Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐiểm lại thông tin kinh tế tuần từ 27-31/5

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 27-31/5


Tỷ giá trung tâm giảm 3 đồng, chỉ số giảm nhẹ 0,21 điểm so với phiên cuối tuần trước đó hay bình quân 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng vượt ngưỡng 4% so với cùng kỳ năm trước… là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 27-31/5.

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 29/5 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 30/5
Điểm lại thông tin kinh tế
Điểm lại thông tin kinh tế

Tổng quan

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 0,05% so với tháng trước, trong đó có 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 3 nhóm hàng giảm giá và 1 nhóm hàng ổn định giá.

Theo Tổng cục Thống kê, giá thịt lợn tăng do thiếu hụt nguồn cung sau đợt dịch tả lợn châu Phi vào cuối năm 2023 và giá điện sinh hoạt tăng khi thời tiết nắng nóng là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 5/2024 tăng.

CPI tăng 4,44% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm trước, tăng nhẹ so với mức 4,4% của tháng 4. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2023. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, áp lực lạm phát đang chịu tác động bởi các yếu tố quốc tế, như biến động giá dầu, lương thực, chất bán dẫn, chi phí vận tải đường biển, hàng không… tác động đến giá xăng dầu, nguyên vật liệu, vận tải… trong nước. Cộng hưởng với đó là các yếu tố bên trong, do việc điều chỉnh giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế, thực hiện chính sách cải cách tiền lương…

Lạm phát cơ bản tháng 5/2024 tăng 0,15% so với tháng trước, tăng 2,68% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, bình quân 5 tháng đầu năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,78% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,03%). Điều này chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Theo các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, các nhà điều hành cần cẩn trọng trong điều hành giá cả thị trường để kiểm soát lạm phát khi CPI bình quân 5 tháng đầu năm đã vượt ngưỡng 4% trong khi mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 được Quốc hội quyết nghị ở mức 4,0 – 4,5%. Các yếu tố bên ngoài có thể khiến CPI tiếp tục tăng cao trong thời gian tới phải kể đến những rủi ro, thách thức từ lạm phát toàn cầu vẫn tiếp tục ở mức khá cao; sự đình trệ, suy thoái trong các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam; xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ tiếp diễn ở các nước; các căng thẳng địa chính trị, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,… có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực, an ninh năng lượng và lạm phát toàn cầu,…

Các khó khăn trong nước bao gồm các yếu tố từ tự thân nền kinh tế cũng như từ việc điều hành giá do Nhà nước quản lý. Cụ thể, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, quy mô kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP cao, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên, vật liệu, máy móc bên ngoài.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lí (điện, giáo dục, y tế, xăng dầu), trong đó, giá dịch vụ công sau gần 4 năm trì hoãn hoặc chưa thực hiện hết trong năm 2023 sẽ được tiếp tục điều chỉnh trong năm 2024 – 2025.

Cùng với đó, giá dịch vụ khám, chữa bệnh hiện hành và giá dịch vụ khám, chữa bệnh khác được triển khai khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 9/1/2023 của Quốc hội có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2024; giá điện từng bước thực hiện lộ trình thị trường hóa với việc tính đủ các chi phí đầu vào trong cấu phần giá; cải cách đồng bộ chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 có thể gây hiệu ứng dây chuyền kéo theo nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường tăng, …

Do đó, để góp phần kiểm soát lạm phát, các chuyên gia khuyến nghị cần kiểm soát tốt mặt hàng chính là lương thực, thực phẩm, xăng dầu và điều hành thận trọng giá các mặt hàng do Nhà nước định giá. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lí, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo khả năng huy động đủ vốn đáp ứng nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội hiệu quả, đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước; và chính sách tiền tệ linh hoạt, đặc biệt trong điều hành lãi suất, tỉ giá để thích ứng với bối cảnh hoạt động đang bất ổn, khó lường đoán.

Tóm lược thị trường trong nước tuần từ 27-31/5

Thị trường ngoại tệ trong tuần từ 27-31/5, tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh tăng – giảm đan xen qua các phiên. Chốt ngày 31/05, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24.261 VND/USD, giảm 3 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.

Sở giao dịch NHNN tiếp tục niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.400 VND/USD, tỷ giá bán giao ngay ở mức 25.450 VND/USD ở tất cả các phiên.

Tỷ giá đô-đồng liên ngân hàng trong tuần từ 27-31/5 hạ nhiệt, không còn sát giá trần của NHNN. Kết thúc phiên 31/5, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 25.441 VND/USD, giảm 36 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.

Tỷ giá đô-đồng trên thị trường tự do tăng lên trong tuần qua. Chốt phiên 31/05, tỷ giá tự do tăng 45 đồng ở chiều mua vào và 75 đồng ở chiều bán ra so với phiên cuối tuần trước đó, giao dịch tại 25.775 VND/USD và 25.855 VND/USD.

Thị trường tiền tệ liên ngân hàng trong tuần từ 27-31/5, lãi suất VND liên ngân hàng giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn qua tất cả các phiên. Chốt ngày 31/5, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 2,93% (-2,22 điểm phần trăm); 1 tuần 3,70% (-1,58 điểm phần trăm); 2 tuần 4,45% (-0,90 điểm phần trăm); 1 tháng 5,0% (-0,45 điểm phần trăm).

Lãi suất USD liên ngân hàng ít biến động trong tuần qua. Phiên 31/05, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 5,29% (-0,01 điểm phần trăm); 1 tuần 5,34% (+0,01 điểm phần trăm); 2 tuần 5,40% (không thay đổi) và 1 tháng 5,43% (-0,02 điểm phần trăm).

Trên thị trường mở tuần từ 27-31/5, ở kênh cầm cố, NHNN chào thầu ở 2 kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày với khối lượng là 30.000 tỷ đồng, lãi suất giữ ở mức 4,5%. Có 11.684,1 tỷ đồng trúng thầu và 27.888,58 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua.

NHNN chào thầu tín phiếu NHNN kỳ hạn 28 ngày, đấu thầu lãi suất ở tất cả các phiên. Hết tuần, có tổng cộng 30.200 tỷ đồng trúng thầu, lãi suất trúng thầu 2 phiên đầu tuần giữ ở mức 4,20%/năm, 3 phiên cuối tăng lên mức 4,25%. Bên cạnh đó, có 6.700 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua.

Như vậy, NHNN hút ròng 39.704,48 tỷ đồng từ thị trường trong tuần qua bằng kênh thị trường mở, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 81.766,82 tỷ đồng và khối lượng tín phiếu lưu hành ở mức 76,290,0 tỷ đồng.

Thị trường trái phiếu ngày 29/5, Kho bạc Nhà nước gọi thầu 9.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, khối lượng trúng thầu chỉ đạt 1.050 tỷ đồng, tương ứng 12%. Trong đó, kỳ hạn 5 năm huy động được 1.000 tỷ đồng/2.500 tỷ đồng gọi thầu và kỳ hạn 30 năm huy động được 50 tỷ đồng/1.000 tỷ đồng gọi thầu. Các kỳ hạn 7 năm, 10 năm và 15 năm gọi thầu lần lượt 500 tỷ đồng, 3.000 tỷ đồng và 2.000 tỷ đồng, tuy nhiên đều không có khối lượng trúng thầu. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 5 năm là 1,80% (+0,05 điểm phần trăm so với phiên đấu thầu trước) và 30 năm là 3,10% (+0,04 điểm phần trăm).

Trong tuần này, ngày 5/6, Kho bạc Nhà nước dự kiến chào thầu 9.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trong đó kỳ hạn 5 năm chào thầu 2.000 tỷ đồng, 10 năm chào thầu 3000 tỷ đồng, 15 năm 2.000 tỷ đồng, 20 năm 1.000 tỷ đồng và kỳ hạn 30 năm 1.000 tỷ đồng.

Giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt trung bình 9.303 tỷ đồng/phiên, giảm so với mức 11.702 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ trong tuần qua giảm ở các kỳ hạn từ 5 năm đến 15 năm và không đổi ở các kỳ hạn còn lại. Chốt phiên 31/5, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 1,87% (không thay đổi); 2 năm 1,88% (không thay đổi); 3 năm 1,9% (không thay đổi); 5 năm 2,04% (-0,01điểm phần trăm); 7 năm 2,31% (-0,04 điểm phần trăm); 10 năm 2,85% (-0,07 điểm phần trăm); 15 năm 3,02% (-0,04 điểm phần trăm); 30 năm 3,19% (không thay đổi).

Thị trường chứng khoán trong tuần từ 27-31/5, các chỉ số trên thị trường chứng khoán tiếp tục tăng giảm đan xen qua các phiên. Chốt phiên 31/5, VN-Index đứng ở mức 1.261,72 điểm, giảm nhẹ 0,21 điểm (-0,02%) so với cuối tuần trước đó; HNX-Index tăng 1,37 điểm (+0,57%) lên mức 243,09 điểm; UPCoM-Index tăng 1,48 điểm (+1,57%) đạt 95,88 điểm.

Thanh khoản thị trường trung bình đạt gần 23.665 tỷ đồng/phiên, giảm xuống so với mức 30.100 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh gần 2.750 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Tin quốc tế

Nước Mỹ ghi nhận nhiều chỉ số kinh tế quan trọng trong tuần qua. Đầu tiên, Cơ quan Phân tích Kinh tế Mỹ BEA công bố GDP nước này trong quý đầu năm 2024 chỉ tăng 1,3% so với quý trước, điều chỉnh xuống thấp hơn so với mức tăng 1,6% theo kết quả thống kê lần đầu tiên, song vẫn tích cực hơn so với dự báo điều chỉnh còn 1,2%. Đây là quý thứ 2 liên tiếp GDP Mỹ cho thấy sự giảm tốc, khi quý III/2023 tăng mạnh tới 5,2% và quý IV/2023 tăng 3,2%.

Liên quan tới lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng PCE lõi tại Mỹ tăng 0,2% so với tháng trước trong tháng Tư, thấp hơn dự báo tiếp tục tăng ở mức 0,3% như kết quả thống kê tháng Ba. So với cùng kỳ năm 2023, PCE lõi tại Mỹ trong tháng 4 tăng 2,8%, đi ngang so với mức tăng của tháng trước đó.

Tiếp theo, Conference Board khảo sát cho biết chỉ số niềm tin tiêu dùng của thị trường Mỹ ở mức 102 điểm trong tháng Năm, tăng khá mạnh từ mức 97,5 điểm của tháng Tư, trái với dự báo giảm nhẹ xuống mức 96,0 điểm. Đây là tháng đầu tiên niềm tin tiêu dùng cải thiện sau 3 tháng giảm liên tiếp trước đó.

Tại thị trường lao động, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ tuần kết thúc ngày 25/5 ở mức 219 nghìn đơn, tăng nhẹ từ mức 216 nghìn đơn của tuần trước đó và gần khớp với dự báo ở mức 218 nghìn đơn. Số đơn trung bình 4 tuần gần nhất ở mức 222,5 nghìn, tăng nhẹ 2,5 nghìn so với 4 tuần liền trước.

Cuối cùng, tại thị trường bất động sản, doanh số nhà chờ bán tại Mỹ giảm mạnh 7,7% so với tháng trước trong tháng Tư sau khi tăng 3,6% ở tháng trước đó, sâu hơn nhiều so với mức giảm 1,1% theo dự báo. So với cùng kỳ năm 2023, doanh số tháng Tư ghi nhận mức giảm 7,4%.

Trong tuần này, thế giới tiếp tục chờ đợi những thông tin quan trọng về thị trường lao động Mỹ, bao gồm tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng việc làm và thu nhập bình quân, được công bố vào tối ngày 7/6 theo giờ Việt Nam.

Nước Úc tuần qua cũng đón một số thông tin đáng chú ý. Đầu tiên, về lạm phát, Văn phòng Thống kê Úc ABS cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần tại nước này tăng 3,6% so với cùng kỳ trong tháng Tư, cao hơn mức tăng 3,5% của tháng trước đó và trái với dự báo giảm tốc còn 3,4%.

Bên cạnh đó, CPI lõi trong tháng Tư cũng tăng lên mức 4,1% so với cùng kỳ từ mức 4,0% ghi nhận ở tháng Ba. Trong tháng 3 đầu năm nay, CPI toàn phần Úc duy trì ổn định với mức tăng 3,4% so với cùng kỳ kể trên. Nguyên nhân chính khiến lạm phát tháng Tư tăng lên chủ yếu đến từ giá xăng dầu, y tế và chi phí nhà ở.

Tiếp theo, tại thị trường xây dựng, khối lượng hoàn thiện công trình xây dựng tại Úc giảm khá mạnh 2,9% so với quý trước trong quý I/2024 sau khi tăng 1,8% ở quý trước đó, trái với kỳ vọng tiếp tục tăng nhẹ 0,6%. So với cùng kỳ năm 2023, khối lượng xây dựng trong quý đầu năm tăng 1,8%.

Số cấp phép xây dựng tại nước Úc cũng ghi nhận giảm 0,3% so với tháng trước trong tháng Tư sau khi tăng 2,7% ở tháng trước đó, trái với kỳ vọng tiếp tục tăng 1,8%. So với cùng kỳ năm 2023, số cấp phép trong tháng Tư ghi nhận mức giảm 3,5%.

Cuối cùng, doanh số bán lẻ toàn phần tại thị trường Úc chỉ tăng 0,1% so với tháng trước trong tháng Tư sau khi giảm 0,4% ở tháng trước đó, thấp hơn mức tăng 0,3% theo kỳ vọng. So với cùng kỳ năm 2023, doanh số bán lẻ trong tháng Tư ghi nhận mức tăng 1,3%.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/diem-lai-thong-tin-kinh-te-tuan-tu-27-315-152264-152264.html

Cùng chủ đề

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 7/11

Tỷ giá trung tâm tăng 25 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 1,53 điểm hay giá xăng, dầu (trừ mazut) cùng tăng 350-770 đồng một lít, kg... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 7/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11 ...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11

Tỷ giá trung tâm tăng 10 đồng, chỉ số VN-Index tăng mạnh 15,52 điểm hay CPI tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 6/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 4/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 ...

Mưa bão làm CPI tháng 10 tăng 0,33% so với tháng trước

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước, tăng 2,52% so với tháng 12/2023 và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố vào sáng 6/11, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước, tăng 2,52% so với tháng 12/2023 và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm ngoái. Bình...

CPI tháng 10 tăng 0,33% do giá lương thực, thực phẩm tăng cao sau mưa bão

Giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước. ...

CPI tháng 10 của Hà Nội tăng hơn 2% so với cùng kỳ

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, trong tháng 10/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn Hà Nội tăng 0,28% so với tháng trước, tăng 2,24% so với tháng 12 năm 2023 và tăng 2,20% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể có tới 9/11 nhóm hàng CPI tăng so với tháng trước. Trong đó, nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống tăng 0,55% (tác động làm tăng CPI chung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tín dụng chính sách xã hội: Cần những quyết sách mới mang tính đột phá

Tại Tọa đàm Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội, các chuyên gia và đại biểu đều chung quan điểm sau hơn 2 thập kỷ cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc, đặc biệt là sau khi triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tín dụng chính sách đã trở...

Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để quản lý công tác đầu tư công

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 chiều 9/11/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã trả lời những vấn đề báo chí quan tâm liên quan đến vấn đề giải ngân đầu tư công. Thứ trưởng Trần Quốc Phương trao đổi về các giải pháp thúc đẩy đầu tư công những tháng cuối năm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc ...

Chính sách tài chính công thích ứng biến đổi khí hậu

Hậu quả của biến đổi khí hậu đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh tế ở nhiều nơi trên thế giớiNgày 8/11/2024, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Học viện Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài khoá và Trường đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo quốc gia năm...

Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ có gây tác động lớn đến kinh tế Việt Nam?

Việt Nam có thể sản xuất những mặt hàng mà người tiêu dùng Mỹ muốn mua nhưng quá đắt để sản xuất tại Mỹ và ông Trump sẽ thích nếu họ không mua hàng từ Trung Quốc, theo VinaCapital. Việt Nam có thặng dư thương mại khoảng 100 tỷ USD với Mỹ vào năm ngoái ...

Bài đọc nhiều

Ngày hội Việt Nam Xanh: Thúc đẩy lối sống xanh, tiêu dùng xanh

Sáng nay (9-11) Ngày hội Việt Nam Xanh khai hội tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), mở ra hai ngày hội hè tưng bừng trong không gian xanh giữa trung tâm TP.HCM với hàng loạt hoạt động xuyên suốt đến hết ngày 10-11. ...

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Sản phẩm xanh độc đáo của SCG hút khách tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Không gian xanh của Tập đoàn SCG nằm ngay lối ra vào của Ngày hội Việt Nam Xanh là nơi ‘check-in' ấn tượng với những sản phẩm xanh, thu hút người dân đến trải nghiệm, tham gia những hoạt động náo nhiệt bậc nhất ngày hội. ...

Khám phá hành trình đổi đời cho chai nhựa tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Không gian trải nghiệm của Công ty cổ phần Nhựa tái chế Duy Tân tại Ngày hội Việt Nam Xanh gây ấn tượng khi giới thiệu công nghệ tái chế tiên tiến Bottle-to-Bottle, cho phép tái chế chai nhựa lên đến 50 lần, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. ...

Thủ tướng: Cần dự báo tác động kết quả bầu cử Mỹ, phản ứng chính sách kịp thời

Cần chủ động, tích cực, phản ứng chính sách kịp thời, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống, Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành tất cả các mục tiêu của năm 2024. Sáng 9-11,...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm sáng dù khối ngoại chưa dứt bán ròng

Chuỗi bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa dứt trong tuần đầu tháng 11/2024. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng khi sản phẩm mới đã được nhiều tổ chức ngoại sử dụng ngay ở những chu kỳ thanh toán đầu tiên. Tuần đầu gỡ vướng pre-funding: Nhiều điểm sáng dù khối ngoại chưa dứt bán ròngChuỗi bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa dứt trong tuần đầu tháng 11/2024. Tuy nhiên,...

Hôm nay đấu giá tiếp 32 lô đất Hoài Đức, giá dự đoán vượt 100 triệu đồng/m2

Mức giá khởi điểm của tất cả các thửa đất vẫn là 7,3 triệu đồng/m2, con số tương tự các phiên đấu giá trước tại khu Lòng Khúc. Khoản tiền cọc cho các lô đất dao động trong khoảng 141 - 251 triệu đồng/thửa.Đa số các lô đất có diện tích khoảng 97 m2, cá biệt có những lô rộng tới 144 - 172 m2. Những lô đất đấu giá sắp tới có vị trí tương đối đẹp. Cả...

USD có tiềm năng “phi” tới mốc 106

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/11 duy trì ở mức cao khi kết quả của cuộc bầu cử bắt đầu được công bố cùng với chiến thắng của ông Donald Trump.

“Ông trùm” khu công nghiệp chi hơn 1.200 tỉ đồng chia cổ tức

(NLĐO) – Một loạt doanh nghiệp sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu, riêng "ông trùm" khu công nghiệp cả nước GVR chi khoản tiền "khủng" ...

Tin tức sáng 11-11: Theo dõi chặt diễn biến bão Toraji, chủ động ứng phó; FLC Faros có sếp mới 9X

Tin tức đáng chú ý: Hôm nay Quốc hội chất vấn 'tư lệnh' ngành ngân hàng, y tế; Theo dõi chặt diễn biến bão Toraji để chủ động ứng phó; FLC Faros có sếp mới 9X... Quốc hội chất vấn "tư lệnh" ngành ngân...

Mới nhất

Quang Linh trổ tài rap và vũ đạo do “nổi máu đố kỵ” với Thanh Lam, Thu Minh

Trong Our song Vietnam tập 11, Thanh Lam, Thu Minh gây xúc động trong tiết mục song ca, Quang Linh trổ tài rap melodic và vũ đạo trẻ trung. Tập này, Mai Tiến Dũng, Lâm Bảo Ngọc phải nói lời chia tay chương trình. ...

Phát hiện ung thư tuyến giáp qua khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe định kỳ theo chế độ công ty tại Phòng khám Đa khoa Medlatec Gò Vấp, nam bệnh nhân N.M.T (26 tuổi, ở TP.HCM) nhận kết quả ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn I. Thăm khám sức khỏe định kỳ theo chế độ công ty tại Phòng khám Đa khoa Medlatec Gò Vấp, nam bệnh...

Bão số 7 giảm cường độ, bão Toraji sẽ đi vào Biển Đông vào đêm nay (11/11)

(ĐCSVN) - Bão số 7 đã giảm cường độ, sức gió hiện còn cấp 9, giật cấp 11, di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ 10-15 km/h. Dự báo đêm nay (11/11), khi bão số 7 suy yếu, bão Toraji đang hoạt động ở vùng biển phía Đông Philippines sẽ đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão...

Xinh đẹp với mọi kiểu tóc, thời trang tinh giản mà sang trọng

Kim Tae Ri thu hút khán giả từ nhan sắc cho tới phong cách thời trang. ...

Vẻ điển trai của nam sinh trường Sư phạm ‘đốn tim’ dân mạng

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một nam sinh được cho là sinh viên của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với vẻ ngoài thanh tú, điển trai. Sau khi đăng tải, những hình ảnh này được chia sẻ nhanh chóng và thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người dành những bình...

Mới nhất