Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế đất nước, bảo đảm an sinh xã hội quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và sẵn sàng phát huy lợi thế để cùng với đất nước bước vào kỉ nguyên mới.Trong bối cảnh thiên tai diễn biến khó lường, gây thiệt hại nghiêm trọng tới việc sản xuất, xuất khẩu nông sản vẫn đạt trên 30 tỷ USD, tăng hơn 6,3% so với năm 2023, chiếm gần 50% giá trị xuất khẩu ngành Nông nghiệp.Năm 2025, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành Nông nghiệp đạt 3,5 – 4%, tổng kim ngạch xuất khẩu 70 tỷ USD, để góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất trên 8% và phấn đấu đạt tăng trưởng 2 con số trong năm 2025.Nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học dân tộc trên phạm vi toàn quốc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển cả về con người và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, tạo nguồn cán bộ đặc biệt là người DTTS. Trong đó, đặc biệt phải kể đến nguồn lực từ Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 4, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 1, từ 2021 -2025 đã dành riêng để đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc.Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025, do UBND tỉnh Lào Cai tổ chức, chiều 27/12.Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế đất nước, bảo đảm an sinh xã hội quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và sẵn sàng phát huy lợi thế để cùng với đất nước bước vào kỉ nguyên mới.Sáng 27/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông về thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình năm 2024.Sáng 27/12, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương các thanh niên, học sinh, sinh viên, hội viên, Người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 27/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc. 15 ngày xóa hơn 160 nhà tạm, nhà dột nát . Người tiên phong ở bản Hà Lệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Ngày 27/12, Ban Dân tộc TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Trần Việt Trường – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị.“Trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên (HSSV), thanh niên DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” là mong muốn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh gửi tới các HSSV, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024, trong buổi gặp mặt được tổ chức chiều 27/12, tại Hà Nội.Chiều 27/12, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Năm 2024 là năm thứ XI, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên (HSSV), thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu. Sáng ngày 27/12, tại Khách sạn Khăn Quang Đỏ, Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương đã vui mừng đón các em về dự và tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Lễ Tuyên dương diễn ra trong 2 ngày 27 – 28/12/2024.Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đã trở thành vấn đề gây tranh cãi trên toàn cầu. Một số quốc gia đã lựa chọn cấm hoàn toàn các sản phẩm này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và Việt Nam đang cân nhắc đi theo hướng tương tự. Việc cấm toàn diện các sản phẩm thuốc lá mới tại Việt Nam mang nhiều ý nghĩa quan trọng cả về y tế, xã hội và kinh tế.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2024, ngành NN&PTNT gặp muôn vàn khó khăn trước tác động của El Nino, hạn hán xâm nhập mặn diễn biến phức tạp ở phía Nam, bão lũ ở miền Bắc, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, rào cản của thị trường xuất khẩu ngày càng khắt khe…
Để chủ động ứng phó, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ kép “vừa ứng phó biến động thiên tai vừa tổ chức sản xuất”, Bộ NN&PTNT đã chủ động phối hợp với các địa phương chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu giống phù hợp với diễn biến thời tiết và tín hiệu thị trường, bảo đảm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai, mưa bão, dịch bệnh.
Điển hình là Bộ NN&PTNT chỉ đạo linh hoạt chuyển đổi khoảng 116 nghìn ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau, cây ăn quả, cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn. Giúp giá trị 1 ha đất trồng trọt năm 2024 ước đạt 127 triệu đồng, tăng 7,4 % so với năm 2023. Chủ động, linh hoạt điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, điều chỉnh lịch sản xuất giúp các địa phương sẵn sàng ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, Tây Nguyên.
Nhờ đó, ngành NN&PTNT đạt nhiều thành tựu lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Như tại lĩnh vực trồng trọt, sản lượng năm 2024 đạt 48,1 triệu tấn sản lượng lương thực có hạt, 43,7 triệu tấn sản lượng lúa (năng suất 61,4 tạ/ha). Sản lượng một số cây trồng chủ lực tăng cao như sầu riêng (1,45 triệu tấn), thanh long (1,35 triệu tấn), cao su (1,37 triệu tấn), cà phê (1,95 triệu tấn)… Lĩnh vực chăn nuôi đạt 8,1 triệu tấn thịt hơi các loại, 1,2 triệu tấn sữa, 19,7 tỷ quả trứng…
Đặc biệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” bước đầu đạt hiệu quả tích cực. Các mô hình thí điểm giúp giảm 20 – 30% chi phí vật tư đầu vào, tăng 10% năng suất, tăng 20 – 25% thu nhập, giảm từ 5 – 6 tấn CO2/ha.
Sản lượng thủy sản năm 2024 ước đạt 9,6 triệu tấn. Lâm nghiệp có diện tích rừng trồng tập trung ước khoảng 282 nghìn ha, tăng 0,2% và 130 triệu cây phân tán; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng ước đạt 22,88 triệu m3, tăng 9,8%. Diêm nghiệp năm 2024 đạt diện tích sản xuất muối hơn 10,872 nghìn ha, sản lượng khoảng 1.100 nghìn tấn, tăng 23,6%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản toàn ngành ước đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD (tăng 18,7% so với năm 2023), xuất siêu đạt mức kỷ lục 17,9 tỷ USD (tăng 46,8% so với năm 2023). Có 7 mặt hàng/nhóm mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD gồm: Gỗ và sản phẩm gỗ 16,2 tỷ USD, rau quả 7,12 tỷ USD, gạo 5,75 tỷ USD, cà phê 5,48 tỷ USD, hạt điều 4,38 tỷ USD, tôm 3,86 tỷ USD, cao su 3,46 tỷ USD. Kỷ lục xuất siêu của ngành NN&PTNT càng thêm ý nghĩa đối với nền kinh tế đất nước trong một năm nhiều khó khăn (xuất siêu cả nước chỉ 25 tỷ USD).
Năm 2024, ngành NN&PTNT đã tổ chức xây dựng 2.500 chuỗi giá trị cung ứng nông sản được thiết lập duy trì, 322.497 ha cây trồng, 11.054 ha nuôi trồng thủy sản, 4.170 trang trại và hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP… Công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm hàng nông sản tiếp tục được tăng cường, lòng tin của người dân vào nông sản trong nước ngày càng tăng.
Nhờ tư duy sáng tạo, linh hoạt, đổi mới và đột phá, năm 2024 ngành NN&PTNT đã thu hút thêm 1.500 doanh nghiệp được thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp lên khoảng 17.300, tăng 7,5% so với năm 2023. Bên cạnh đó, một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn tiếp tục gia tăng đầu tư vào nông nghiệp. Đến hết năm 2024, cả nước có 101 Liên hiệp, 21.700 Hợp tác xã nông nghiệp (tăng 1.200 Hợp tác xã so với năm 2023).
Về xây dựng nông thôn mới, tính đến cuối năm 2024 cả nước có khoảng 79 – 79,5% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Có 5 tỉnh gồm Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới…
Cùng với đó Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục được các địa phương triển khai đồng bộ, rộng khắp, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn. Cả nước có trên 14.642 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (tăng 3.586 sản phẩm so với năm 2023) trong đó 73,2% sản phẩm 3 sao, 23,5% sản phẩm 4 sao, 51 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao; có 8.086 chủ thể OCOP, trong đó có 32,7% là HTX, 24,1% là doanh nghiệp nhỏ, 42,7% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác…
Nguồn: https://baodantoc.vn/diem-lai-mot-so-thanh-tuu-noi-bat-cua-nganh-nong-nghiep-nam-2024-1735281347969.htm