Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐiểm chuẩn cao “chạm nóc,” Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà...

Điểm chuẩn cao “chạm nóc,” Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nói gì?


Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng điểm chuẩn cao do số lượng thí sinh đăng ký đông trong khi chỉ tiêu tuyển sinh có hạn. 

Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Bên lề Hội nghị Tổng kết năm học 2023-2024, Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chia sẻ với báo chí xung quanh việc điểm chuẩn của trường này cao “chạm nóc.” Năm nay, trường có hai ngành có điểm chuẩn lên đến 29,3 điểm cho ba môn thi.

Nhiều ưu đãi, ngành sư phạm ngày càng “hot”

– Thưa Phó giáo sư, ông đánh giá như thế nào về điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển theo điểm thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông vào khối trường sư phạm nói chung và Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng năm nay?

Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đức Sơn: Đến thời điểm này, hầu như tất cả các trường đại học đã công bố điểm chuẩn. Nhìn chung điểm vào khối trường sư phạm năm nay đều tăng, không chỉ với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Việc điểm chuẩn tăng có nhiều lý do. Có thể thấy chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách cấp học phí và cấp bù sinh hoạt phí đã thu hút số lượng sinh viên vào ngành sư phạm ngày càng đông. Năm nay, theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số thí sinh đăng ký vào ngành sư phạm tăng vọt. Chỉ tiêu có hạn trong số đăng ký đông nên chỉ có những thí sinh tốp trên mới có đủ điểm đỗ. Tôi cho rằng đó là một dấu hiệu tích cực.

Thí sinh ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngành có điểm chuẩn cao nhất là Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Lịch sử với cùng mức 29,3 điểm; tiếp đó là Sư phạm Địa lý với 29,05 điểm. Ngoài ra, trường còn có 7 ngành có mức điểm trên 28 điểm.

Riêng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có điểm khác nữa là số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng khá cao. Năm nay trường có khoảng 300 học sinh giỏi quốc gia đăng ký vào các ngành. Điều này làm cho việc cạnh tranh thêm gay gắt hơn.

– Một số ngành, học sinh đạt 29 mà vẫn trượt thì theo ông, là bình thường hay bất thường?

Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đức Sơn: Nếu nhìn nhận theo cách so sánh điểm năm này với những năm khác thì có vẻ như điểm chuẩn đó quá cao, nhưng nếu nhìn nhận theo tuyển sinh đại học, tức là tuyển những người có đủ năng lực để vào và mang tính chất lựa chọn từ trên xuống dưới, nếu như có nhiều người tốp trên và đã đủ chỉ tiêu thì những người tốp dưới đương nhiên sẽ bị mất cơ hội. Đó quy tắc của việc lựa chọn.

ttxvn_giao vien lop hoc truong học hoc sinh.jpg
Giờ học của học sinh trường THPT Trần Phú (Đức Thọ, Hà Tĩnh). (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)

– Tuy nhiên, phụ huynh lo ngại điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý học sinh, thưa ông?

Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đức Sơn: Đứng ở góc độ phụ huynh, băn khoăn này cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, các em được đăng ký nhiều nguyện vọng nên nếu điểm cao, không trúng tuyển ngành này các em có thể trúng tuyển ngành khác.

Tôi cho rằng đó là chuyện bình thường trong cuộc sống và chúng ta phải học cách chấp nhận mình giỏi nhưng xung quanh còn có nhiều người giỏi hơn.

Bài toán khó về xét tuyển sớm

– Theo ông, từ năm 2025 trở đi, các em có nhất thiết là phải đợi đến Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông để xét tuyển không hay nên tham gia thi riêng hoặc xét tuyển sớm?

Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đức Sơn: Trong bối cảnh năm tới, lời khuyên chúng tôi là thí sinh nên hết sức chú ý những điều chỉnh về mặt chính sách của các nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong hội nghị về tổng kết giáo dục đại học vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra một số định hướng cho kỳ tuyển sinh sang năm. Ví dụ, việc xét tuyển sớm sẽ có định hướng, có sự thay đổi nhất định. Các trường đại học, trong đó có Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ có điều chỉnh những thách thức cũng như quy trình tuyển sinh trong năm tới. Vì vậy, tôi chưa có thể nói chắc được rằng năm tới sẽ có những phương thức nào.

Tuy vậy, nguyên tắc số một là chúng ta sẽ giữ ổn định, và như vậy thì việc xét tuyển theo điểm thi Tốt nghiệp trung học phổ thông là điều chắc chắn. Đến thời điểm này, các trường đại học vẫn lấy tỷ lệ tương đối lớn từ phương thức này.

Do vậy, tôi nghĩ lời khuyên cho các học sinh lớp 12 là theo dõi rất sát xu hướng tuyển sinh của các trường.

Thí sinh kiểm tra thông tin tại điểm thi ở tỉnh Bến Tre. (Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN)

Theo các chuyên gia, điểm chuẩn tăng do điểm thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông cao hơn, số lượng thí sinh tăng trong khi chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển theo điểm kỳ thi này lại giảm.

– Liên quan đến việc xét tuyển sớm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay sẽ có thể có những quy định để điều chỉnh về vấn đề này do việc trúng tuyển sớm làm học sinh lơ là trong giai đoạn cuối năm học. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đức Sơn: Vấn đề xét nghiệm sớm có nhiều khía cạnh. Khía cạnh số 1 liên quan đến tự chủ của trường đại học, rõ ràng các trường đại học có tự chủ nhất định trong quá trình tuyển sinh và việc đó tôi nghĩ cần tôn trọng mức độ nhất định.

Tuy vậy, qua thực tế thời gian qua, có ý kiến và đặc biệt là ý kiến từ các trường phổ thông rằng xét duyệt sớm, ví dụ chỉ xét điểm 5 kỳ học bạ, dẫn đến việc học sinh không tập trung sâu vào việc học để hoàn thành chương trình phổ thông. Đây là vấn đề mà chúng ta đang phải tìm cách để ta xử lý.

Theo tôi, phải có cách thức xử lý hài hòa, các trường đại học vẫn có cơ hội để sử dụng các phương thức xét tuyển khác nhau để đảm bảo đầu vào cho mình nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo được việc tuyển sinh đại học không được đi ngược lại với giáo dục phổ thông.

Nguyên tắc rất căn bản là các yêu cầu đầu vào của giáo dục đại học chính là các yêu cầu hướng tới nâng cao chất lượng phổ thông. Và vì vậy, nếu đầu vào của đại học không góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông thì không được. Và đó là bài toán.

Tất nhiên, đây là bài toán hết sức khó, liên quan đến nhiều bên. Bởi vậy, tôi cho rằng các chuyên gia phải ngồi tính cách thức để tháo gỡ bài toán này./.



Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/diem-chuan-cao-cham-noc-hieu-truong-truong-dh-su-pham-ha-noi-noi-gi-post971358.vnp

Cùng chủ đề

Hụt hẫng vì trường đại học yêu thích bỏ hình thức xét học bạ

Từ 2025, nhiều trường đại học giảm chỉ tiêu tuyển sinh, bỏ hình thức xét học bạ khiến nhiều thí sinh hụt hẫng. Từ khi vào lớp 10, Nguyễn Khôi Nguyên (SN 2007, Trà Vinh) đã xác định vào đại học bằng hình thức xét học bạ. Được nhiều học sinh khoá trên tư vấn hình thức này dễ trúng tuyển đại học hơn, Nguyên đã lên kế hoạch học tập bài bản để sở hữu học bạ đẹp với...

Bố mẹ dốc tiền cho con học IELTS

Chi hơn 100 triệu đồng cho con luyện IELTS theo lộ trình từ lớp 6 tới lớp 11 để đạt 6.5, chị Thành thấy mãn nguyện khi con trai vào được đại học nhờ xét tuyển chứng chỉ này. Con trai chị Nguyễn Thị Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) đang là sinh viên năm nhất Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.  “Con thi không đủ 37 điểm để vào khoa mong muốn (điểm ngoại ngữ nhân đôi), học bạ không đẹp,...

Nhiều trường đại học dự kiến bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025

Nhiều trường đại học dự kiến sẽ bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025. Trong khi, hàng loạt trường đã không sử dụng phương thức này từ nhiều năm trước.

Loạt đại học dự kiến bỏ xét tuyển học bạ năm 2025

Nhiều trường đại học dự kiến sẽ bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025. Trong khi, hàng loạt trường đã không sử dụng phương thức này từ nhiều năm trước. Mới đây, ông Nguyễn Ngọc Trung, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho biết những năm trước, điểm học bạ được sử dụng để xét tuyển độc lập vào trường (10% chỉ tiêu) hoặc kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực (30-40% chỉ tiêu). Tuy...

Ra đề thi tốt nghiệp không đồng đều dẫn tới lạm phát điểm

Đại diện Bộ GD-ĐT nhận định việc ra đề tốt nghiệp giữa các năm và giữa các môn học không đồng đều nên có tình trạng lạm phát điểm cao. Năm 2025, trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ và thi riêng phải sau 31/5, Thí sinh dự thi khoa học xã hội gần gấp đôi khoa học tự nhiên Sáng 31/10, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024. Ông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Google vượt trội trong "cuộc chiến đám mây"

Trong quý 3 vừa qua, doanh thu từ dịch vụ đám mây của Google, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và đăng ký phần mềm, đã tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, đạt 11,35 tỷ USD. Trong tuần này, Google đã vượt qua các đối thủ về tăng trưởng; đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy công ty công nghệ này đang dần khẳng định vị thế trong...

‘Quan hệ hợp tác Việt Nam-Qatar sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, toàn diện’

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tin tưởng với chuyến thăm Qatar thành công của Thủ tướng Phạm Minh Chính, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Qatar sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao vai trò và vị thế của Qatar tại khu vực, không chỉ với những đóng góp về kinh tế mà còn...

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Khát vọng phồn vinh, hạnh phúc

Đến với Ngày hội, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, thể thao giàu bản sắc, chiêm ngưỡng nét đẹp của những bộ trang phục truyền thống, thưởng thức các làn điệu dân ca...Hà Nội: Hào hùng, sôi động chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm: Vinh danh 2 bảo vật quốc gia mới ở Ninh ThuậnNgày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt...

Trung Quốc mở rộng chương trình miễn thị thực 15 ngày cho du khách quốc tế

Công dân từ 9 quốc gia gồm Hàn Quốc, Slovakia, Na Uy, Đan Mạch, Iceland, Andorra, Monaco, Litva và Phần Lan được nhập cảnh Trung Quốc mà không cần xin thị thực trong thời gian tối đa 15 ngày.Quốc gia Arab đầu tiên vào danh sách được miễn thị thực của Mỹ Belarus thông báo chế độ miễn thị thực 90 ngày với 35 nước châu ÂuTrung Quốc tăng số cửa khẩu áp dụng miễn thị thực cho người...

Hàn Quốc: AI đang dần thay thế những nhiệm vụ đòi hỏi kỹ năng cao, khác biệt

AI hiện chỉ thay thế dưới 10% nhiệm vụ trong công việc tại Hàn Quốc, chủ yếu là những công việc lặp lại, nhưng AI cũng đang dần thay thế cả những nhiệm vụ đòi hỏi kỹ năng cao, khác biệt. Trí tuệ Nhân tạo (AI) đã phát triển nhanh chóng trong 10 năm qua và đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và việc sử dụng ứng dụng...

Bài đọc nhiều

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Chân dung ứng viên duy nhất được đề nghị xét chức danh giáo sư ngành Luật học năm 2024

Ứng viên giáo sư duy nhất ngành Luật học năm 2024Trong danh sách công khai 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Luật...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Cùng chuyên mục

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Hơn 2.000 vị trí việc làm dành cho sinh viên, người lao động

Ngày 3/11, trường Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) tổ chức ngày hội Thực tập và việc làm TPHCM - UEH Career Fair. Đây là hoạt động ý nghĩa được tổ chức thường niên hàng năm. Không chỉ tổ chức...

Tiết lộ Top 2 ngành được đánh giá có lương cao nhất hiện nay và 4 điều sinh viên cần chuẩn bị

Mức lương phụ thuộc vào vị trí và khả năng của người lao động, tuy nhiên, nhà tuyển dụng đã chỉ ra lĩnh vực có thu nhập cao và những tiêu chí để ứng viên chuẩn bị ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. ...

Mở rộng quy mô tuyển sinh

Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT bước vào năm đầu tiên thực hiện theo phương án mới, vì vậy các kỳ thi riêng cũng đã được các trường đại học lên phương án đổi mới phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. ...

Mới nhất

Mới nhất