Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐiểm chuẩn ngành Sư phạm, Báo chí lên ngôi, 9,5 điểm/môn vẫn...

Điểm chuẩn ngành Sư phạm, Báo chí lên ngôi, 9,5 điểm/môn vẫn trượt


Tính đến trưa 19/8, gần 200 trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển 2024, trong đó ngành cao điểm nhất là Sư phạm Lịch sử và Sư phạm Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội với 29,3 điểm (trung bình 9,76 điểm mỗi môn).

9,5 điểm/môn vẫn trượt Sư phạm

Những năm trước, điểm chuẩn nhóm ngành Sư phạm Văn, Sử, Địa cao hơn nhóm ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên nhưng khoảng cách điểm không quá cách biệt, nhất là sư phạm Toán. Thế nhưng khoảng điểm này năm nay có dự khác biệt lớn. Chưa kể, các ngành này đưa ra tiêu chí phụ thí sinh vừa phải đạt điểm 29,3 vừa phải đặt nguyện vọng 1 mới trúng tuyển.

Trong khi đó cũng tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ngành sư phạm Toán học chỉ có 27,47. Các ngành Sư phạm Vật lý, Hóa học, Sinh học điểm chuẩn 26 – 27. 

Điều này cũng tương tự ở các trường sư phạm hay đại học đa ngành có đào tạo nhóm ngành giáo viên. Với các trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội hay Sư phạm Hà Nội 2 (Vĩnh Phúc), Sư phạm Thái Nguyên, Sư phạm Huế, điểm đầu vào cao nhất đều trên 28, gần chạm mốc 29.

Hay ở trường đại học có quy mô nhỏ như Đại học Hoa Lư (Ninh Bình), điểm chuẩn Sư phạm mầm non lên đến 27,97. Tất cả tăng so với năm ngoái.

Điểm chuẩn ngành Sư phạm, Báo chí lên ngôi, 9,5 điểm/môn vẫn trượt - 1

Điểm chuẩn ngành Sư phạm, Báo chí lên ngôi, 9,5 điểm/môn vẫn trượt. (Ảnh minh hoạ)

Điểm chuẩn ngành Sư phạm tăng cao bởi nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, năm nay số thí sinh khối C tăng khoảng 20.000 so với năm 2023. Điểm trung bình ba môn thi năm 2023 là 18,97 điểm đã tăng 1,98 điểm lên 20,95 điểm năm 2024. Nếu xét ở mức điểm giỏi và xuất sắc, số lượng thí sinh còn tăng nhiều hơn. Ở mức điểm 24, năm 2023 có 33.459 thí sinh, năm 2024 tăng lên gấp đôi.

Trong khi đó, số lượng thí sinh đạt điểm xuất sắc còn tăng “kinh hoàng”. Ở mức điểm 27, năm 2023 có 6.041 thí sinh, năm 2024 số lượng thí sinh đạt mức điểm này tăng gấp 4 lần. Số lượng thí sinh đạt 28 điểm tăng gấp 6 lần năm 2023, 29 điểm tăng hơn 10 lần. Số lượng thí sinh từ trên 29 điểm đến 30 điểm năm 2024 tăng hơn 54 lần năm 2023.

Thứ hai, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, số nguyện vọng đăng ký vào nhóm ngành Sư phạm năm nay tăng 85% so với năm ngoái. Đặc biệt như trường Đại học Sư phạm Hà Nội và TP.HCM, Sư phạm Hà Nội 2, mức tăng khoảng gấp đôi.

Trong khi đó, chỉ tiêu được Bộ siết chặt, chỉ tương đương năm ngoái, so với năm trước nữa thì giảm mạnh, một phần do nhiều tỉnh, thành không đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định 116 (năm 2020).

Đó là 2 nguyên nhân khiến điểm chuẩn nhiều ngành, nhiều trường khối Sư phạm tăng chóng mặt. Không ít trường năm trước có điểm chuẩn thường thường bậc trung thì năm nay có ngành 9,5 điểm mỗi môn vẫn rớt.

Điểm chuẩn khối xã hội tăng vọt

Không chỉ Sư phạm, các ngành Báo chí, Quan hệ công chúng… tuyển sinh bằng khối C và D cũng có bước nhảy vọt về điểm số. 

Trường có mức tăng điểm chuẩn kỷ lục năm nay phải kể đến trường Đại học Văn hóa TP.HCM. Năm ngoái, điểm chuẩn các ngành của trường này chỉ 15 – 24,24 điểm. Năm nay, điểm chuẩn các ngành từ 22 đến 27,85 điểm và trong đó 6 ngành lấy từ mức 26 điểm trở lên.

So với năm 2023, điểm chuẩn nhiều ngành của trường Đại học Văn hoá TP.HCM tăng mạnh như: ngành Thông tin thư viện tăng 8 điểm; ngành Bảo tàng học tăng 8,5 điểm; Quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch tăng 7,5 điểm; Văn hóa các dân tộc thiểu số tăng 7 điểm, các ngành còn lại tăng từ 3 – 5,5 điểm.

Năm nay, Học viện Ngoại giao có 8 ngành tuyển tổ hợp C00, cả 8 ngành này đều có điểm chuẩn khối C trên mức 28 điểm. Trong khi cùng ngành, điểm chuẩn các tổ hợp khác thấp hơn nhiều (chỉ mức trên 25 hoặc trên 26 điểm).

Hay trường Đại học Luật Hà Nội điểm chuẩn cao nhất trường này là khối C00 ngành Luật kinh tế, với 28,85 điểm; Luật 28,15 điểm, cao hơn hẳn các tổ hợp khác dù cùng ngành.

Điểm chuẩn ngành Sư phạm, Báo chí lên ngôi, 9,5 điểm/môn vẫn trượt - 2

Điểm chuẩn các ngành khối xã hội tăng vọt so với 2023. (Ảnh minh hoạ)

Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) điểm chuẩn các ngành từ 22 đến 28,8 điểm. Đặc biệt, các ngành xét tuyển khối C00 có mức điểm chuẩn trung bình tăng từ 2 – 3 điểm so với điểm chuẩn năm 2023. Đặc biệt, ngành Tôn giáo học tăng 5 điểm ở tổ hợp C00.

Các ngành dẫn đầu điểm chuẩn của trường Văn hoá năm nay đều thuộc tổ hợp C00, với 5 ngành lấy trên 28 điểm gồm: Báo chí, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Văn hóa học, Nghệ thuật học và lịch sử. Trong đó, ngành báo chí cần đạt trung bình mỗi môn 9,6 điểm mới trúng tuyển.

Tương tự nhiều ngành điểm chuẩn 15, 16 ở năm trước năm nay vọt lên 25 điểm. Chẳng hạn ngành Việt Nam học ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm trước có điểm chuẩn 16,4, năm nay “hóa rồng” với điểm chuẩn lên đến 25,07.

Điểm chuẩn nhiều trường đại học lớn như Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội và TP.HCM), Học viện Báo chí tuyên truyền cũng ở mức 9,5 điểm mỗi môn vẫn trượt.

Lý giải hiện tượng đột biến, PGS Đặng Thị Thu Hương, Phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp năm nay, cả nước có gần 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, 37% thí sinh đăng ký bài thi khoa học tự nhiên và 63% thí sinh chọn bài thi khoa học xã hội.

“Tỷ lệ thí sinh chọn thi các môn khoa học xã hội cao nhất trong vòng 7 năm qua. Đây cũng là một trong những nguyên nhân các trường đại học khối xã hội, nhân văn năm nay điểm chuẩn tăng vọt, điều này đã được các trường dự báo từ trước”, PGS Hương nói.

Khối Kỹ thuật, Y Dược duy trì sức nóng

Trong 5 năm trở lại đây, điểm chuẩn các vào các trường đại học khối ngành Kỹ thuật, Công nghệ thông tin, Y Dược, Máy tính… luôn duy trì được vị trí top đầu từ 27 -29 điểm trở lên.

Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM), trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Các ngành Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo đều tăng nhẹ điểm chuẩn.

Đại học Kinh tế Quốc dân lần đầu tuyển các ngành An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, song điểm chuẩn cũng lên tới 34,5 đến gần 36/40 – thuộc nhóm cao nhất.

Đáng chú ý hơn, trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) điểm chuẩn nhiều ngành tăng đột biến. Một số ngành năm 2023 có điểm trúng tuyển từ 17 – 18 năm nay tăng thêm 3,5 – 6,6 điểm như: Kỹ thuật hạt nhân (tăng 6,6 điểm); Khoa học vật liệu (tăng 5,3 điểm); Quản lý tài nguyên và môi trường (tăng 3,5 điểm). Trong khi đó, ngành dẫn đầu điểm chuẩn của trường là Khoa học máy tính (chương trình tiên tiến) tăng nhẹ từ 28,05 năm ngoái lên 28,5 điểm năm nay.

Theo PGS Vũ Duy Hải, Trưởng ban Tuyển sinh – Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội, điểm chuẩn trúng tuyển vào các chương trình đào tạo của đại học này khá sát so với mức nhà trường đã dự báo. Hầu hết thí sinh đã tận dụng tối đa cơ hội để xét tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội khi sử dụng cả điểm thi đánh giá tư duy (TSA) và điểm thi tốt nghiệp THPT.

Điểm chuẩn nhóm ngành công nghệ liên quan đến dữ liệu, máy tính, trí tuệ nhân tạo vẫn tăng ở một số trường chứng tỏ sức hút với thí sinh không giảm và vẫn là xu hướng trong một vài năm tới.

Cùng với đó, các ngành về Y Dược, Marketing, Logistics cũng luôn trong nhóm có điểm chuẩn cao nhất, kể cả ở những trường có truyền thống đào tạo kinh tế lẫn các trường khác.

Chẳng hạn, trường Đại học Thương mại, ngành Marketing thương mại lấy cao nhất với 27 điểm, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng lấy 26,9 điểm. Tương tự, Hải quan và Logistics cũng lấy đầu vào cao nhất Học viện Tài chính – 36,15/40 điểm, Marketing dẫn đầu Đại học Kinh tế Huế với 23/30 điểm.

Trường Đại học Y Hà Nội lấy 28,27 điểm cho ngành Y khoa, tăng 0,54 so với năm ngoái. Theo sau là ngành Răng Hàm Mặt với 27,67 điểm, tăng 0,17. Trường Đại học Y Thái Bình lấy 26,17 điểm cho Y khoa, tăng gần 0,4.

Ở phía Nam, trường Đại học Y Dược TP.HCM ghi nhận mức tăng 0,4-0,5 ở ngành Y khoa, Răng Hàm Mặt, lần lượt lên 27,8 và 27,35 điểm. Đây cũng là hai ngành “hot” nhất ở trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch với 26,57 và 26,49 điểm, tăng khoảng 0,2.



Nguồn: https://vtcnews.vn/diem-chuan-nganh-su-pham-bao-chi-len-ngoi-9-5-diem-mon-van-truot-ar890294.html

Cùng chủ đề

Phụ cấp cho y bác sĩ sẽ tăng trong thời gian tới?

Y tế được xem là lĩnh vực quan trọng hàng đầu và là một trong những nghề cao quý bậc nhất trong xã hội. Những y bác sĩ đang được hưởng những chế độ chính sách ra sao và thời gian tới liệu...

Chàng trai Bắc Giang thôi công việc ổn định, thi lại vào sư phạm đạt 29,45 điểm

Nhận ra niềm khao khát được đứng trên bục giảng, trở thành giáo viên dạy Văn, Thành quyết định từ bỏ công việc mình đã làm 3 năm qua để thi lại đại học sư phạm. Phạm Văn Thành, sinh năm 1998, vừa trở thành tân sinh viên ngành Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Đây là lần thứ hai chàng trai quê Bắc Giang nhận giấy báo trúng tuyển đại học. Năm 2016, sau khi tốt nghiệp...

Từ đề xuất miễn học phí con giáo viên, nhìn về độ “hot” của ngành sư phạm

Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên thu hút sự quan tâm của dư luận những ngày qua. Bên cạnh nhiều luồng ý kiến trái chiều về đề xuất trên, sự quan tâm của dư luận còn xoay quanh ngành sư phạm, ngành học trước đây bị ví như "chuột chạy cùng sào".Nhưng những năm gần đây, đặc biệt là mùa tuyển sinh 2024, sư phạm là ngành hấp dẫn thí sinh nhất chứ không phải...

Gần 750 sinh viên sư phạm sắp được chi trả học phí và chi phí sinh hoạt

Tại buổi họp báo, Sở GDĐT TP.HCM cho biết, về tiến độ triển khai giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên...

“Điểm tựa” của trẻ khuyết tật ở Đắk Nông

Vẫn biết, dạy học sinh khuyết tật sẽ vất vả gấp nhiều lần so với học sinh bình thường nhưng khó khăn không làm mai một tình yêu nghề của cô Nguyễn Thu Uyên (Trung tâm hỗ trợ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải đội 132 – lực lượng chiến đấu tinh nhuệ nhất của Lữ đoàn 172

Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, ngày 19 và 20/10/1979, với sự hỗ trợ của Liên Xô, Hải quân Nhân dân Việt Nam tiếp nhận hai tàu tên lửa tấn công nhanh loại 205U mang số hiệu HQ 354, HQ 355.Để ghi nhớ và thắt chặt tình hữu nghị giữa Hải quân Nhân dân Việt Nam và hải quân Liên xô, nhân dịp kỷ niệm 62 năm Ngày Cách mạng Tháng...

Indonesia dùng cầu thủ U22 thay dàn sao nhập tịch đấu tuyển Việt Nam

CNN Indonesia cho biết đội tuyển quốc gia nước này sẽ sử dụng nhiều cầu thủ trẻ ở độ tuổi U22 tại AFF Cup 2024. Quyết định được xác nhận bởi chính HLV Shin Tae-yong. Nhà cầm quân người Hàn Quốc buộc phải tìm phương án nhân sự khi nhiều cầu thủ nhập tịch khó lòng dự giải.Đến thời điểm này, chỉ có thủ thành Maarten Paes xác nhận trở về Đông Nam Á thi đấu trong tháng...

Vị trạng nguyên nào đánh bại thần cờ Trung Hoa?

Ông chính là Mạc Đĩnh Chi (1272- 1346), người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Đông (tỉnh Hải Dương hiện nay).Mạc Đĩnh Chi bẩm sinh có tướng mạo xấu xí, nhưng bù lại rất thông minh, lanh lợi. Nhà nghèo, Đĩnh Chi không thể đến lớp cùng bè bạn mà chỉ đứng ngoài lớp học nghe thầy giảng bài. Đêm đến, không có đèn thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm rồi cho vào vỏ quả...

Ngủ 2 tiếng/ngày, người phụ nữ nhập viện tâm thần

Người phụ nữ này 40 tuổi, quê Hải Phòng, làm nghề giáo viên, thường ngày sống nội tâm, cầu toàn, cuộc sống gia đình bình thường. Việc mất ngủ thường xuyên khiến chị uể oải, buồn ngủ, đau đầu, không tập trung vào công việc, dễ nổi cáu vô cớ, ăn kém ngon miệng, sụt 2 kg trong 2 tháng.Sau khi đi khám và uống thuốc ở cơ sở y tế địa phương không đỡ, chị lên tuyến...

Những dinh thự cổ không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt

Mỗi căn dinh thự lại mang nét cá tính riêng, thể hiện phong cách của gia chủ và chúng cũng đều có sinh mệnh riêng từ khi được xây cất.Có những căn đã trở thành resort, có những căn thì trở thành văn phòng hành chính nhà nước, vài căn thì đã bị bỏ hoang và cũng nhiều căn đang "vô chủ". Tuy nhiên, dù số phận của những dinh thự cổ nổi tiếng ở Đà Lạt ra...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Cùng chuyên mục

Ra mắt Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP.HCM

Sáng 4-11, Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF) và Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ký kết thoả thuận khung hợp tác phát triển Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP. HCM. Không gian này được đặt tại...

Giáo viên trẻ tâm huyết của Trường IVS

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền luôn dành đam mê, tâm huyết của mình cho môn Yoga. Vì vậy, tại ngôi Trường IVS, đây không chỉ là môn học mà còn thể hiện chữ "Tâm" của người giáo viên. ...

Vị trạng nguyên nào đánh bại thần cờ Trung Hoa?

Ông chính là Mạc Đĩnh Chi (1272- 1346), người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Đông (tỉnh Hải Dương hiện nay).Mạc Đĩnh Chi bẩm sinh có tướng mạo xấu xí, nhưng bù lại rất thông minh, lanh lợi. Nhà nghèo, Đĩnh Chi không thể đến lớp cùng bè bạn mà chỉ đứng ngoài lớp học nghe thầy giảng bài. Đêm đến, không có đèn thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm rồi cho vào vỏ quả...

Kình ngư khuyết tật miệt mài gieo chữ miễn phí

Sốt bại liệt có thể đẩy số phận một người vào ngõ cụt nhưng chị Nguyễn Thị Sari đã bơi trên con sóng cuộc đời, trở thành cô giáo đặc biệt ...

Bê bối thầy giáo làm bài giúp nữ sinh trường làng lọt top cuộc thi Toán toàn cầu

Ngày 3/11, NetEase đưa tin, Ban tổ chức (BTC) cuộc thi Toán học toàn cầu 2024, chính thức xác nhận, Khương Bình - nữ sinh (17 tuổi) năm nhất khoa Thiết kế thời trang của Trường Trung cấp dạy nghề Liên Thủy (Trung Quốc) gian lận trong cuộc thi: "Vừa qua, học trò của thầy Vương Nhuận Thu là Khương Bình đến từ trường Trung cấp dạy nghề Liên Thủy lọt vào chung kết cuộc thi, đã thu hút sự chú ý của...

Mới nhất

Phở ngô – “sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang

Được làm từ những hạt ngô của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), phở ngô đang được đón nhận như một món ăn độc đáo, hấp dẫn và lạ miệng. Câu chuyện kể về những cây ngô với phương thức thổ canh hốc đá, về phở ngô và miền đá Hà Giang khiến người thưởng thức món...

Có gì tại Ngày hội Việt Nam Xanh?

Ngày hội Việt Nam Xanh sẽ khai hội vào ngày 9-11 tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), mang lại cho bạn đọc không gian sống xanh giữa lòng thành phố, nâng cao trải nghiệm về nền kinh tế xanh. ...

Xây dựng Nhà nước pháp quyền: Lợi ích của Tổ quốc, nhân dân lên trên hết

Nghiên cứu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", các nhà khoa học lý luận chính trị nhận định, người đứng đầu Đảng ta truyền đi thông điệp về quyết tâm xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội...

Bổ nhiệm 2 Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel)

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao quyết định bổ nhiệm 2 nhân sự giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). Bộ Quốc phòng vừa tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm 2 nhân sự giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn...

Mới nhất