Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐiểm danh những quốc gia miễn phí giáo dục phổ thông

Điểm danh những quốc gia miễn phí giáo dục phổ thông

Phần Lan, Thụy Điển và Đức cung cấp giáo dục phổ thông hoàn toàn miễn phí trong khi Ấn Độ và Trung Quốc đang trong lộ trình để hướng tới mục tiêu này.

Những quốc gia nào miễn phí giáo dục phổ thông?
Mức chi tiêu cho giáo dục của Thụy Điển thuộc hàng cao nhất trong số các nước OECD.

Giáo dục là quyền cơ bản của con người, tạo nền tảng vững chắc cho sự tiến bộ xã hội và phát triển của đất nước. Nhận thức được điều này, các quốc gia trên khắp thế giới đã thực hiện nhiều chiến lược khác nhau để bảo đảm rằng giáo dục phổ thông, từ cấp mầm non đến cấp trung học, được cung cấp miễn phí cho mọi người dân.

Phần Lan đầu tư 5,88% GDP cho giáo dục

Phần Lan được coi là một điển hình thành công trong lĩnh vực giáo dục. Với cam kết vững chắc về việc cung cấp giáo dục phổ thông miễn phí, chính phủ Phần Lan phân bổ một phần đáng kể ngân sách để hỗ trợ nỗ lực này.

Cụ thể, chi tiêu của chính phủ cho lĩnh vực giáo dục ở Phần Lan đạt 5,88% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2020, so với mức trung bình toàn cầu là 4,62%, dựa trên dữ liệu từ 150 quốc gia của Ngân hàng thế giới (WB).

Từ 1970-2020, tỷ lệ trung bình Phần Lan dành ngân sách cho giáo dục đạt 5,85%, với mức tối thiểu là 4,48% (1974) và tối đa là 7,49% (1993), theo chuyên trang Global Economy.

Phần Lan nhấn mạnh vai trò quan trọng của một nền giáo dục toàn diện trong việc nuôi dưỡng tư duy phản biện và tính sáng tạo. Khoản đầu tư này tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình các học sinh, nâng cấp cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản và chương trình giảng dạy toàn diện.

Những quốc gia nào miễn phí giáo dục phổ thông?
Ngân sách của Phần Lan dành cho giáo dục từ 1970 đến 2020.

Thụy Điển chi khoảng 10.548 USD/học sinh/năm

Thụy Điển đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp nền giáo dục phổ thông miễn phí, chất lượng cao và dễ tiếp cận cho người dân.

Giáo dục ở Thụy Điển là bắt buộc đối với trẻ em từ 6 đến 16 tuổi. Giống như Phần Lan, phần lớn các trường học ở Thụy Điển được tài trợ công. Chính phủ chi trả các chi phí liên quan đến việc vận hành trường học, bao gồm lương giáo viên, cơ sở vật chất và tài liệu giáo dục.

Học sinh không phải trả học phí khi theo học tại các trường công lập ở Thụy Điển, từ mầm non đến trung học phổ thông. Chính sách này bảo đảm rằng tất cả mọi người đều có thể tiếp cận giáo dục, bất kể xuất thân.

Thụy Điển chú trọng đến việc phát triển chuyên môn của giáo viên. Giáo viên được yêu cầu phải có bằng cấp giảng dạy phù hợp và được khuyến khích tham gia phát triển chuyên môn liên tục.

Năm 2020, các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chi trung bình 5,1% GDP cho các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến đại học. Ở Thụy Điển, tỷ trọng tương ứng là 5,7% GDP, trong đó, 35% dành cho giáo dục tiểu học, 16% cho giáo dục THCS, 20% cho giáo dục THPT, 1% cho giáo dục sau trung học, 1% cho các chương trình đại học ngắn hạn và 27% vào các chương trình cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ hoặc tương đương.

Mức chi tiêu cho các dịch vụ giáo dục và nghiên cứu & phát triển (R&D) của Thụy Điển thuộc hàng cao nhất trong số các nước OECD, đạt mức trung bình 10.548 USD (khoảng 258 triệu đồng)/học sinh/năm đối với giáo dục tiểu học, trung học và sau THPT.

Giai đoạn 2008-2011, Thụy Điển đã ưu tiên giáo dục như một lĩnh vực công chủ chốt, với mức chi tiêu tăng nhanh hơn chi tiêu công cho tất cả các dịch vụ khác, trong khi tỷ lệ này lại giảm tại một nửa số quốc gia trong OECD.

Đức dành 9,8% GDP, miễn phí cả sinh viên quốc tế

Cam kết của Đức đối với phổ cập giáo dục được thể hiện ở việc miễn phí học phí đối với cả sinh viên trong nước và sinh viên quốc tế.

Điều này có nghĩa là học tại các trường công lập từ tiểu học đến THPT được miễn học phí. Chính phủ tài trợ các chi phí liên quan, bao gồm lương giáo viên, cơ sở vật chất và tài liệu giáo dục.

Khoảng một nửa số trường đại học ở Đức là trường công lập và các trường này miễn học phí cho sinh viên. Năm 2014, Đức chính thức miễn học phí cho hầu hết sinh viên theo học chương trình cử nhân và thạc sĩ, không phân biệt xuất xứ quốc gia.

Đức dành khoảng 351 tỷ Euro cho giáo dục, khoa học và nghiên cứu vào năm 2021. Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) báo cáo rằng đây là mức tăng 17,1 tỷ Euro, tương đương 5% so với năm 2020. Chi tiêu lĩnh vực giáo dục chiếm 9,8% GDP vào năm 2021 và ngang bằng với năm trước. Năm 2019, giai đoạn trước đại dịch Covid-19, thị phần thấp hơn, đạt mức 9,5%.

Ấn Độ, Trung Quốc: Chính phủ tài trợ đến năm 14 tuổi, nỗ lực giáo dục hoàn toàn miễn phí

Ở Ấn Độ, Đạo luật về Quyền Giáo dục ban hành năm 2009, là nền tảng trong cam kết của quốc gia này trong việc cung cấp giáo dục bắt buộc và dễ tiếp cận cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14. Đạo luật này không chỉ khẳng định giáo dục là một quyền cơ bản mà còn buộc chính phủ phải đảm bảo rằng mọi trẻ em đều có cơ hội nhận được nền giáo dục có chất lượng.

Theo Khảo sát kinh tế mới nhất của Ấn Độ 2022-2023, tổng chi tiêu cho giáo dục, bao gồm cả chi tiêu cấp quốc gia và cấp tiểu bang, đã tăng thêm 2,9% GDP của đất nước năm 2022 – một tỷ lệ không đổi trong 4 năm qua.

Con số này thấp hơn nhiều so với tham vọng ngân sách giáo dục của Ấn Độ ở mức 6% GDP được đặt ra trong Chính sách giáo dục quốc gia năm 2020. Tỷ trọng tổng chi tiêu cho giáo dục hàng năm chiếm khoảng 10% tổng chi tiêu của chính phủ trên tất cả các lĩnh vực và giảm xuống dưới 10% kể từ năm 2020-2021.

Trong khi đó, chính sách giáo dục bắt buộc 9 năm ở Trung Quốc cho phép học sinh từ 6 tuổi trên toàn quốc được học miễn phí ở cả trường tiểu học (lớp 1 đến lớp 6) và THCS (lớp 7 đến lớp 9). Chính sách này được chính phủ tài trợ, học phí miễn phí.

Giáo dục THPT (lớp 10 đến 12) và giáo dục đại học không bắt buộc và miễn phí ở Trung Quốc.

Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, chi tiêu quốc gia cho giáo dục đạt gần 5,8 nghìn tỷ NDT (khoảng 840 tỷ USD) vào năm 2021, tăng 9,13 so với năm trước. Chi tiêu ngân sách của chính phủ cho giáo dục ở mức 4,58 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2021, chiếm 4,01% GDP của cả nước.

Quyết định không cung cấp hoàn toàn miễn phí chương trình giáo dục phổ thông ở Trung Quốc và Ấn Độ xuất phát từ những thách thức liên quan đến dân số đông, những hạn chế về phân bổ kinh tế và việc ưu tiên các mục tiêu phát triển.

Cân bằng giáo dục với các nhu cầu cấp thiết khác, đảm bảo giáo dục chất lượng cao và điều hướng bối cảnh văn hóa-lịch sử là những nhân tố phải cân nhắc khi xem xét miễn phí hoàn toàn giáo dục tại 2 cường quốc tỷ dân này.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm mở rộng khả năng tiếp cận và giảm chi phí, nhưng việc đạt được nền giáo dục hoàn toàn miễn phí tại Trung Quốc và Ấn Độ này vẫn là một lộ trình dài hạn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất miễn học phí ngành Y: Hay nhưng không thực tế?

Mới đây, tại phiên họp Quốc hội ngày 4/10, đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) đặt vấn đề, các y bác sĩ là những chiến sĩ thầm lặng trên mặt trận chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, chế độ phụ cấp trực đêm, ca mổ đã hơn 10 năm qua chưa được thay đổi.Vì vậy, đại biểu đề nghị quan tâm điều chỉnh tăng các khoản phụ cấp để động viên và...

Bộ Giáo dục và Đào tạo rút đề xuất miễn học phí cho con nhà giáo

Sau khi lắng nghe các ý kiến đóng góp, phản biện của dư luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rút đề xuất miễn học phí cho con giáo viên ra khỏi dự thảo Luật Nhà giáo. Sau khi lắng nghe các ý kiến đóng góp, phản biện của dư luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rút đề xuất miễn học phí cho con giáo viên ra khỏi dự thảo Luật Nhà giáo. ...

Rút đề xuất miễn học phí cho con giáo viên

Trưa 24/10, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, sau khi kết thúc phiên họp lần thứ 38 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ GD&ĐT xem xét, đánh giá lại và quyết định bỏ đề xuất chi hơn 9.200 tỷ đồng mỗi năm để miễn học phí cho con giáo viên theo dự thảo Luật Nhà giáo nêu trước đó."Việc rút đề xuất này được xem xét...

Bỏ đề xuất miễn học phí cho con giáo viên

(Dân trí) - Dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất đã bỏ quy định miễn học phí cho con giáo viên. Trước đó, đề xuất này nhận nhiều ý kiến trái chiều trong thời gian qua. Trong dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất đề xuất quy định các chính sách hỗ trợ nhà giáo gồm: Chế độ trợ cấp theo tính chất công việc, theo vùng; Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng; Chăm sóc sức khỏe định...

Không dàn hàng ngang thực hiện

Thiếu giáo viên tiếng Anh là một trong những trở ngại lớn nhất trong việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều tỉnh, thành. Tuy nhiên, trước mục tiêu từng bước đưa tiếng Anh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

Quốc hội Nicaragua vừa quyết định mở cửa đón quân đội Nga, Mỹ và loạt nước, vì sao?

Ngày 7/11, Quốc hội Nicaragua thông qua sắc lệnh của Tổng thống Daniel Ortega cho phép quân đội, tàu và máy bay quân sự của Nga, Mỹ, Cuba, Venezuela và Mexico vào nước này trong nửa đầu năm 2025.

Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, thị trường “gọi tên” một mặt hàng xu hướng và giá tốt

Niên vụ cà phê 2024 - 2025 đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, sản lượng cả nước dự kiến khoảng 1,47 triệu tấn, giảm mạnh so với vụ trước do thời tiết bất lợi, nhưng giá sẽ tốt hơn nhiều năm trước, theo đánh giá của Vicofa.

45 năm đổi mới và vươn tầm quốc tế

Với lịch sử 45 năm phát triển, Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - một trong những đơn vị tư vấn xây dựng hàng đầu Việt Nam, đã để lại nhiều dấu ấn thành công qua các công trình trọng điểm quốc gia trong tất cả các lĩnh vực từ thủy điện, thuỷ lợi, nông nghiệp cho tới công nghiệp dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, năng lượng... trên mọi miền Tổ quốc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và đưa ngành tư vấn xây dựng Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giáo dục Việt Nam

Vừa qua, Đại học Phenikaa phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ giáo dục quốc tế khảo thí Hán Ngữ (CTI) và Công ty TNHH Giáo dục quốc tế CTI Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc năm 2024” (Vietnam – China Education Conference 2024).

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan truyền trên mạng xã hội về việc sở này yêu cầu các trường "bắt và lập kiểm điểm các hành...

Nhà trường bị “tố” dạy thêm trong giờ… chính khóa!

(NLĐO) - Một trường THPT ở Đắk Lắk bị phản ánh xếp lịch học thêm trùng học chính khóa nên học sinh bỏ học môn thể dục, giáo dục quốc phòng đi học thêm. ...

‘Bà giáo’ khó đứng lớp mầm non

TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55. TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm...

‘Son sắt’ hay ‘son sắc’, từ nào chuẩn Tiếng Việt?

Ngôn ngữ Tiếng Việt đa dạng và phong phú, khiến nhiều người bối rối giữa những cụm từ có ý nghĩa tương đồng hoặc phát âm giống nhau. Son sắt - son sắc là một trong những cặp từ thường gây nhầm lẫn.Trong Tiếng Việt, từ này được dùng để chỉ sự thủy chung, một lòng một dạ không thay đổi giữa người với người. Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời...

Thêm trường đại học không xét tuyển học bạ năm 2025

Nhà trường không dùng điểm học bạ để xét tuyển mà chỉ làm điều kiện sơ tuyển từ năm 2025. Năm 2025, Trường Đại học Nha Trang sẽ xét tuyển theo phương thức kết hợp kết quả học tập THPT và kết quả đánh giá năng lực học tập đại học. Trường tổ chức sơ tuyển (điều kiện cần) thông qua kết quả học bạ theo các môn do trường quy định, sau đó xét tuyển (điều kiện đủ) bằng...

Mới nhất

Quảng Nam phát triển cây dược liệu quy mô lớn

Gần bốn năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã linh hoạt lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) với các nguồn vốn khác để...

Tuyến buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị

Sáng 8/11, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, vừa quyết định phê duyệt thông tin dự án Vận hành cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt không trợ giá tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị - Huế và ngược lại. ...

Những bài tập giảm kiệt sức, căng thẳng trong công việc

Nhiều người đã từng trải qua tình trạng căng thẳng trong công việc, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy những bài tập thể dục vừa sức có thể giúp giảm thiểu điều này. ...

Giá nâng mũi là bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi nâng mũi?

Hiện nay, rất nhiều người đã thực hiện nâng mũi với mong muốn giúp cho khuôn mặt của mình thanh thoát, cân đối hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến phương pháp làm...

Mới nhất