Trang chủNewsThời sựĐiểm “trung tâm” trong bài viết đầu tiên của Tổng Bí thư...

Điểm “trung tâm” trong bài viết đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm

Dư luận đang rất quan tâm và phấn khởi trước quan điểm mới, kiên định về phát triển kinh tế trong các bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mấy tuần vừa qua.
Trước hết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh một ý quan trọng: “Kiên định phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm” trong bài viết đầu tiên trên cương vị Tổng Bí thư (bài viết “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”).

Phải khẳng định, quan điểm này rất quan trọng, then chốt, cho thấy vị trí trung tâm của phát triển kinh tế – xã hội trong các năm tới đây. Đương nhiên, cách tiếp cận này sẽ có tác động tích cực đến tiến trình đạt các mục tiêu phát triển đã được xác định ở các mốc năm 2035 và 2045.

Vì sao khẳng định quan điểm này vô cùng quan trọng? Vì một lẽ đơn giản nhất: “Dân dĩ thực vi tiên”. Đời nào cũng vậy.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: Hoàng Hà

Cải cách kinh tế sau Đổi mới đã giúp nước ta đưa tỷ lệ đói nghèo giảm từ 60% của những năm đầu thập kỷ 90 xuống còn dưới 3%. Đây là một thành tích rất ấn tượng, được quốc tế công nhận.

Tuy vậy, suốt từ năm 2019 đến nay, trải qua các đợt phong tỏa do dịch bệnh Covid-19, và nhất là tình trạng “đùn đẩy”, “né tránh”, “sợ sai”, “sợ trách nhiệm” trong không ít cơ quan nhà nước từ cấp trung ương trở xuống, đời sống của người dân, hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế gặp không ít khó khăn.

Xin lấy dẫn chứng từ khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Trong nhiều năm trước, đầu tư của khu vực kinh tế này tăng trưởng 15-17%/năm, là động lực của tăng trưởng kinh tế. Đến nay, tốc độ tăng trưởng đã rơi xuống chỉ còn 2,7% năm 2023 và 6,8% trong nửa đầu năm nay, mà nếu trừ đi lạm phát thì có thể còn âm hoặc tăng không đáng kể.

Trong nửa đầu năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động gần 120.000, chỉ cao hơn chút đỉnh so với hơn 110.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Như vậy, tỷ lệ doanh nghiệp gia nhập thị trường so với số rút khỏi thị trường vào khoảng 1/1, mức thấp nhất trong nhiều năm nay. Trước đây, có 4 doanh nghiệp gia nhập thị trường thì chỉ có 1 doanh nghiệp rút khỏi thị trường.

Khảo sát của Tổng cục Thống kê với 30.530 doanh nghiệp quý II/2024 phát hiện thêm, có tới 53,8% doanh nghiệp cho biết, nhu cầu thị trường trong nước thấp; 43,6% cho biết, tính cạnh tranh của hàng trong nước cao. Có đến 46,9% doanh nghiệp xây dựng gặp khó khăn do không có hợp đồng xây dựng mới. Hay nói cách khác, phần lớn các doanh nghiệp đều gặp khó khăn ở cả đầu vào và đầu ra.

Báo cáo PCI của VCCI còn cho biết, mức độ lạc quan của doanh nghiệp ở mức thấp nhất so với những năm trước. Cụ thể, chỉ 27% doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm 2024 và 2025, giảm đáng kể từ con số 35% của năm 2022. Con số 27% này cũng thấp hơn cả mức đáy trước đây là năm 2012-2013 khi nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với tác động kép của khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng phương tiện thanh toán (M2) chỉ tăng vỏng vẹn 0,82% trong nửa đầu năm nay. Các chuyên gia kinh tế tính toán, ít nhất tốc độ tăng M2 phải tương đương tốc độ tăng trưởng (6,42%) cộng với tốc độ lạm phát (2,75%) trong kỳ mới đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế.

Nhiệt kế, qua các số liệu trên, cho thấy nền kinh tế đang nguội lạnh. Tâm thế, lòng tin của giới doanh nhân đang bị tác động bởi nhiều vấn đề đang diễn ra trong môi trường kinh doanh.

Xin nêu qua một vài số liệu như trên để thấy, quan điểm “Kiên định phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm” mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra rất đúng và trúng.

Giải pháp trước mắt đã được ông nêu ra khi chủ trì Phiên họp thường kỳ Lãnh đạo chủ chốt ngày 6/8: Đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, cần tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn để tạo cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân có điều kiện phát triển, hoạt động đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy sản xuất hiệu quả, tạo không khí phấn khởi đối với nhân dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

Còn về dài hạn, ông khẳng định trong bài viết: Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững đất nước, củng cố tiềm lực quốc gia. Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện đại, hội nhập. Thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư, sản xuất kinh doanh; huy động tối đa nguồn lực xã hội cho sự nghiệp phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Những mục tiêu như trên, rốt cuộc, để hiện thực hóa “dân là gốc”, “Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới”; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của đổi mới, phát triển, được sống hạnh phúc trong môi trường an ninh, an toàn, không ai bị bỏ lại phía sau.

Tại cuộc họp báo sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bầu giữ chức vụ mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nói về những nhiệm vụ ưu tiên: Trước mắt sẽ rà soát, đánh giá lại các chỉ tiêu Đại hội XIII đề ra để có giải pháp bứt phá, có bước chuyển động nhanh, tăng tốc thực hiện mục tiêu.

“Chúng ta chỉ còn hơn một năm nữa nên yêu cầu về tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu Đại hội Đảng XIII đề ra để về đích sớm, là ưu tiên quan trọng”, ông nói.

Tăng trưởng kinh tế lần lượt là 2,55% (năm 2021); 8,12% (năm 2022); 5,05% (năm 2023) và 6,42% trong nửa đầu năm nay.

Các chuyên gia tính toán, tốc độ tăng trưởng nửa cuối năm phải là 7-7,5% mới đạt được tốc độ tăng trưởng 6,5-7% như mục tiêu của Quốc hội. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế năm 2024 và 2025 phải đạt trung bình 9%/năm mới đảm bảo mục tiêu tăng trưởng trung bình 7% trong giai đoạn 2021-2025 trên cơ sở tăng trưởng của 3 năm qua.

Đây là những nhiệm vụ “vô cùng khó khăn”, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến vô cùng phức tạp, không thể lường trước.

“Tụt hậu” là một trong 4 “nguy cơ” được xác định lần đầu tiên ở Đại hội IX năm 1991 và luôn được nêu lại trong các văn kiện các kỳ đại hội sau đó. Tuy nhiên, “nguy cơ” này đến nay chưa được tổng kết, đánh giá trong bối cảnh mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến 2020 đã không đạt được.

Tăng trưởng kinh tế cao luôn được xác định là con số pháp lệnh, thể hiện khát vọng đưa đất nước vượt qua tình trạng tụt hậu và bắt kịp với các quốc gia trên thế giới.

Vì lẽ đó, các đường lối, chính sách của Đảng cần được thể chế hóa, biến thành luật pháp của Nhà nước mới đi vào đời sống hằng ngày của người dân vì nếu không làm như vậy, các đường lối, chính sách có tốt bao nhiêu, nhiều bao nhiêu cũng rất khó có cơ sở để thực hiện.

Tất cả những mục tiêu và biện pháp như nêu trên để thể hiện tầm nhìn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước là phát huy cao nhất tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”.

Bài 2: Nhận thức về kỷ nguyên mới của dân tộc

Vietnamnet.vn

Nguồn:https://vietnamnet.vn/diem-trung-tam-trong-bai-viet-dau-tien-cua-tong-bi-thu-to-lam-2314158.html

Cùng chủ đề

Giáo dục cần tiếp tục hướng đến phát triển con người

Năm học mới 2024-2025 bắt đầu, chúng ta có quyền hy vọng vào sự thay đổi về chất lượng giáo dục trong thời gian tới cũng như mong các em học sinh "mỗi ngày đến trường là một ngày vui".

Học sinh, sinh viên sẽ tạo dựng khát vọng lớn

Trong thư gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2024-2025, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhắc lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 5/9/1945): "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được...

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng

Báo Giao thông trân trọng giới thiệu toàn văn thư của Tổng Bí thư,...

Vụ học sinh ở Yên Bái đăng bài viết không phù hợp trên Facebook: Chỉ là hành động bộc phát cá nhân

Theo thông tin từ tỉnh Yên Bái, Sở GD-ĐT tỉnh này đã có chỉ đạo sau khi nhận được báo cáo về việc học sinh Chu Ngọc Quang Vinh, lớp 12 Anh, Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (TP Yên Bái) đăng tải bài viết có nội dung không phù hợp trên mạng xã hội. Theo báo cáo của nhà trường, bài viết này đăng vào khoảng 22 giờ ngày 1-9-2024 trên tài khoản Facebook cá...

Nhận diện: Phản bác luận điệu cho rằng “Cách mạng Tháng Tám không đem lại dân chủ, tự do thực sự cho người dân”

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, tự do, dân chủ và làm chủ vận mệnh của mình. Tuy nhiên, hòng chống phá Đảng, Nhà nước ta, các thế lực thù địch, phản động luôn ra sức xuyên tạc, phủ nhận thành quả của cuộc Cách mạng, nhất là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá USD ngân hàng và tự do quay đầu tăng mạnh

Sau khi giảm tới 25 đồng vào phiên giao dịch đầu tuần, tỷ giá trung tâm hôm nay (10/9) quay đầu tăng mạnh. Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD được Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 10/9 ở mức 24.194 đồng một USD, tăng 17 đồng so với phiên hôm qua. Với biên độ 5%, các ngân hàng thương mại hôm nay được phép giao dịch tỷ giá USD trong phạm vi từ 22.984-25.404 đồng/USD. Tỷ giá...

Nước sông Hồng dâng cao, dừng chạy các tàu qua cầu Long Biên

Cụ thể, ngày hôm nay, các chuyến tàu khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng xuất phát và trả khách tại ga Gia Lâm.  Hành khách có vé đi từ ga Hà Nội, ga Long Biên di chuyển tới ga Gia Lâm để đi tàu. Hành khách có vé tàu đến là ga Hà Nội, ga Long Biên sẽ kết thúc hành trình tại ga Gia Lâm. Theo thống kê, mỗi ngày đường sắt có khoảng 14 chuyến tàu đi...

Tỉnh nào có nhiều thị xã nhất nước ta hiện nay?

1. Tỉnh nào có nhiều thị...

Hiệu trưởng bị thanh tra ‘điểm tên’ vì chi nhiều khoản tiền sai quy định

Ngày 10/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Phạm Tiến Hải, Chánh thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa công bố kết luận thanh tra tại Trường THPT Buôn Ma Thuột, đồng thời chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác chi tài chính tại đơn vị này. Cụ thể, trong các năm học 2021-2022 và 2022-2023, trường này đã thanh toán tiền thừa giờ cho ông Lê Văn Thái (hiệu trưởng) không đúng...

Nhìn từ trên cao, thành phố Yên Bái ngập trong biển nước

Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, lũ trên các sông tại Yên Bái dâng cao khiến nhiều tuyến đường, khu dân cư tại TP Yên Bái đã bị ngập sâu. Tối 9/9, theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, trên sông Hồng lũ vẫn đang tiếp tục lên, mực nước vào lúc 18h hôm nay là 34,24m (trên mức báo động 3). Dự báo...

Bài đọc nhiều

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam chung tay vì người nghèo trên khắp Việt Nam

Với phương châm “Gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh”, LPBank đã và đang khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng tiên phong trong các hoạt động thiện nguyện, thể hiện tinh thần sẻ chia và phụng sự cộng đồng. Trên hành trình phát triển bền vững, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã luôn thể hiện thành công của một doanh nghiệp không chỉ được đo bằng những con số tăng trưởng mà còn...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ bị sập.  Ông Hiệp đánh giá, ảnh hưởng của bão Yagi đang rất khủng khiếp, đặc biệt đối với các tỉnh...

(Trực tiếp) Mưa lũ miền Bắc: Lào Cai nước rút dần, cả thành phố dọn bùn, rác

(Dân trí) - Khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ vẫn đang có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Nước sông Thao, sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Thái Bình và sông Hồng đều đang dâng cao. 26 phút trước Thủ tướng hoãn họp Chính phủ, trực tiếp tới Bắc Giang chỉ đạo ứng phó, khắc phục lũ lụt Sáng 10/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quyết định hoãn họp Thường trực Chính phủ...

Cảnh báo 10 quận nội thành Hà Nội có nguy cơ ngập, ùn tắc cục bộ

Dự báo Hà Nội tiếp tục có mưa dông nhiều nơi, người dân các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình đến Nam Từ Liêm cần lưu ý khi tham gia giao thông đặc biệt khi nhiều tuyến còn ngổn ngang cây đổ, cành gãy.     Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn rạng sáng phát sáng 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến nội thành có thể ngập từ 10-20cm. Trong đó, một số tuyến có thể ngập...

Nước sông Hồng mênh mông, người dân quận trung tâm Hà Nội trắng đêm chạy lũ

Nước sông Hồng lên nhanh vào khuya 9-9, rạng sáng 10-9 khiến nhiều khu dân cư ở quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm bị ngập. Nhiều người hối hả di dời đồ đạc, chạy lũ xuyên đêm. Nước sông Hồng dâng nhanh trong đêm khiến nhiều người Hà Nội không kịp trở tay - Ảnh: HỒNG QUANG Khuya 9-9, những bước chân vội vã, tiếng người gọi nhau vang các xóm dân cư ven sông Hồng đoạn qua quận Hoàn Kiếm, Ba...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến vùng lũ ngập sâu nhất ở Bắc Giang

VOV.VN - Sáng 10/9, trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp khó lường, gây mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình nước lũ tại thị xã Việt Yên tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh nơi vùng ngập sâu, chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ.   Tại xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi xuồng vào khu dân...

Thanh Hóa: Xuất hiện nhiều vết nứt trên đồi, nguy cơ sạt lở cao

Mưa lớn đã khiến quả đồi khu vực bản Đỏ, xã Phú Thanh, huyện vùng cao Quan Hóa xuất hiện nhiều vết nứt lớn, đe dọa đến tính mạng của nhiều hộ dân dưới chân đồi.   Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to đã gây sạt lở taluy dương, taluy âm, mặt đường, cầu, cống... làm hư hỏng kết cấu hạ tầng. Mưa lớn đã khiến quả đồi...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân và Đoàn đại...

Thủ tướng về xã bị cô lập ở Bắc Giang, kiểm tra chống lũ

Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp vào khu dân cư thăm hỏi, động viên người dân tại xã Vân Hà, thị xã Việt Yên đang bị cô lập - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Bắc Giang là một trong những địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, thiên tai.Tại Bắc Giang, Thủ tướng đã thăm hỏi, động viên người dân và các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ tại xã Vân Hà, thị xã...

Cư dân mạng bấm like mạnh tay bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP.HCM khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi. Thấy người dân đi xe máy qua cầu gặp gió bão Yagi, xe chuyên dụng của lực lượng chức năng hỗ trợ người dân di chuyển qua cầu Khuể (Hải Phòng) - Ảnh: ĐỒNG...

Mới nhất

Bố cáo khai trương Chi nhánh Đắk Nông

09/09/2024 ...

Coi thí sinh chiến thắng ở Đường lên đỉnh Olympia là tài năng đất nước là chưa phải

VTV3 cũng chưa tổng kết xem bao nhiêu em được giải trở thành tài năng, đóng góp cho lĩnh vực nào, được tôn vinh ra sao.Thí...

Bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bị rắn cắn trong mùa mưa bão

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) thời điểm mưa, bão kết hợp thời tiết không lạnh, ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để các loài rắn, côn trùng,… ra khỏi nơi trú ẩn, tìm kiếm thức ăn. Bên cạnh đó, hiện môi trường sống tự nhiên của động...

Loại củ ví như nhân sâm giúp kiểm soát đường huyết tốt, không chỉ là món ăn vặt mà là nguyên liệu nhiều món...

BSCKI. Dương Ngọc Vân (BVĐK Medlatec) tư vấn, trong củ dong có chứa hàm lượng dưỡng chất cao,...

Mới nhất