Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếĐiểm danh 4 thói quen nấu ăn ảnh hưởng đến sức khỏe...

Điểm danh 4 thói quen nấu ăn ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình


Tự nấu ăn tại nhà không chỉ tiết kiệm chi phí, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn giúp mọi người bắt kịp lối sống “healthy & balance” đang thịnh hành. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ đúng quy trình chế biến, những món ăn tự nấu cũng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Nấu ở nhiệt độ, áp suất cao trên 200 độ

Theo thông tin từ Tổng Hội y học Việt Nam, quá trình chế biến nóng khi nấu ăn khiến các chất dinh dưỡng trong thực phẩm chịu những biến đổi lý hóa đa dạng. Đơn cử, với nhóm thực phẩm gồm các loại thịt, cá, tôm, cua, trứng, vừng, lạc, đỗ… chứa chủ yếu chất đạm (protein), khi nấu nướng ở nhiệt độ cao quá lâu (200-300OC) sẽ tạo thành các liên kết khó tiêu, khiến giá trị dinh dưỡng của chất đạm giảm đi.

photo-1693465773847

Nhiệt độ cao gây biến đổi các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

Biện pháp giúp bạn bảo toàn tối đa hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm là chọn phương pháp có thời gian đun nấu ngắn. Với từng nhóm thực phẩm khác nhau cũng cần nấu ở mức nhiệt phù hợp. 70-100OC là mức nhiệt nấu chín và diệt khuẩn với các thực phẩm cung cấp chất đạm như thịt, cá, trứng. Chất béo như a xít béo omega 3 cần đảm bảo nhiệt độ dưới 120OC.

Sử dụng đồ ăn bị cháy khét

Việc nấu ăn với nhiệt độ cao, trong thời gian dài như trên không chỉ làm tiêu giảm và biến đổi chất dinh dưỡng trong thực phẩm, mà còn tim ẩn nguy cơ gây ung thư khi đồ ăn cháy khét. Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, acrylamideheterocyclic amines (HCAs) là 2 cái tên thường xuyên xuất hiện trong các cảnh báo nguy hiểm, sản sinh ra từ việc chế biến thực phẩm sai cách.

Cụ thể, acrylamide được Tổ chức nghiên cứu Ung thư Quốc tế và WHO xếp vào nhóm “có thể gây ung thư cho con người”. Đây là hợp chất được tạo ra khi thức ăn giàu tinh bột được chiên, nướng đến cháy khét trong thời gian dài ở nhiệt độ cao 170-180OC. Trong khi đó, HCAs là kết quả của phản ứng hóa học khi thịt khi được nấu chín quá kỹ.

photo-1693465775637

Đồ ăn cháy ẩn chứa nguy cơ gây ung thư

Để giảm lượng acrylamide hay HCAs, bạn có thể nướng thực phẩm trong thời gian ngắn hơn cho đến khi nó có màu vàng nhạt. Tránh để thịt tiếp xúc trực tiếp với lửa hay bề mặt kim loại nóng, đặc biệt trong thời gian dài ở nhiệt độ cao.

Ăn mặn với tần suất liên tục

Điều tra của Bộ Y tế năm 2015 trên toàn quốc cho thấy trung bình một người Việt Nam trưởng thành tiêu thụ 9,4 gam muối/ngày, gần gấp đôi so với khuyến nghị của WHO là 5 gam muối/ngày. Lượng muối này chủ yếu có trong các gia vị tạo mặn.

Thực trạng này phần lớn xuất phát từ thói quen cho gia vị chứa nhiều muối vào thực phẩm khi chế biến, nấu ăn và chấm gia vị (theo tài liệu “Ăn thừa muối và nguy cơ với sức khỏe” của Bộ Y tế). Ngoài ra, thói quen ăn ngoài thường xuyên cũng góp phần gia tăng việc nạp muối vào cơ thể, bởi thức ăn được nấu ngoài hàng chủ yếu nêm nếm theo khẩu vị chung.

Bộ Y tế khuyến cáo, để giảm thiểu nguy cơ này, mỗi gia đình nên thực hiện giảm đồ mặn và bớt muối trong quá trình nấu nướng.

Việc bớt muối có thể thực hiện giảm dần để vị giác học cách thích nghi hoặc sử dụng các gia vị khác có lượng muối ít như hạt nêm để giúp món ăn thêm ngon mà không mặn. Đơn cử như Hạt nêm Knorr với thành phần 46% muối và chiết xuất thịt thăn xương ống, giúp cung cấp vừa đủ lượng muối cho bữa ăn, mà vẫn đảm bảo món ăn đậm đà, tròn vị. Trên bao bì sản phẩm cũng khuyến cáo cách nêm nếm phù hợp, giúp kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể mỗi ngày.

photo-1693465776305

Knorr chứa 46% muối cùng thành phần chiết xuất thịt thăn xương ống giúp món ăn mặn vừa phải nhưng vẫn tròn vị, thơm ngon

Sử dụng dầu mỡ chiên rán nhiều lần

Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết dầu ăn, mỡ khi chiên rán ở nhiệt độ cao (thường trên 180OC) sẽ xảy ra các phản ứng hóa học, sinh ra các chất aldehyde, chất ô xy hóa… có hại. Sử dụng càng nhiều lần, lượng chất độc sản sinh ra càng tăng cao. Các chất này thấm vào thức ăn, khiến người sử dụng gặp các triệu chứng: Chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, thở khó, tim đập chậm, huyết áp tăng cao…

photo-1693465776951

Dầu dùng nhiều lần dễ sinh ra các chất độc

Bạn có thể hạn chế việc dung nạp các chất có hại bằng việc lấy lượng dầu/mỡ vừa đủ và chỉ sử dụng một lần. Trong trường hợp cần tái sử dụng dầu ăn, cần nhận biết thời điểm giải phóng các gốc tự do có hại cho sức khỏe của dầu để phòng tránh: Dầu hướng dương ở 246OC, dầu đậu nành là 241OC, Canala 238OC, ô liu 190OC…



Source link

Cùng chủ đề

Quỹ Chăm sóc sức khỏe gia đình Việt Nam “gieo yêu thương” với hoạt động thiện nguyện đầu năm

Trong những tháng đầu năm Giáp Thìn 2024, Quỹ Chăm sóc sức khỏe gia đình Việt Nam (Quỹ) đã thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện cho cộng đồng. Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp Quỹ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Người phụ nữ 54 tuổi ở Hà Nội đi cấp cứu sau khi trải đệm ngủ dưới sàn nhà

GĐXH - Trong khi ngủ, bà H bất ngờ nghe tiếng sột soạt, cảm giác đau nhói sâu bên trong tai. Dị vật lạ khiến bệnh nhân đau nhức, ngứa ngáy không ăn, không ngủ được. ...

Cùng chuyên mục

Dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi: Khám chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế

Dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế được thiết kế trên cơ sở xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh. Chính phủ quy định đối tượng khác tham gia bảo...

Khám chữa bệnh từ xa, tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế

(ĐCSVN) - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã bổ sung, làm rõ các hình thức khám bệnh, chữa bệnh mới được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như: khám bệnh, chữa bệnh từ xa; khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà. Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 39, sáng 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Tổng Giám đốc: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương. Công điện nêu: Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong...

Chi 20 triệu đồng hút mỡ bụng, lại phải nhập viện cấp cứu vì nhiễm trùng dương vật

Nam bệnh nhân chi 20 triệu đồng hút mỡ bụng tại Phòng khám thẩm mỹ Rita (quận 10, TP.HCM), phải nhập viện vì nhiễm trùng vùng bụng và dương vật. Ngày 15-11, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết đã nhận báo cáo...

‘Thủ phạm’ khiến người đái tháo đường tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Kiểm soát lượng đường bổ sung trong ăn uống là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh tốt cho tim, đặc biệt là khi người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường. ...

Mới nhất

Dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi: Khám chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế

Dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế được thiết kế trên cơ sở xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh. ...

Khoa học công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025)

Quang cảnh hội nghị Theo báo cáo từ Cục Thủy lợi, Việt Nam đã xây dựng được hơn 900 hệ thống thủy lợi có quy mô phục vụ từ 200 ha trở lên; trong đó, có 122 hệ thống vừa và lớn phục vụ trên 2.000 ha, hơn 40.000 km đê sông và đê biển đã được xây dựng...

Kịp thời chủ trương của Đảng và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, điểm nghẽn về thể chế, quyết định các vấn đề quan...

(MPI) - Chiều ngày 12/11/2024, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo giải trình về kinh tế - xã hội và nhấn mạnh, hầu hết ý kiến khẳng định chúng ta đã đạt được những...

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế

(MPI) - Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, chiều ngày 12/11/2024, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 426 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng...

Mới nhất