Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngĐiểm nghẽn khi đầu tư dự án truyền tải điện

Điểm nghẽn khi đầu tư dự án truyền tải điện

Nhiều dự án truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa thể đẩy nhanh đầu tư, dù nằm trong danh mục công trình trọng điểm ngành năng lượng.

Nhiều dự án truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa thể đẩy nhanh đầu tư, dù nằm trong danh mục công trình trọng điểm ngành năng lượng.





Việc triển khai dự án truyền tải điện gặp nhiều vướng mắc, chủ yếu liên quan thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư.  Ảnh: Đ.T

Ba điểm nghẽn lớn

EVN cho hay, nhằm tăng cường khả năng cung ứng điện cho miền Bắc, Tập đoàn đã đề xuất một loạt dự án lưới điện truyền tải quan trọng vào Danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng thuộc phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng và đã được phê duyệt tại Quyết định 270/QĐ-TTg.

Tuy nhiên, quá trình triển khai các dự án này gặp rất nhiều vướng mắc.

Có 3 vướng mắc chính được EVN liệt kê, gồm thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Những khó khăn này khiến nhiều dự án có thể kéo dài thời gian thực hiện thêm 2-4 năm, dẫn tới không đáp ứng tiến độ đóng điện của các công trình.

Cụ thể, một số dự án truyền tải nhằm giải tỏa công suất các nguồn thủy điện ở khu vực Tây Bắc đã được phê duyệt dự án và đã tổ chức khởi công, nhưng khi triển khai các bước tiếp theo thì địa phương yêu cầu bổ sung thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư để thực hiện công tác giao đất và cho thuê đất. Điều này làm kéo dài thời gian thực hiện so với dự kiến ban đầu.

Ví dụ được EVN đưa ra là các dự án đã hoàn thành thủ tục phê duyệt Báo cáo khả thi/thiết kế kỹ thuật, như Đường dây 220 kV Phong Thổ – Than Uyên, hoặc đang thi công như Trạm biến áp 220 kV Điện Biên, Trạm biến áp 220 kV Pắc Ma, Trạm biến áp 220 kV Phong Thổ, Đường dây 220 kV Điện Biên – Sơn La, nhưng địa phương vẫn yêu cầu bổ sung thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, nên chưa thể thực hiện các bước tiếp theo.

Cũng có dự án còn gặp vướng mắc về việc phải bổ sung quy hoạch sử dụng đất cho dự án, như với Trạm biến áp 500 kV Quỳnh Lưu.

Thách thức còn đến với các dự án Đường dây 220 kV Than Uyên – Trạm biến áp 500 kV Lào Cai, Đường dây 220 kV Phong Thổ – Than Uyên, Đường dây 220 kV Pắc Ma – Mường Tè khi phải hoàn thiện hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng theo Nghị định 91/NĐ-CP ngày 18/7/2024 do trước đó chưa làm xong theo quy định cũ.

Cũng do chưa có hướng dẫn Điều 248, Luật Đất đai 2024, nên một số sở nông nghiệp và phát triển nông thôn đang tạm dừng giải quyết hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, dẫn đến một số dự án chưa được phê duyệt chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, như Đường dây 220 kV Pắc Ma -Mường Tè, Trạm biến áp 220 kV Phong Thổ, Đường dây 220 kV Phong Thổ – Than Uyên.

Cũng có tình trạng nhà thầu khó khăn về tài chính, nên không thể tập trung thi công, đảm bảo tiến độ. Điều này diễn ra ở các dự án Đường dây 220 kV Huội Quảng – Nghĩa Lộ, Trạm biến áp 220 kV Nghĩa Lộ và Đường dây 220 kV đấu nối Nghĩa Lộ – Trạm biến áp 500 kV Việt Trì.

Thậm chí, có nhà thầu bị chấm dứt các gói thầu do thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài, gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng và điều chỉnh hướng tuyến, như Đường dây 500 kV Nho Quan – Phủ Lý – Thường Tín.

EVN còn liệt kê không ít dự án gặp vướng mắc về bồi thường giải phóng mặt bằng do các đơn vị có tuyến đường dây đi qua không đồng ý với phương án bồi thường, gồm Đường dây 220 kV Huội Quảng – Nghĩa Lộ, Trạm biến áp 220 kV Nghĩa Lộ và Đường dây 220 kV Nghĩa lộ – Việt Trì; Trạm biến áp 220 kV Điện Biên…

Giải quyết căn cơ cần nhiều công sức

Theo EVN, thời gian qua, một số địa phương đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho các dự án lưới điện theo Luật Đầu tư. Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa thống nhất áp dụng các quy định pháp luật để phê duyệt chủ trương đầu tư dự án lưới điện do EVN và các đơn vị đề xuất.

Nhằm tiếp tục phát huy tinh thần, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị như trong quá trình xây dựng đường dây 500 kV mạch 3 vừa qua, EVN đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ EVN triển khai các Dự án cấp bách để có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị Dự án và thi công xây dựng, kịp thời tăng cường nguồn cung cho hệ thống điện miền Bắc.

Ngày 23/7/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Văn bản số 5808/BKHĐT-KTCNDV hướng dẫn thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án lưới điện của EVN. Nhưng để giải quyết căn cơ, thống nhất vấn đề này, cần đưa vào văn bản quy phạm pháp luật (Luật Điện lực, hoặc Nghị định của Chính phủ) nội dung quy định các dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập).

Trong đó, các dự án điện của EVN là loại dự án thuộc trường hợp “được chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư”.

Giải phóng mặt bằng cho các dự án lưới điện cũng là câu chuyện không mới trong cả chục năm qua, nhưng vẫn chưa có lối thoát căn cơ, tiếp tục gây trở ngại lớn, ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án.

Thách thức này đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của chủ đầu tư, mà phụ thuộc lớn vào chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền ở địa phương và sự ủng hộ của người dân bị tác động. Vì vậy, EVN đề nghị các cơ quan hữu trách trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách cần bổ sung quy định nội dung phối hợp các thủ tục về bồi thường mặt bằng và thực hiện xây dựng.

Một thách thức khác được EVN nhắc tới là nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (theo các điều 25, 26, Nghị định 31/2021/NĐ-CP).

Với thực tế các dự án do EVN đầu tư xây dựng đều nằm trong danh mục kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhiệm vụ xây dựng các dự án đều nhằm mục tiêu đảm bảo cung cấp điện cho các địa phương, phục vụ kinh tế và an ninh năng lượng quốc gia; thậm chí nhiều dự án, các cơ quan có thẩm quyền thuộc Chính phủ còn phải hỗ trợ EVN đàm phán vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, nên yêu cầu ký quỹ là khó khăn lớn đối với EVN, cũng như các đơn vị.

Về vấn đề này, EVN đề nghị có quy định hướng dẫn cụ thể của cấp có thẩm quyền nhằm giảm khó khăn tài chính, tránh các hệ lụy trong đầu tư dự án hạ tầng năng lượng của Nhà nước.





Nguồn: https://baodautu.vn/diem-nghen-khi-dau-tu-du-an-truyen-tai-dien-d229026.html

Cùng chủ đề

Đề xuất cơ chế giá điện mới công bằng hơn, áp dụng từ 2025?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa báo cáo Bộ Công Thương về Đề án “Xây dựng hệ thống giá bán điện hai thành phần (giá công suất và giá điện năng) và lộ trình áp dụng cho ngành Điện Việt Nam”. Trong đó EVN cho biết, đơn vị tư vấn cho rằng phương án lý tưởng nhất để áp dụng cơ chế giá điện hai thành phần là từ 1/1/2025, nếu như giai đoạn thử nghiệm được triển khai...

Chính thức đề xuất giá điện hai thành phần, có phương án đồng giá

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị triển khai thí điểm giá điện hai thành phần, áp dụng thí điểm trước với một số nhóm khách hàng trước khi thực hiện mở rộng vào năm 2025. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)...

Chỉ đạo mới về điều hành giá điện, tăng nhập điện từ Trung Quốc

Các đơn vị phải căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục". Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng. Với...

Bí mật phía sau khối ‘thép xanh’ của Thụy Điển khiến Nga ‘đứng ngồi không yên’

Kênh United 24 vừa công bố đoạn phim độc quyền ghi lại hình ảnh các xe tăng chủ lực Strv 122 của Thụy Điển trên chiến trường Ukraine vào ngày 27/10 vừa qua. Theo đó, Strv 122 được cho là phiên bản cải tiến của Leopard 2A5 của Đức, được thiết kế với lớp giáp dày hơn và nhiều tính năng nâng cấp, mang lại khả năng bảo vệ vượt trội trước hỏa lực của Nga....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP.HCM thành lập tổ công tác giải quyết cấp sổ hồng các dự án nhà ở thương mại

UBND TP.HCM thành lập Tổ Công tác gồm nhiều sở, ngành để giải quyết vướng mắc liên quan đến cấp sổ hồng cho tổ chức, cá nhân tại các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố. TP.HCM thành lập tổ công tác giải quyết cấp sổ hồng các dự án nhà ở thương mạiUBND TP.HCM thành lập Tổ Công tác gồm nhiều sở, ngành để giải quyết vướng mắc liên quan đến cấp sổ hồng cho...

EU chi gần 3,1 tỷ USD mua hàng dệt may từ các nhà cung ứng Việt Nam

27 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã chi gần 3,1 tỷ USD để nhập khẩu hàng dệt may từ các nhà cung ứng Việt Nam trong 9 tháng năm 2024, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái. EU chi gần 3,1 tỷ USD mua hàng dệt may từ các nhà cung ứng Việt Nam27 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã chi gần 3,1 tỷ USD để nhập khẩu hàng dệt may từ các nhà...

Minh bạch chuỗi cung ứng, sản xuất xanh sẽ giúp xuất khẩu bền vững

Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, nguyên Tham tán công sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh, để khai thác UKVFTA hiệu quả, các doanh nghiệp Việt cần minh bạch chuỗi cung ứng, đầu tư cho sản xuất xanh, không sử dụng bao bì nhựa... Minh bạch chuỗi cung ứng, sản xuất xanh sẽ giúp xuất khẩu bền vữngTheo ông Nguyễn Cảnh Cường, nguyên Tham tán công sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh, để khai thác UKVFTA hiệu quả, các...

Thần tốc cứu sống ca bệnh đột quỵ

Vừa qua, Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu tại số 366 Tỉnh lộ 10 (Q. Bình Tân, TP.HCM) đã cấp cứu thần tốc cứu sống bệnh nhân đột quỵ. Vừa qua, Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu tại số 366 Tỉnh lộ 10 (Q. Bình Tân, TP.HCM) đã cấp cứu thần tốc cứu sống bệnh nhân đột quỵ. Bác...

Tỷ lệ giải ngân vốn của các Ban quản lý dự án ra sao?

Năm 2024, 6 ban quản lý dự án của Thành phố Đà Nẵng được giao hơn 6.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, nhưng mới giải ngân được hơn 2.700 tỷ, vẫn còn hơn 3.263 tỷ đồng. Đà Nẵng: Tỷ lệ giải ngân vốn của các Ban quản lý dự án ra sao?Năm 2024, 6 ban quản lý dự án của Thành phố Đà Nẵng được giao hơn 6.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, nhưng mới giải ngân được...

Bài đọc nhiều

Đà Nẵng triển khai dự án Chợ đầu mối Hòa Phước trong năm 2025

Đà Nẵng triển khai dự án Chợ đầu mối Hòa Phước trong năm 2025Dự án Chợ đầu mối Hòa Phước tổng vốn đầu tư 272 tỷ đồng đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, sẽ được Thành phố Đà Nẵng triển khai xây dựng trong năm 2025. Sở Xây dựng Thành phố Đà Nẵng vừa trả lời kiến nghị của...

Đề xuất bổ sung thêm 2 ga đường sắt tốc độ cao Bắc

TPO - Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ tỉnh Khánh Hòa đi TPHCM có chiều dài khoảng trên 360km. UBND tỉnh Khánh Hòa đã đề xuất bổ sung thêm 2 ga của đoạn đường sắt này đi qua địa phương, ngoài ga Diên Khánh được quy hoạch trước đó. TPO - Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ tỉnh Khánh Hòa đi TPHCM có chiều dài khoảng trên...

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Sáng ngày 5/11, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức hội thảo về tư vấn nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì và đóng gói sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Mẫu mã sản phẩm vẫn theo “lối mòn” Phát biểu tại Hội thảo “Tư vấn nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì và đóng gói sản phẩm thủ công mỹ nghệ tăng sức cạnh...

Môi giới bất động sản đang làm nhiễu loạn thị trường, gây “ngáo giá”?

(Dân trí) - Chuyên gia cho rằng, cá biệt vẫn có những môi giới bất động sản bị lợi ích chi phối, bất chấp quy định pháp luật, cấu kết với các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản nâng giá hoặc dìm giá thị trường. Gần đây, dư luận xôn xao thông tin liên quan đến việc cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản có hành vi cấu kết, đẩy giá,...

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

10 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của Nam Định tăng 14,71% so với cùng kỳ năm trước, đây mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay. Theo số liệu từ Cục Thống kê Nam Định, sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 duy trì đà tăng trưởng tích cực, ước tăng 2,28% so với tháng trước và tăng 14,49% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 10 tháng, chỉ số sản...

Cùng chuyên mục

Tỷ lệ giải ngân vốn của các Ban quản lý dự án ra sao?

Năm 2024, 6 ban quản lý dự án của Thành phố Đà Nẵng được giao hơn 6.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, nhưng mới giải ngân được hơn 2.700 tỷ, vẫn còn hơn 3.263 tỷ đồng. Đà Nẵng: Tỷ lệ giải ngân vốn của các Ban quản lý dự án ra sao?Năm 2024, 6 ban quản lý dự án của Thành phố Đà Nẵng được giao hơn 6.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, nhưng mới giải ngân được...

Kiến nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản của Dự án BOT Quốc lộ 51

Đây là lần thứ 3 trong vòng 6 tháng vừa qua, Bộ Tài chính được đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Dự án mở rộng Quốc lộ 51 trên địa phận tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Kiến nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản của Dự án BOT Quốc lộ 51Đây là lần thứ 3 trong vòng 6 tháng vừa qua, Bộ Tài chính được...

Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 10 tháng đạt gần 27,26 tỷ USD, chỉ còn tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý, vốn đăng ký mới đã giảm so với cùng kỳ năm 2023. Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lạiTổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 10 tháng đạt...

Công khai nội dung đấu thầu trước để các nhà thầu biết và tự quyết định

Trong báo cáo giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm rõ các lo ngại liên quan đến một số hoạt động đấu thầu được thực hiện trước khi dự án hoặc điều ước quốc tế được phê duyệt. Công khai nội dung đấu thầu trước để các nhà thầu biết và tự quyết địnhTrong...

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp

Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý, sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp miền Trung và phía Nam. Chiều 5/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị “Phổ biến Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất...

Mới nhất

Thủ tướng Israel bất ngờ cách chức Bộ trưởng Quốc phòng

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã bất ngờ cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant vì mất lòng tin liên quan xung...

Tỷ lệ giải ngân vốn của các Ban quản lý dự án ra sao?

Năm 2024, 6 ban quản lý dự án của Thành phố Đà Nẵng được giao hơn 6.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, nhưng mới giải ngân được hơn 2.700 tỷ, vẫn còn hơn 3.263 tỷ đồng. Đà Nẵng: Tỷ lệ giải ngân vốn của các Ban quản lý dự án ra sao?Năm 2024, 6 ban quản lý dự án...

Tiết lộ về vị đại gia ôm lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức

Khác với suy nghĩ của nhiều người, nhân vật đấu trúng lô đất có giá 103 triệu đồng/m2 tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên lại là một người phụ nữ vô cùng giản dị. Hiện người này đang bán lô đất chênh 200 triệu đồng so với giá trúng. Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu...

Vinausteel nhận Thương hiệu Quốc gia trong dịp kỷ niệm 30 năm thành lập

Trước thềm lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Công ty Vinausteel - Thép Việt Úc vinh dự nhận giải thưởng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024. Đây là danh hiệu có ý nghĩa to lớn đối với Vinausteel bởi đó là sự công nhận của Chính phủ Việt Nam, của người tiêu dùng dành cho...

Tại sao phụ nữ mang thai nên thực hiện sàng lọc tiền sản giật sớm?

Tiền sản giật là một trong 5 tai biến sản khoa gây ra biến chứng nặng nề cho mẹ và thai nhi. Theo thống kê trên thế giới, tỷ lệ sản phụ mắc bệnh...

Mới nhất