Trang chủNewsThời sựĐiểm sáng nổi bật trong thành tựu chung của đất nước

Điểm sáng nổi bật trong thành tựu chung của đất nước


“Với sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, công tác đối ngoại và ngoại giao đã khẳng định rõ bản sắc ‘ngoại giao cây tre Việt Nam’, là một điểm sáng nổi bật trong thành tựu chung của đất nước”, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn Báo TG&VN trước thềm Hội nghị Ngoại giao 32 và Hội nghị Ngoại vụ 21, từ ngày 19-23/12.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc  Tập Cận Bình và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12-13/12/2023.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12-13/12/2023.

Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cũng là năm Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32. Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả nổi bật trong công tác đối ngoại từ Hội nghị Ngoại giao 31 cũng như trong nửa nhiệm kỳ qua?

Như chúng ta đã biết, từ sau Đại hội XIII của Đảng, tình hình thế giới và trong nước bên cạnh cơ hội, thuận lợi, có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp hơn so với dự báo, nhiều khó khăn, thách thức mới xuất hiện và gay gắt hơn.

Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ và yêu cầu đối với công tác đối ngoại nặng nề hơn trước. Tuy nhiên, có thể khẳng định, với sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, công tác đối ngoại và ngoại giao đã khẳng định rõ bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam”, là một điểm sáng nổi bật trong thành tựu chung của đất nước. Cụ thể:

Một là, đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng đã được tổ chức quán triệt và triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông qua nhiều đề án đối ngoại quan trọng và ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận để cụ thể hóa đường lối đối ngoại Đại hội XIII như Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết 34 của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII, các kết luận, chỉ thị về phát triển quan hệ với một số đối tác quan trọng, hợp tác ASEAN, hợp tác tiểu vùng Mekong, công tác ngoại giao kinh tế, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, đối ngoại nhân dân…

Hai là, củng cố vững chắc hơn cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Thành công của các chuyến thăm, điện đàm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là 45 chuyến thăm của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt tới các nước láng giềng, các nước đối tác chiến lược, hầu hết các nước ASEAN, nhiều đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và gần 50 chuyến thăm của Lãnh đạo các nước đến Việt Nam, trong đó có những chuyến thăm lịch sử như chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden…, đã tạo nên bước phát triển mới về chất trong đối ngoại và hội nhập quốc tế của nước ta. Cùng với đó, khuôn khổ quan hệ với nhiều đối tác quan trọng được nâng lên tầm cao mới, tin cậy chính trị với nhiều nước được củng cố vững chắc, hợp tác ngày càng mở rộng, thực chất và hiệu quả.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong chuyến thăm tới Lào từ ngày 10-11/4/2023 . (Nguồn: TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong chuyến thăm tới Lào từ ngày 10-11/4/2023 . (Nguồn: TTXVN)

Ba là, đối ngoại phát huy vai trò tiên phong giữ vững môi trường hoà bình, ổn định và bảo vệ Tổ quốc. Mặc dù thế giới trải qua những biến động lớn, rất phức tạp, nhưng chúng ta đã xử lý đúng đắn các vấn đề đối ngoại, quan hệ với các đối tác trên cơ sở kiên định độc lập, tự chủ, hòa hiếu, đồng thời linh hoạt trong sách lược, ứng xử. Bên cạnh đó, chúng ta đã chủ động, tích cực thúc đẩy đối thoại và đạt được những kết quả rất quan trọng về phân định, giải quyết một số vấn đề biên giới lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ vững chắc dộc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Bốn là, đối ngoại đi đầu huy động nguồn lực bên ngoài, đóng góp quan trọng vào kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phát triển kinh tế – xã hội. “Ngoại giao vaccine” đóng góp trực tiếp vào thực hiện thắng lợi chiến lược tiêm chủng, tạo tiền đề cho đẩy lùi dịch Covid-19. Chúng ta đã tranh thủ tốt các hiệp định thương mại tự do, các xu thế phát triển mới để đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, khoa học – công nghệ, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đưa Việt Nam trở thành một điểm sáng trong bức tranh xám màu của kinh tế thế giới.

Năm là, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Việt Nam được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, trọng trách quốc tế quan trọng, nhất là trong ASEAN và Liên hợp quốc như Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Ủy ban Di sản thế giới, Ủy ban Luật pháp quốc tế… Chúng ta đóng góp tích cực vào các vấn đề chung như chống biến đổi khí hậu, cắt giảm khí thải, cử cán bộ, chiến sĩ tham gia thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo cho các quốc gia chịu thiên tai, xung đột… Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thủy chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay.

Những thành tựu nói trên là minh chứng sinh động cho đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; là kết tinh nỗ lực của các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị, trong đó có đóng góp quan trọng của các cơ quan đối ngoại và ngành Ngoại giao. Những kết quả đó khẳng định bản sắc rất độc đáo của nền Ngoại giao Việt Nam dựa trên nền tảng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, thấm đượm tâm hồn, cốt cách, khí phách và truyền thống ngoại giao hòa hiếu của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tư tưởng của nhân loại.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Campuchia Hun Manet trong chuyến thăm tới Việt Nam từ ngày 11-12/2023.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Campuchia Hun Manet trong chuyến thăm tới Việt Nam từ ngày 11-12/12/2023.

Năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có không ít biến động. Bộ trưởng có thể cho biết những dấu ấn nổi bật, có ý nghĩa nhất trong năm qua? Những yếu tố dẫn tới thành công của đối ngoại năm 2023 là gì?

Năm 2023 là một năm sôi động về đối ngoại với nhiều dấu ấn nổi bật. Trước hết, quan hệ đối ngoại trên bình diện song phương và đa phương tiếp tục được mở rộng và sâu sắc hơn, trong đó quan hệ với nhiều đối tác quan trọng đã được nâng lên tầm cao mới với những bước phát triển mới về chất, nổi bật là quan hệ với các nước láng giềng, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và nhiều đối tác khác. Các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao, diễn ra sôi động, rộng khắp các châu lục và tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng như ASEAN, Liên hợp quốc, Tiểu vùng Mekong, APEC, AIPA, COP 28, BRI…

Trong năm qua, chúng ta tổ chức tốt 15 chuyến thăm nước ngoài của lãnh đạo chủ chốt và 21 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam đã khẳng định tầm vóc và vị thế mới của Việt Nam trên thế giới. Chúng ta tiếp tục phát huy vai trò tại các tổ chức quốc tế quan trọng như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, UNESCO… cũng như đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào các vấn đề chung của thế giới như chống biến đổi khí hậu, gìn giữ hòa bình ở châu Phi, cử lực lượng cứu hộ, cứu nạn sang Thổ Nhĩ Kỳ…

Công tác nghiên cứu, tham mưu và dự báo về đối ngoại đạt nhiều kết quả quan trọng. Trước diễn biến rất phức tạp của tình hình quốc tế, ngành ngoại giao cùng với các ngành, các cấp tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ thông qua nhiều đề án quan trọng về đối ngoại, nhất là đề án phát triển quan hệ với một số đối tác quan trọng, hợp tác ASEAN, tiểu vùng Mekong, chủ trương ứng xử với các sáng kiến của các nước…

Ngoại giao kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh trên cơ sở quán triệt tinh thần Chỉ thị 15 của Ban Bí thư, lấy địa phương, doanh nghiệp và người dân là trung tâm phục vụ. Các hoạt động ngoại giao kinh tế đóng góp quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu năm 2023 đạt gần 700 tỷ USD, trên 30 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, thu hút FDI tăng 14,8%, tiếp cận nhiều nguồn vốn mới có chất lượng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Lễ đón Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, tháng 4/2022.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Lễ đón Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla tháng 19/4/2022 nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Môi trường hòa bình, ổn định tiếp tục được giữ vững để phát triển đất nước. Trước những biến động của tình hình quốc tế, ngành Ngoại giao cùng quốc phòng, an ninh và các ngành, các cấp kiên trì thúc đẩy đối thoại, đàm phán giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ, xử lý đúng đắn và kịp thời các hoạt động xâm phạm độc lập, chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

Các lĩnh vực thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân cũng đạt nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, có thêm hai thành phố là Đà Lạt và Hội An được công nhận là thành phố sáng tạo của UNESCO; được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của UNESCO như Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO, Phó Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027… Chúng ta bảo hộ kịp thời, đưa về nước an toàn nhiều công dân, nhất là từ các địa bàn có xung đột, thiên tai.

Những kết quả nói trên có được trước hết là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý tập trung, hiệu quả của Nhà nước; sự đoàn kết, thống nhất với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị; sự phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa đối ngoại và quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa- xã hội. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ, ngành Ngoại giao đã bám sát đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, phát huy bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam”, theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới và khu vực, “biết mình, biết người”, “biết thời, biết thế”, linh hoạt, sáng tạo trong sách lược, xử lý các vấn đề đối ngoại theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, từ đó có các biện pháp triển khai phù hợp, tận dụng cơ hội và hóa giải thách thức để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đối ngoại.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Xin Bộ trưởng cho biết nội dung trọng tâm của Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32?

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 là hội nghị quan trọng không chỉ với ngành Ngoại giao, mà còn với đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại ở các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương. Chủ đề của Hội nghị lần này là “Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, phản ánh rõ tính chất và nội dung trọng tâm của Hội nghị.

Bên cạnh đánh giá và dự báo tình hình quốc tế, Hội nghị sẽ kiểm điểm, đánh giá toàn diện kết quả hai năm triển khai vừa qua và hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời nghiêm túc quán triệt các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, đề án quan trọng về đối ngoại mà Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến nay; từ đó đề xuất các nhiệm vụ đối ngoại trọng tâm và các biện pháp cần tập trung triển khai đến hết nhiệm kỳ khóa XIII và những năm tiếp theo. Hội nghị lần này cũng là dịp để ngành Ngoại giao trao đổi một số vấn đề lớn, mới về đối ngoại để đóng góp vào tổng kết 40 năm thực hiện đường lối đối ngoại trong thời kỳ Đổi mới.

Hội nghị cũng dành nhiều thời gian thảo luận sâu rộng phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển ngành Ngoại giao, nhất là những vấn đề then chốt như công tác cán bộ, xây dựng Đảng, cơ chế chính sách về đối ngoại, đổi mới lề lối làm việc với quyết tâm xây dựng ngành Ngoại giao vững mạnh toàn diện, hiện đại.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

“Kỳ phùng địch thủ” Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đầy kịch tính và các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu và phân tích các nền tảng chính sách đối ngoại tiềm năng của cả hai ứng cử viên chính. Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump, mỗi bên đều đang tìm cách mô tả bên kia là "yếu thế trước Trung Quốc" trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.

Dự báo chính sách đối ngoại của Mỹ nếu ông Donald Trump thắng cử

(Dân trí) - Trong khi bà Kamala Harris, nếu thắng cử, được dự đoán sẽ tiếp tục đường hướng của người tiền nhiệm Biden, ông Donald Trump chắc chắn có những thay đổi lớn về chính sách đối ngoại của Mỹ nếu đắc cử.   Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024, diễn ra vào ngày 5/11, sẽ là cuộc đối đầu giữa đương kim Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có thể tạo ra bước ngoặt lớn và ảnh hưởng sâu rộng...

Việt Nam khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa tại hội nghị BRICS mở rộng

Đại sứ Việt Nam tại Nga khẳng định Thủ tướng dự hội nghị BRICS mở rộng là hoạt động đối ngoại cấp cao có ý nghĩa quan trọng, khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: baochinhphu.vn Theo Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời là chủ tịch nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh...

Việt Nam khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa

Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng (BRICS+) từ ngày 23-24/10, phóng viên TTXVN tại LB Nga đã phỏng vấn Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại LB Nga Đặng Minh Khôi về mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến công tác này. Sau đây là nội dung phỏng vấn: ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Kha Ninh 17:00 | 08/11/2024 Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. Trùng Khánh là một huyện nằm ở biên giới phía Đông của tỉnh Cao Bằng, diện tích gần 700km2 và là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày. (Nguồn: Traveloka) ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Mời bạn đọc dự lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh

Tối 10-11, báo Tuổi Trẻ và đơn vị đồng hành PRO Việt Nam sẽ tổ chức lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (quận 1, TP.HCM). ...

Cổ phiếu viễn thông công nghệ khởi sắc, VN-Index giảm tiếp hơn 7 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 8/11, sau khoảng một giờ giao dịch trong sắc xanh, áp lực bán dâng cao khiến thị trường đảo chiều chìm trong sắc đỏ. Trong đó, các nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng lao dốc. Tâm điểm phiên này là nhóm cổ phiếu viễn thông và công nghệ thông...

Khóa đào tạo đặc biệt tại Công ty Bê tông khí Viglacera – Tổng công ty Viglacera

(Viglacera) Mới đây, Công ty Cổ phần Bê tông khí Viglacera chưng áp Viglacera đã tổ chức khóa đào tạo đặc biệt liên quan đến công nghệ sản xuất, kỹ thuật lắp dựng tường gạch block AAC và tấm tường ALC cho hơn 15 đại lý khu vực miền Bắc. Ông Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công ty Bê...

Cần mở “con đường tơ lụa” thời đại mới, hành lang thương mại mới

(ĐCSVN) - Thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị mở lại “con đường tơ lụa” trong thời đại mới, kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới, không chỉ Việt Nam – Trung Quốc mà cả ASEAN và Trung Á và châu Âu. ...

Trao giải sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

(Tổ Quốc) - Ngày 8/11, tại Hà Nội, Cục Tuyên huấn, Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (Bộ Quốc phòng) tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập...

Mới nhất