, để hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao hơn nữa, NHCSXH huyện xác định cần tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục triển khai sâu rộng Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đến các cấp ủy, chính quyền cơ sở và đến cán bộ đảng viên để Chỉ thị thực sự đi vào cuộc sống. Gắn kết việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương trong từng thời kỳ.

“Điểm tựa” của hộ nghèo và các đối tượng chính sách
Cán bộ NHCSXH huyện Quảng Ninh hướng dẫn tận tình cho các hộ gia đình vay vốn

Bên cạnh đó, trước thực tiễn về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của huyện, ông Hoàng Trung Đông cho rằng, nhu cầu vay vốn hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm rất lớn, trong khi nguồn vốn này còn hạn chế. Đề nghị Chính phủ, bộ ngành liên quan và NHCSXH quan tâm bố trí thêm nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm; xem xét nâng mức cho vay chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn lên 25 triệu đồng/công trình. Đồng thời, thực hiện cho vay chương trình hộ có mức thu nhập trung bình. Những giải pháp này sẽ giúp phát huy hơn nữa tín dụng chính sách xã hội trong công cuộc giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian tiếp theo.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/diem-tua-cua-ho-ngheo-va-cac-doi-tuong-chinh-sach-153180.html

Cùng chủ đề

VNPT Quảng Trị tặng 130 smartphone cho hộ nghèo

Chương trình này được triển khai theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị nhằm góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các khu vực khó khăn, mang lại cơ hội tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại cho những người dân có hoàn cảnh khó khăn. Việc tặng smartphone cho các hộ nghèo không chỉ giúp họ tiếp cận với công nghệ số, mà còn hỗ trợ thiết thực...

Phát động chương trình hỗ trợ “Mái ấm cho đồng bào tôi”

20h00 hôm nay (5/10), Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".Phong trào hướng đến việc huy động nguồn vốn xã hội hóa, kết hợp với nguồn lực từ Nhà nước, để thực hiện ba nhiệm vụ lớn: Hỗ trợ nhà ở...

Trao sinh kế cho 30 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo ở huyện miền núi Nghệ An

Mới đây, 30 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tại xã Thanh Sơn (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) được trao 60 con bò giống, thức ăn chăn nuôi bò, giống cỏ voi, khoáng đá liếm... để có cơ hội thay đổi cuộc sống. Đây là dự án đa dạng hoá sinh kế có rất có ý nghĩa đối với bà con tái định cư sinh sống tại xã này. Cụ thể, ngày...

Xây dựng, triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở

Văn phòng Chính phủ mới ban hành Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, các cấp và ngành từ Trung ương đến địa phương cùng với Ngân hàng Chính sách Xã...

Trao sinh kế cho hộ nghèo ở xã biên giới của huyện Kỳ Sơn (Nghệ An)

Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) vừa tổ chức trao tặng 26 con dê giống cùng thức ăn, vắc xin và kỹ thuật nuôi cho 5 hộ nghèo tại bản Huồi Lê, xã Keng Đu. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và từng bước giảm nghèo bền vững. Cụ thể, 5 hộ nghèo tại bản Huồi Lê...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ

Lễ hội trái cây Việt Nam là cơ hội tốt để các nhà sản xuất, cung ứng của Việt Nam giới thiệu, quảng bá thương hiệu, hình ảnh sản phẩm trái cây tiêu biểu, tạo dựng mối quan hệ hợp tác bền vững với các đối tác tiềm năng về nhập khẩu trái cây tại Trung Quốc. Lễ hội trái cây Việt Nam...

Ngành nông nghiệp đề xuất Chính phủ hỗ trợ 10.000 tỷ đồng giúp phục hồi sản xuất

Ngày 28/9/2024, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị trao tặng, hỗ trợ phục hồi sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản các tỉnh, thành phố ảnh hưởng sau bão số 3. Hỗ trợ người dân sớm phục hồi sản xuất Ngân hàng - chỗ dựa của người dân, doanh...

Kim ngạch xuất nhập khẩu nông thủy sản đạt gần 70 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 9, kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản đạt khoảng 69,84 tỷ USD. Việt Nam đang xuất siêu gần 12,4 tỷ USD đối với các mặt hàng này.Theo tính toán từ số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 9/2024, kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính của Việt Nam ước đạt khoảng 1,48...

Hết quý III, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt gần 43% kế hoạch

Tính đến hết tháng 9/2024, cả nước ước giải ngân 320.566,5 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 47,29% kế hoạch Thủ tướng giao và thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ. Nhiều ý kiến cho rằng cả nước cần nỗ lực gấp đôi, tăng tốc giải ngân giai đoạn nước rút... Đầu tư công: Không quyết liệt khó hoàn thành kế hoạch ...

“Tham vọng” tham gia sâu vào chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu

Hiện Đà Nẵng đang tập trung mọi nguồn lực để đào tạo, thu hút tối thiểu 5.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành vi mạch bán dẫn. Trong đó, có ít nhất 2.000 nhân lực thiết kế và 3.000 nhân lực kiểm thử, đóng gói. Trong quá trình phát triển, Đà Nẵng mong muốn sẽ đào tạo ra một nguồn nhân lực không chỉ phục vụ cho Đà Nẵng hay Việt Nam mà còn hướng đến đáp...

Bài đọc nhiều

Thực hiện Luật Đất đai 2024, Đắk Lắk đang gỡ vướng tại hàng trăm ngàn ha đất nông lâm trường

Tại cuộc họp ngày 8/10, Ban chỉ đạo quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã thảo luận về những thách thức trong việc áp dụng Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn.Với 51 tổ chức nông, lâm...

Cấp ngựa bạch tạo sinh kế cho đồng bào DTTS

Quá trình nuôi ngựa bạch hoàn toàn có thể tận dụng các loại thức ăn tự nhiên sẵn có như cỏ, lá ngô kết hợp với ngô hạt hoặc thóc xay. Mỗi hộ, chỉ cần đầu tư từ 20 - 60 triệu đồng là có thể mua được một con ngựa giống non khoảng 5 tháng tuổi. Nếu chăm sóc tốt, sau 3 năm là ngựa cái bắt đầu sinh sản, trung bình ngựa cái sẽ đẻ...

Bình Định tìm giải pháp sản xuất, tiêu thụ nông sản bền vững

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cũng cho biết, việc giải quyết kiến nghị, đề xuất giữa các cơ quan quản lý nhà nước với thương nhân theo nguyên tắc chính quyền tạo điều kiện thuận lợi nhất trong khuôn khổ quy định pháp luật cho thương nhân trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, thương nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ ổn định giá cả thị trường, tuân thủ pháp luật trong việc đảm bảo chất...

“Quán quân” trồng hồng ở Hàn Quốc đã bán loại quả ngon này sang thị trường Việt Nam, giá thế nào?

Thầy giáo dạy toán trở thành "quán quân" trồng hồng ở Hàn Quốc Tỉnh Gyeongsangnamdo (Hàn Quốc) là nơi nổi tiếng khí hậu mát mẻ quanh năm, được ví là "thủ phủ" trái hồng Hàn Quốc với những vườn trồng hồng nhiều năm tuổi, thậm chí có...

TP Hồ Chí Minh tuyên dương “Nông dân tiêu biểu” lần thứ 17 năm 2024

Ngày 9/10, Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2024). Ông Lê Minh Dũng – Chủ tịch hội Nông dân TP Hồ Chí Minh đã phát biểu ôn lại truyền thống Hội Nông dân Việt Nam gắn với từng thời kỳ lịch sử cách mạng Việt Nam. Những đóng góp của tổ chức Hội trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh...

Cùng chuyên mục

Tăng cường xúc tiến đầu tư vào các tỉnh vùng Duyên hải Trung bộ

Cùng với đó, trở thành trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển; đầu mối giao thương kinh tế, đối ngoại quan trọng giữa Việt Nam với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông; trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi các thông tin...

Lâm Bình (Tuyên Quang): Tín dụng chính sách tạo lực cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế – xã hội

Các chính sách về bảo tồn và phát triển văn hóa, thông tin tuyên truyền vùng đồng bào DTTS được quan tâm đẩy mạnh, gìn giữ gắn với phát triển du lịch. Từ việc tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và thực hiện các Chương trình hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân ở các xã,...

Từ thu hút nhân tài toàn cầu đến “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”

Masan với nguồn nhân lực đa dạng, bao gồm nhiều quốc tịch khác nhau: Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ… mang trong mình nhiều khác biệt nhưng đều cùng chung một khát vọng – phụng sự người tiêu dùng và kiến tạo giá trị cho nền kinh tế, cho môi trường và xã hội. Masan cam kết, tạo ra môi trường đa dạng để thấm nhuần văn hóa hòa nhập và mang lại cơ hội bình đẳng cho...

Thả 6 con động vật này vô vườn ớt chuông, dân một thôn ở Lâm Đồng liền thấy điều bất ngờ

HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phi Liêng được thành lập năm 2020, với những thành viên là người nông dân thôn Trung Tâm, xã Phi Liêng. Ngay từ ban đầu, HTX đã định hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cung ứng những...

Một hồ nước nhân tạo đẹp như phim ở Đắk Nông, cứ gọi là hồ Tây, dân câu cá to bự nơi hồ núi...

Gương soi giữa lòng đô thịHồ Tây Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) chính thức được đầu tư xây dựng từ năm 1982. Do nằm ở phía Tây huyện Đắk Mil nên người dân địa phương đã lấy đó để gọi tên hồ Tây.Từ năm 2023, hồ...

Mới nhất

MC Diệp Chi VTV diễn xuất thế nào trong dự án tốn kém nhất sự nghiệp Lân Nhã?

Dự án kéo dài từ đây đến năm 2025, có mức đầu tư và quy mô lớn nhất sự nghiệp Lân Nhã. Anh nói nhờ hát nhạc xưa mà được khán giả biết đến rộng rãi. Tuy nhiên, ở chuỗi sản phẩm này, anh muốn thể hiện những bài mới - điều mình ấp ủ từ lâu.  Mở đầu dự...

Trục vớt, hủy nổ quả bom cạnh mép sông ở Hà Tĩnh

10/10/2024 | 22:00 TPO - Quả bom do Mỹ sản xuất, có trọng lượng khoảng 250-300kg được phát hiện cạnh mép sông Ngàn Mọ ở Hà...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

Tỉnh Bắc Kạn kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan quan tâm tháo gỡ khó khăn cho tỉnh liên quan đến nhiều nội dung như: thực hiện thủ tục đất đai đối với dự án khai thác, chế biến khoáng sản; rà soát tiêu chí quy định về rừng...

Mới nhất