Trang chủKinh tếNông nghiệpĐiểm mới về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa...

Điểm mới về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là tỉnh nam Tây Nguyên, có diện tích rừng tự nhiên khoảng 538.000 ha; tỷ lệ che phủ rừng năm 2023 đạt 54,37%. Diện tích chi trả DVMTR trong năm 2023 khoảng gần 400.00 ha, chiếm tỷ lệ 75% diện tích có rừng toàn tỉnh.

Phần lớn diện tích rừng ở Lâm Đồng là rừng đầu nguồn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, đặc biệt là duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện, sản xuất nước sạch… và tạo sinh kế cho người dân địa phương…

Qua hơn 14 năm (2009-2024) triển khai thực hiện, chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh đã tác động tích cực, toàn diện đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó, góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho hơn 13.000 hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn sống gần rừng. Đồng thời, tạo ra cơ chế tài chính mới, ổn định tháo gỡ khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ rừng của tỉnh, thông qua việc thu tiền DVMTR đối với các cơ sở sử dụng DVMTR như: nhà máy thủy điện, cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, cơ sở sử dụng nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp…

Điểm mới về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng- Ảnh 1.

Các hộ nhận khoán đi tuần tra bảo vệ rừng cùng với chủ rừng.

Việc triển khai thực hiện chi trả DVMTR đã phát huy hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng trong thực tế, góp phần bảo vệ và phát triển diện tích rừng trên địa bàn, hạn chế tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng. Ý thức, vai trò, trách nhiệm bảo vệ, phát triển rừng của người dân được nâng lên; huy động được nguồn lực lớn, thường xuyên cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng.

Việc thực hiện chi trả DVMTR trong thực tế đã góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh thông qua hình thức giao đất, giao rừng của Nhà nước và nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng từ các đơn vị chủ rừng là tổ chức (các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng), UBND các xã, thị trấn được giao quản lý rừng.

Đối với người cung ứng DVMTR (người bảo vệ rừng), thấy được trách nhiệm và quyền lợi thông qua việc bảo vệ vệ rừng. Họ nhận thức được rằng, việc bảo vệ rừng sẽ mang lại cho họ nguồn thu nhập chính hàng năm, góp phần xóa đói giảm nghèo và giá trị mà họ thu được từ việc bảo vệ rừng đúng như giá trị công sức của họ bỏ ra chứ không như trước đây vẫn còn xem như một nguồn hỗ trợ về chính sách của Nhà nước.

Trước năm 2023, tỉnh Lâm Đồng áp dụng hệ số K3 điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo nguồn gốc hình thành rừng, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng (K3 = 1,00 đối với rừng tự nhiên, K3= 0,9 đối với rừng trồng) và chi trả tiền theo 2 lưu vực sông chính (Sông Đồng Nai và sông Sê Rê Pốk), do đó chưa tạo được sự quan tâm thúc đẩy phát triển nâng cao chất lượng rừng. Mặt khác, việc áp dụng hệ số K vào thực tế chưa nhận được sự đồng thuận của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, vì tập quán của các hộ còn mang nặng ý thức bình quân.

Điểm mới về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng- Ảnh 2.

Buổi chi trả tiền DVMTR cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng tại Ban QLRPH Phi Liêng (huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng).

Kể từ năm 2023, việc chi trả tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thực hiện theo các lưu vực cung ứng theo từng nhà máy và áp dụng đầy đủ 4 hệ số K thành phần theo quy định. Trên cơ sở đó, Quỹ tỉnh đã tiến hành làm việc và thống nhất về diện tích chi trả năm 2023 theo từng Nhà máy và hệ số K cho từng lô rừng cung ứng DVMTR với 28 đơn vị chủ rừng Nhà nước (Các Ban QLR phòng hộ, các công ty TNHH MTV Lâm nghiệp), 142 chủ rừng là Doanh nghiệp ngoài Nhà nước, 1.457 chủ rừng là hộ gia đình, 3 chủ rừng cộng đồng dân cư và 3 UBND xã.

Theo Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2023 trở đi, hàng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng thực hiện xây dựng bản đồ lưu vực nơi cung ứng cho từng đơn vị sử dụng (lưu vực theo nhà máy thủy điện, nhà máy nước) và xác định đơn giá chi trả cho từng nhà máy thay vì chi trả theo 2 lưu vực sông trước đây. Hiện nay, theo quyết định phê duyệt kết quả chi trả tiền DVMTR năm 2023, toàn tỉnh có 67 đơn giá chi trả tương ứng với 54 nhà máy thủy điện, 12 nhà máy nước sạch và 1 cơ sở sản xuất công nghiệp.

Bên cạnh đó, cũng bắt đầu từ năm 2023, tỉnh Lâm Đồng sẽ áp dụng đầy đủ 4 hệ số K thành phần (K1, K2, K3, K4) theo quy định để tính diện tích chi trả, làm cơ sở tính toán đơn giá chi trả tiền cung ứng DVMTR cho bên cung ứng cung ứng DVMTR.

Theo đó, (diện tích chi trả DVMTR) = (diện tích cung ứng DVMTR) X (hệ số K). Đơn giá chi trả, mức chi trả cho 1ha rừng được tính cho 1ha rừng đã quy đổi theo hệ số K.

Hệ số K được xác định cho từng lô rừng, làm cơ sở để tính toán mức chi trả tiền DVMTR cho bên cung ứng DVMTR. Hệ số K bằng tích số của các hệ số K thành phần: K = K1 x K2 x K3 x K4. Trong đó:

– Hệ số K1 điều chỉnh mức chi trả theo trữ lượng rừng: K1 = 1,00 đối với rừng giàu; K1 = 0,95 đối với rừng trung bình; K1 = 0,90 đối với rừng nghèo, rừng nghèo kiệt, rừng chưa có trữ lượng, rừng tre nứa, rừng không phân chia trữ lượng và rừng trồng.

– Hệ số K2 điều chỉnh mức chi trả theo mục đích sử dụng rừng: K2 = 1,00 đối với rừng đặc dụng; K2 = 0,95 đối với rừng phòng hộ; K2 = 0,90 đối với rừng sản xuất, rừng trên diện tích đất chuyển mục đích khác không phải Lâm nghiệp.

– Hệ số K3 điều chỉnh mức chi trả theo nguồn gốc hình thành rừng: K3 = 1,00 đối với rừng tự nhiên; K3 = 0,90 đối với rừng trồng.

– Hệ số K4 điều chỉnh mức chi trả theo mức độ khó khăn được quy định đối với diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng nằm trên địa bàn các xã khu vực I, II, III theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: K4 = 1,00 đối với xã thuộc khu vực III; K4 = 0,95 đối với xã thuộc khu vực II; K4 = 0,90 đối với xã thuộc khu vực I và các xã chưa được Thủ tướng Chính phủ quy định.

Việc thực hiện chi trả theo các lưu vực cung ứng theo từng Nhà máy và áp dụng đầy đủ 4 hệ số K thành phần bước đầu có những khó khăn nhất định do các chủ rừng, nhất là các hộ nhận khoán chưa hiểu rõ về quy định. Tuy nhiên, việc áp dụng này là cần thiết, đảm bảo đúng quy định của Nghị Định 156, trả lại đúng giá trị của rừng đó là thúc đẩy việc phát triển chất lượng rừng.

Song song đó, Quỹ tỉnh đang triển khai tuyên truyền trực tiếp về chi trả DVMTR theo lưu vực từng Nhà máy và áp dụng đầy đủ 4 hệ số K thành phần tại các xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh. Thông qua các buổi tuyên truyền nhằm mục đích tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong việc thực hiện chi trả DVMTR của cả hệ thống chính trị, giúp người dân hiểu về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong việc bảo vệ rừng chi trả DVMTR. Từ đó tạo được sự đồng thuận và và tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cấp các ngành trong việc thực hiện chi trả DVMTR trong các năm tiếp theo.

Hy vọng rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự nỗ lực của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của người dân công cuộc bảo vệ và phát triển rừng sẽ ngày càng phát triển.





Nguồn: https://danviet.vn/diem-moi-ve-chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-tren-dia-ban-tinh-lam-dong-20241122202454238.htm

Cùng chủ đề

Hàng nghìn người chinh phục một trong những cung đường đẹp nhất Việt Nam

(Dân trí) - Cung đường chạy 160km được đánh giá là đẹp nhất Việt Nam khi băng qua địa hình núi non của nhiều huyện, thành phố ở Lâm Đồng. Giải chạy thu hút trên 2.600 vận động viên trong và ngoài nước tham gia. Ngày 22/11, tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, giải chạy địa hình LAAN Ultra Trail 2024 đã chính thức khai mạc. Theo thông tin từ đại diện đơn vị tổ chức, giải chạy...

Đà Lạt – điểm đến an toàn và khác biệt

Với vị trí địa lý đặc biệt cùng khí hậu mát mẻ quanh năm và khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng đang dần trở thành điểm đến được yêu thích nhất tại Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nước.   Cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 km, Đà Lạt là thủ phủ của tỉnh Lâm Đồng và nằm trên cao nguyên Lâm Viên ở độ cao 1.500 mét...

Đà Lạt – xứ sở mộng mơ

Ai đã từng một lần đến Đà Lạt mà không bị níu chân bởi những cảnh vật ảo mộng tưởng như vô thực. Một xứ sở sương phủ khắp chốn, mây luồn quanh những dãy núi và hàng thông trên đồi, để rồi cùng tầng lớp những tia nắng sớm tạo nên bức tranh phong cảnh hữu tình đầy cảm xúc. Tạp chí Heritage

Đồi cỏ hồng Đà Lạt khiến du khách mê mẩn

(Tổ Quốc) - Thời điểm cuối năm, những thảm cỏ khắp triền đồi của cao nguyên Lâm Đồng ngả dần màu hồng tím, thu hút đông đảo du khách tham quan. Từ tháng 11 đến hết...

Bãi nhiệm Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm vì liên quan sai phạm đất đai

(Dân trí) - Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/9; đến tháng 10 bị công an khởi tố vì liên quan sai phạm quản lý đất đai. Ngày 20/11, HĐND huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết bãi nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND huyện đối với ông Nguyễn Trung Thành.Lý do bãi nhiệm ông Nguyễn Trung Thành vì ông này bị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lữ đoàn Anna of Kyiv do Pháp huấn luyện, trang bị hiện đại sẵn sàng về nước tham chiến

Trong thời gian qua, thông tin về Lữ đoàn Anna of Kyiv của Ukraine đang huấn luyện tại Pháp luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt từ báo chí. ...

Đèo Đá Trắng ở Hòa Bình đẹp như phim, lên đến nơi càng thấy mê ly, hoành tráng, hùng vỹ

Nằm cách trung tâm huyện Tân Lạc 15 km, đèo Đá Trắng trên quốc lộ 6, thuộc địa phận xóm Tằm, xã Phú Cường là cửa ngõ nối liền 2 huyện Mai Châu và huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình). ...

Cuối tuần, ghé thăm làng muối cổ có tuổi đời trăm năm ở Tam Đồng, Thái Bình

Làng Tam Đồng (huyện Thái Thụy, Thái Bình) là làng nghề nổi tiếng với nghề làm muối thủ công hàng trăm năm nay, dù nghề làm muối ngày càng mai một, nhưng những người dân ở đây họ vẫn tâm huyết, gắn bó với nghề truyền thống của quê hương. ...

Tài chính khí hậu – mục tiêu NetZero và cơ hội của nông dân

Từ Baku, Azerbaijan, trong khi Hội nghị COP29 tiếp tục hướng đến mục tiêu huy động tài chính toàn cầu để hỗ trợ các quốc gia trong việc thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, đã có những nông...

Cung thiếu nhi hiện đại bậc nhất Hà Nội vắng lặng sau khi khánh thành

Cung thiếu nhi Hà Nội mới tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) được khánh thành từ tháng 9/2024. Tuy nhiên, theo ghi nhận địa chỉ này vắng trẻ em đến tham quan, trải nghiệm tiện ích. ...

Bài đọc nhiều

Cán bộ Kiểm lâm bốn lần xin thôi chức để đi “đi rừng” trên cao nguyên đá

38 năm công tác tại Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, ông Phạm Văn Đồng trải qua nhiều câu chuyện vui buồn, đến những hiểm nguy trực chờ. Tình yêu với nghề, với núi rừng đã giúp ông vượt qua, gắn bó với những cánh rừng ở cao...

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Thành phố Hưng Yên thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2024 đạt 2.083,756 tỷ đồng

Thời gian qua, bằng việc tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế có sẵn, tận dụng những ưu thế mới, thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) chuyển mình mạnh mẽ và đang trở thành một thành phố năng động, hiện đại với kinh tế tăng trưởng tốt, diện mạo đô thị, nông thôn khởi sắc.Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN) đang tăng tốc...

Ông Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Ngày 21/11, tại TP.Hạ Long đã diễn ra Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân Quảng Ninh năm 2024 với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống nhân dân khu vực nông thôn”. ...

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức...

Cùng chuyên mục

Đèo Đá Trắng ở Hòa Bình đẹp như phim, lên đến nơi càng thấy mê ly, hoành tráng, hùng vỹ

Nằm cách trung tâm huyện Tân Lạc 15 km, đèo Đá Trắng trên quốc lộ 6, thuộc địa phận xóm Tằm, xã Phú Cường là cửa ngõ nối liền 2 huyện Mai Châu và huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình). ...

Tài chính khí hậu – mục tiêu NetZero và cơ hội của nông dân

Từ Baku, Azerbaijan, trong khi Hội nghị COP29 tiếp tục hướng đến mục tiêu huy động tài chính toàn cầu để hỗ trợ các quốc gia trong việc thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, đã có những nông...

Tổ chức tham quan, học tập mô hình du lịch trải nghiệm cộng đồng tại Hoa Lư

Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức cho các thành viên thành viên Chi hội nghề nghiệp trồng ổi theo hướng VietGap và du lịch trải nghiệm cộng đồng xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh) thăm quan, học tập kinh nghiệm mô hình du lịch trải nghiệm cộng đồng...

Một Nông dân Việt Nam xuất sắc ở Quảng Bình cùng Bộ đội Biên phòng cứu ngư dân gặp nạn

Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, tổ dân phố Tân Mỹ (phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) vừa cùng Bộ đội Biên phòng cứu 4 ngư dân trên tàu đánh cá gặp nạn. ...

điểm tựa vững chắc cho các hợp tác xã

Trong số những HTX thành công nhất tại Mường La có HTX Nông nghiệp Mường Bú. Với diện tích đất đai rộng lớn, HTX đã tập trung đầu tư vào các loại cây ăn quả chất lượng cao như xoài, nhãn và cây có múi. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, HTX đã tạo ra những sản phẩm nông nghiệp an toàn, sạch sẽ, được thị trường ưa chuộng. Ông Vũ Đăng Kế, Giám đốc...

Mới nhất

Tại sao mặc quần ống rộng không đẹp?

Nếu bạn không cẩn thận và không chọn lựa kỹ càng, quần ống rộng có thể khiến bạn trông không thon gọn, lộn xộn và thiếu sự tôn lên vóc dáng. ...

Tìm thấy thi thể các nạn nhân vụ xe rác lao từ cầu xuống sông Hương

Đến 10h30 ngày 23/11, nạn nhân thứ 2 trong vụ xe gom rác lao từ cầu xuống sông ở Thừa Thiên - Huế  được lực lượng chức năng tìm thấy. Vị trí tìm thấy nạn nhân thứ hai nằm ở khúc sông đoạn giữa cầu Hữu Trạch và cầu treo Bình Điền (nơi xảy ra vụ tai nạn) cùng...

Nâng ngưỡng đầu vào ngành sư phạm, sức khỏe, siết quy định xét tuyển bằng học bạ

Bộ GD-ĐT dự kiến sửa đổi quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục...

Lần đầu tiên tổ chức giải cờ tướng Việt Nam – Đài Bắc Trung Hoa

Tới dự giải đấu có ông Trương Nãi Giới - Bí thư văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam, bà Tiết Gia Vân, Chủ tịch Liên đoàn Cờ tướng Đài Loan, ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Liên đoàn Cờ tướng Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo, trọng tài, vận động viên, huấn...

Mới nhất