Trang chủNewsThế giớiĐiểm nhấn từ Đối thoại Shangri-La

Điểm nhấn từ Đối thoại Shangri-La



Tương tác giữa đại diện Mỹ-Trung, cam kết về trách nhiệm tập thể, nét mới từ châu Âu là một số diểm đáng chú ý tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 2-4/6.

(06.05) Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc phát biểu ngày 3/6 tại Đối thoại Shangri-La, Singapore. (Nguồn: AFP)
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 3/6 tại Singapore. (Nguồn: AFP)

Quan tâm chung và trách nhiệm tập thể

Đầu tiên, đó là tầm quan trọng của diễn đàn này. Một mặt, với gần 600 đại biểu tham dự, 7 phiên họp toàn thể với 6 phiên họp thảo luận cùng nhiều cuộc gặp song phương bên lề, Đối thoại đang chứng tỏ được sức hút ngày một mạnh mẽ.

Mặt khác, nó cho thấy sự xuất hiện của ngày càng nhiều vấn đề, tác động tới môi trường an ninh khu vực như cạnh tranh nước lớn, thượng tôn luật pháp quốc tế, sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, chủ quyền lãnh thổ, môi trường…

Trong bối cảnh đó, số lượng chủ đề đa dạng, từ xây dựng khu vực châu Á-Thái Bình Dương cân bằng và ổn định, phát triển các mối quan hệ đối tác mới cho an ninh khu vực tới tác động an ninh của cạnh tranh công nghệ và cạnh tranh số đã phần nào bao hàm được mối quan tâm chung của những diễn giả, khách mời.

Thứ hai, nội dung thảo luận tương đối rộng, song hầu hết các phiên thảo luận đều khép lại với những tuyên bố đề cao trách nhiệm tập thể, tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế, đặc biệt trong giải quyết các điểm nóng, xung đột hiện nay như Nga-Ukraine, bán đảo Triều Tiên, Sudan, eo biển Đài Loan hay Biển Đông.

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần này, diễn giả chính, Thủ tướng Australia Antony Albanese nhận định rằng sự kiện một lần nữa khẳng định rằng hòa bình, an ninh, ổn định tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Vì thế, không sai nếu nói rằng “trách nhiệm tập thể” và tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế chắc chắn là chủ đề lớn, xuyên suốt trong diễn đàn lần này.

Bắt tay không thay đối thoại

Tuy nhiên, việc thực hiện “trách nhiệm tập thể” và tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế ấy sẽ là không đơn giản khi cạnh tranh giữa Mỹ-Trung Quốc vẫn gay gắt, thể hiện rõ nét qua tương tác giữa đại diện của hai nước tại Đối thoại Shangri-La.

Phát biểu ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định nước này “không mong muốn xung đột hay đối đầu, song sẵn sàng đối phó hành động bắt nạt hay cưỡng ép”. Xứ cờ hoa sẽ tiếp tục tuân thủ nguyên tắc Một Trung Quốc, dù “phản đối mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng từ cả hai phía”.

Tuy nhiên, điểm nhấn là khi ông chỉ trích Bắc Kinh “không sẵn lòng xây dựng cơ chế phù hợp hơn trong quản lý khủng hoảng giữa quân đội hai nước”. Đáng chú ý, cùng lúc đó, tàu chiến Mỹ và Canada được cho là đã đi qua eo biển Đài Loan.

Điều này đã dẫn đến phản ứng tiêu cực từ phía đại diện từ Bắc Kinh. Ngay sau phát biểu của ông Austin, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Trung tướng Cảnh Kiến Phong đã đáp trả ngay bên lề. Ông cho rằng đại diện Mỹ đã “bóp méo nghiêm trọng thực tế và sự thật” về vấn đề Đài Loan và chỉ trích “hoạt động giám sát bất hợp pháp” của Washington.

Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc đã chỉ trích “một số quốc gia” tăng cường chạy đua vũ trang và can thiệp công việc nội bộ của nước khác, đồng thời cảnh báo về “tâm lý chiến tranh lạnh”. Mặc dù vậy, ông nhấn mạnh rằng bất chấp “khác biệt mang tính hệ thống”, Trung Quốc không muốn xung đột, đối đầu và sẵn sàng cùng Mỹ “tìm kiếm điểm tương đồng, lợi ích chung để tăng cường quan hệ song phương và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác”.

Trong bối cảnh đó, cái bắt tay đầu tiên và trao đổi ngắn ngủi của hai người đồng cấp phản ánh một thông điệp: Bất chấp nỗ lực kết nối từ cả hai phía, những khác biệt căn bản sẽ khiến hợp tác quốc phòng song phương trở nên khó khăn hơn.

“Trách nhiệm tập thể” và tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế chắc chắn là chủ đề lớn, xuyên suốt trong Đối thoại Shangri-La lần này.

Vai trò ASEAN và nét mới châu Âu

Đại diện của Mỹ, Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Anh, Canada hay Liên minh châu Âu (EU) đều nhất trí về vai trò trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong cấu trúc an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và cam kết tăng cường hợp tác với khối thời gian tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukuzu Hamada khẳng định bên cạnh Đối thoại Shangri-La, nước này sẽ tiếp tục quan tâm tới các khuôn khổ hợp tác khu vực do ASEAN dẫn dắt như Thượng đỉnh Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+).

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nhắc lại rằng việc nước này đăng ký tham gia ADMM+ cho thấy tinh thần hợp tác xuyên suốt trong các mối quan hệ quốc phòng của xứ sở sương mù. Quan trọng hơn, nó góp phần khẳng định tầm quan trọng của ASEAN đối với chính sách của London tại khu vực.

Cuối cùng, sự góp mặt của các đại diện đến từ châu Âu, từ Cao ủy EU về Chính sách an ninh và đối ngoại Joseph Borell tới Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cũng là một chi tiết đáng lưu ý. Thực tế cho thấy lãnh đạo nhiều nước ở ở lục địa này từng nhấn mạnh rằng tình hình ở châu Á-Thái Bình Dương có sẽ tác động trực tiếp tới các vấn đề an ninh của châu Âu, dù là xung đột Nga-Ukraine hay căng thẳng Mỹ-Trung. Khi đó, Đối thoại Shangri-La rõ ràng là địa điểm lý tưởng để các quan chức châu Âu đưa ra thông điệp then chốt về các bước tiếp theo trong cách tiếp cận của mình đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Phát biểu tại Đối thoại, Cao ủy EU về Chính sách an ninh và đối ngoại Joseph Borell khẳng định châu Âu mong muốn trở thành “một đối tác đáng tin cậy, có năng lực” ở châu Á-Thái Bình Dương để thúc đẩy an ninh. Ông khẳng định: “Chúng ta cần có nhau. Chúng ta cần ổn định thế giới này”.

Đối thoại Shangri-La là cơ hội để các bên cùng ngồi lại, thảo luận và hướng tới mục tiêu chung ấy.





Nguồn

Cùng chủ đề

Lãnh đạo Trung Quốc – Indonesia hội đàm tại Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/11 đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tại thủ đô Bắc Kinh.

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Ý nghĩa chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

(Dân trí) - Chuyến công tác sắp tới của Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định tâm thế mới, vai trò, vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính...

Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của Việt Nam tới APEC 2024

Chủ tịch nước Lương Cường sắp có chuyến thăm chính thức Chile, Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 từ ngày 9-16/11. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương.  Về song phương, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 gắn kết để hợp tác ACMECS bứt phá

Chiều 7/11, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 được tổ chức với sự tham dự của Người đứng đầu Chính phủ/Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập”.Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone – Chủ tịch Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá heo ổn định ở cả 3 miền; mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1 – 1,5 tỷ USD

Theo khảo sát, thị trường heo hơi hôm nay giữ giá đi ngang trên cả nước. Trong đó, nhiều địa phương tại khu vực miền Bắc đang thu mua ở ngưỡng 64.000 đồng/kg.

USD có tiềm năng “phi” tới mốc 106

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/11 duy trì ở mức cao khi kết quả của cuộc bầu cử bắt đầu được công bố cùng với chiến thắng của ông Donald Trump.

Giá cà phê trong nước tăng cao ở đầu vụ, “đối mặt” xuất khẩu toàn cầu tăng mạnh, xu hướng giá sẽ thế nào?

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 9 tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái lên 10,76 triệu bao, lượng xuất khẩu tính theo vụ cũng tăng khoảng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức 137,27 triệu bao, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO).

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Thị trường đi lên, nông dân tham gia sâu hơn vào công đoạn quyết định giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay 11/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Bài đọc nhiều

Ukraine tấn công nhà máy hóa chất của Nga, Tổng thống Zelensky điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Theo một nguồn tin từ Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), Kiev đã tấn công nhà máy hóa chất Aleksinsky của Nga – cơ sở sản xuất thuốc nổ, đạn dược và vũ khí ở khu vực Tula - bằng thiết bị bay không người lái vào ban đêm.

Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump

Chó robot thuộc biên chế Sở Mật vụ Mỹ đã được triển khai tuần tra quanh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald Trump ở bang Florida. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Vì sao Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa cho Ukraine?

Giới chức Ukraine tỏ ra bức xúc và cho rằng Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa là do mối quan hệ song phương đang xấu đi kể từ khi Công đảng Anh lên cầm quyền. ...

Cùng chuyên mục

Tàu quét mìn Nhật Bản cháy và lật, một thủy thủ mất tích

Một thành viên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mất tích và một người khác bị thương trong vụ cháy tàu quét mìn ở vùng biển tây nam nước này. ...

ông Trump đã gọi cho ông Putin, đề nghị không leo thang xung đột Ukraine

Báo Mỹ đưa tin Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và kêu gọi Moscow không leo thang chiến sự tại Ukraine. ...

Rộ tin bà Harris gánh nợ 20 triệu USD, ông Trump ‘kêu gọi trả tiền giúp’

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có bài viết châm biếm, kêu gọi người ủng hộ tìm cách hỗ trợ tiền cho chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris. ...

Mới nhất

Xinh đẹp với mọi kiểu tóc, thời trang tinh giản mà sang trọng

Kim Tae Ri thu hút khán giả từ nhan sắc cho tới phong cách thời trang. ...

Vẻ điển trai của nam sinh trường Sư phạm ‘đốn tim’ dân mạng

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một nam sinh được cho là sinh viên của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với vẻ ngoài thanh tú, điển trai. Sau khi đăng tải, những hình ảnh này được chia sẻ nhanh chóng và thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người dành những bình...

Những nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sỹ tài hoa Phan Huỳnh Điểu

Các sáng tác âm nhạc của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người nghe, trở thành những nhạc phẩm kinh điển, được nhiều thế hệ công chúng vô cùng yêu thích.  11/11/2024 08:07 Các sáng tác âm nhạc của nhạc sỹ Phan...

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Không khí lạnh khô, nhiệt tăng đến 33 độ

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (11/11-13/11), không khí lạnh khô bổ sung liên tiếp, nền nhiệt tăng mạnh đến 33 độ dù đã sang mùa Đông; ban đêm trời lạnh với mức nhiệt cách biệt hơn 10 độ. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới...

Giá heo ổn định ở cả 3 miền; mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1 – 1,5 tỷ USD

Theo khảo sát, thị trường heo hơi hôm nay giữ giá đi ngang trên cả nước. Trong đó, nhiều địa phương tại khu vực miền Bắc đang thu mua ở ngưỡng 64.000 đồng/kg.

Mới nhất