Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếDịch sốt xuất huyết dự báo còn tiếp tục tăng

Dịch sốt xuất huyết dự báo còn tiếp tục tăng


Trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội tăng so với tuần trước đó. CDC Hà Nội dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Chiều 22/7, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 12 đến 19/7), trên địa bàn thành phố ghi nhận 118 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 trường hợp so với tuần trước đó).





Trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội đều gia tăng so với tuần trước đó.

Bệnh nhân phân bố tại 21 quận, huyện. Trong đó, huyện Đan Phượng ghi nhận nhiều bệnh nhân nhất với 50 ca, tiếp đến là quận Hà Đông và huyện Phúc Thọ – mỗi nơi có 10 ca; huyện Quốc Oai có 6 ca; các quận, huyện Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thạch Thất – mỗi nơi có 5 ca.

Ngoài ra, tuần qua có thêm 9 ổ dịch số xuất huyết tại 5 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Hà Đông, Đan Phượng, Quốc Oai và Phúc Thọ.

Như vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.283 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 39 ổ dịch. Hiện còn 20 ổ dịch đang hoạt động.

CDC Hà Nội dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Ngoài ra, sẽ tiếp tục xuất hiện rải rác các ca ho gà, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Trước tình hình trên, Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tổ chức đợt cao điểm ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và truyền thông về phòng, chống sốt xuất huyết theo chỉ đạo của UBND thành phố.

Đồng thời, tiếp tục tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh tại các khu vực có nhiều ca bệnh, ổ dịch phức tạp, khu vực nguy cơ cao. Qua đó, nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh, triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.

Về sốt xuất huyết, các bác sỹ khuyến cáo một số sai lầm khiến sốt xuất huyết trở nặng, như chủ quan không đi khám bệnh, tự ý dùng kháng sinh điều trị, nghĩ hết sốt là khỏi bệnh.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, chủ yếu chữa triệu chứng và theo dõi dấu hiệu cảnh báo. Bệnh nhân cần nhập viện khi có một trong các dấu hiệu như xuất huyết niêm mạc, chảy máu răng, mũi, tiêu hóa; đau bụng vùng gan; nôn nhiều; xét nghiệm tiểu cầu giảm nhanh và máu cô đặc; nước tiểu ít.

Với sốt xuất huyết, có những sai lầm khi điều trị khiến bệnh trở nặng mà người dân cần hết sức tránh. Theo đó, triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết dễ nhầm với sốt virus thông thường, khiến người bệnh chủ quan và bệnh dễ trở nặng, gây nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Người bệnh thường chủ quan không đi khám mà tự điều trị.

Mức độ nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định theo dõi tại nhà nhưng vẫn cần đi khám để được chẩn đoán, điều trị và theo dõi sát sao.

Mức độ nặng, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

Hầu hết người bệnh đều lầm tưởng hết sốt là khỏi bệnh vì hạ sốt nên cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trên thực tế sau giai đoạn sốt cao mới chính là giai đoạn nguy hiểm nhất.

Lúc này, người bệnh cần được bác sĩ theo dõi sát sao và nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động nặng, đi lại nhiều bởi sau 2-7 ngày, lúc này tiểu cầu có thể giảm nặng và thoát huyết tương, người bệnh có thể gặp các triệu chứng xuất huyết dưới da, chảy máu cam,…

Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, sốc dengue, thậm chí tử vong.

Người bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao liên tục, vì vậy muốn hạ sốt nhanh nên uống thuốc hạ sốt không tuân thủ đúng liều lượng được hướng dẫn.

Thậm chí, có rất nhiều trường hợp dùng sai thuốc hạ sốt như sử dụng aspirin và ibuprofen thay thế cho paracetamol dẫn đến tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiều người cho rằng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chỉ ở ao tù nước đọng công cộng, cống rãnh…

Tuy nhiên, muỗi vằn cư trú ở những nơi nước trong để lâu ngày như bể nước cá cảnh, bình cắm lọ hoa lưu nước, hòn non bộ, nước mưa đọng tại những mảnh bát vỡ trong vườn nhà, xóm ngõ hoặc sân thượng, công trình xây dựng… Vì vậy, cần loại bỏ những vật chứa nước tồn đọng là nơi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển.

Để không bị muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, nhiều người cho rằng phun thuốc diệt muỗi vào giờ nào cũng được. Tuy nhiên, việc diệt muỗi đầu tiên là vệ sinh nhà cửa, lật úp hết nơi muỗi trú ẩn, để diệt bọ gậy, sau đó mới tiến hành phun thuốc diệt muỗi trưởng thành.

Ðể diệt muỗi này có hiệu quả nên phun thuốc vào buổi sáng. Vì loài muỗi sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất vào những giờ đầu buổi sáng và thời gian trước lúc mặt trời lặn. Điều cần lưu ý, các loại thuốc phun diệt côn trùng có thời gian hiệu lực tốt trong 6 tháng kể từ khi phun.

Nhiều người cho rằng, vừa mắc sốt xuất huyết xong sẽ không mắc lại bệnh. Đây là quan niệm chưa hẳn đúng. Vì sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Cả 4 chủng virus này đều có khả năng gây bệnh.

Vì vậy, nếu người từng mắc sốt xuất huyết, trong thời gian mắc bệnh cơ thể có thể tạo ra kháng thể. Tuy nhiên, miễn dịch được tạo thành chỉ đặc hiệu đối với từng chủng riêng lẻ. Người bệnh có thể sẽ không nhiễm lại chủng virus cũ nhưng vẫn có thể nhiễm chủng mới nên có thể tái mắc sốt xuất huyết.

Nhiều người cho rằng khi sốt xuất huyết chỉ uống bù điện giải không nên uống nước dừa vì không có tác dụng bù nước và khó nhận biết biến chứng.

Điều này là hoàn toàn sai lầm, trong sốt xuất huyết, việc sốt cao mấy ngày liên tục sẽ khiến bệnh nhân bị mất nước, mất dịch. Việc bù dịch đơn giản nhất là cho bệnh nhân uống Oresol.

Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân khó uống Oresol. Việc này có thể thay thế bằng uống nước dừa, nước cam, nước bưởi, nước chanh để bù lại lượng dịch đã mất. Hơn nữa, các loại quả trên chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và tăng sự vững bền của thành mạch.

Nhiều bố mẹ có những xử trí không đúng khi con bị sốt xuất huyết. Khi thấy bé có nốt xuất huyết bầm tím thì cho rằng phải cắt lễ để lấy bớt máu độc sẽ nhanh khỏi.

Việc này có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu không cầm. Đây là đường vào cho vi trùng xâm nhập, có thể gây rối loạn đông máu nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.





Nguồn: https://baodautu.vn/dich-sot-xuat-huyet-du-bao-con-tiep-tuc-tang-d220569.html

Cùng chủ đề

Thêm ca tử vong do sốt xuất huyết

Sở Y tế Hải Phòng vừa thông tin về trường hợp ca bệnh từ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chuyển về địa phương và tử vong với chẩn đoán sốc Dengue- viêm phổi nặng, bội nhiễm kèm theo, suy đa tạng. Theo thông tin từ Sở Y tế Hải Phòng, vào khoảng 16 giờ ngày 8/8/2024, Trung tâm y tế quận Lê Chân nhận...

Pháp ghi nhận gần 1.000 ca sốt xuất huyết nhập cảnh trong vòng 3 tháng

Theo SPF, chỉ tính riêng từ ngày 1/5-6/8, cơ quan này đã ghi nhận gần 1.000 ca sốt xuất huyết nhập cảnh vào Pháp (không tính đến các vùng lãnh thổ hải ngoại).

Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp với nhiều ca bệnh rất nặng

Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp với nhiều ca bệnh rất nặngTháng 7 vừa qua, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận những ca sốt xuất huyết Dengue nặng, diễn biến phức tạp với nhiều dấu hiệu cảnh báo và biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Theo PGS-TS.Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm...

TPHCM: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng, bệnh tay chân miệng giảm nhẹ

Trong tuần qua, TPHCM ghi nhận 167 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 31% so với trung bình 4 tuần trước đó. Bệnh do virus Dengue gây ra qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Ngày 23-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết, tuần qua, TPHCM ghi nhận 404 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (giảm 2% so với trung bình 4 tuần trước). Tổng số ca tay chân...

Tỷ lệ tiêm chủng nhiều vắc-xin còn thấp

Tin mới y tế ngày 17/7: Tỷ lệ tiêm chủng nhiều vắc-xin còn thấpTheo Bộ Y tế, trong 5 tháng đầu năm, tỷ lệ tiêm vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ. Bao phủ vắc-xin đang thấp Chỉ vắc-xin phòng lao, vắc-xin sởi và vắc-xin DPT có thành phần bạch hầu đạt tiến độ theo kế hoạch, với tỷ lệ 40%....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP.HCM triển khai giải pháp kiểm soát dịch bệnh sởi

Khẩn trương tiêm bù, tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ em từ 1-5 tuổi và nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân mắc sởi giúp hạn chế lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.   Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ đầu năm 2024 đến nay, tổng số ca sốt phát ban nghi...

Quốc lộ 14B “khuyết” vỉa hè, Đà Nẵng xử lý thế nào?

Do lịch sử để lại nên tuyến đường Quốc lộ 14B, TP. Đà Nẵng không có vỉa hè. Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng phối hợp với UBND huyện Hòa Vang và các đơn vị tổ chức cuộc họp giải quyết vấn đề này. Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng vừa thông tin về thực trạng Dự án Cải...

Phân khúc đất nông nghiệp vẫn im hơi lặng tiếng

Luật Đất đai 2024 cho phép cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư có tiềm lực, song “miếng bánh” này không dễ ăn. Nếu như trước đây, đất lúa chỉ cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp mới được nhận chuyển quyền sử dụng, thì với quy định mới...

Sửa thuế để hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và doanh nghiệp

Sáng 14/8, Báo Đầu tư tổ chức Hội thảo “Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp” với sự góp mặt của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp Tham gia hội thảo có ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Uỷ ban tài chính - Ngân sách Quốc hội,...

Cựu Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Kha muốn bán sạch cổ phiếu NTL

Là cổ đông sáng lập và từng có gần 20 năm đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Văn Kha mới đây thông báo sẽ thoái sạch cổ phần tại Lideco, tương đương bán nốt hơn 3,33 triệu cổ phiếu NTL. Phối cảnh dự án Lideco Bãi Muối.  Ông Nguyễn Văn Kha vừa đăng ký thoái toàn bộ hơn 3,33 triệu cổ phiếu...

Bài đọc nhiều

Bệnh nhi phía Nam nhập viện dồn dập vì mắc bệnh sởi

Đa phần bệnh nhi đều có bệnh lý nền nặng đi kèm Sau hơn 4 ngày cùng con chiến đấu với bệnh sởi, sáng 12.8, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung, mẹ của bệnh nhi 5 tháng tuổi từ tỉnh Long An, phải chuyển con sang khoa Thận, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM để điều trị.Chị Nhung chia sẻ, trước đó, con chị được phát hiện mắc bệnh thận nên cần điều trị tại khoa Thận của bệnh...

Nỗ lực tăng tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh

Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do nhiều loại bệnh nguy hiểm gây ra. Tiêm vắc-xin chủ động tạo miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Các chuyên gia khẳng định, tiêm chủng đầy đủ là cách phòng chống bệnh truyền nhiễm an toàn,...

6 loại thực phẩm giúp đường ruột khỏe mạnh

1. Dưa cải bắpTrong quá trình lên men, các vi sinh vật ăn đường có trong bắp cải và tạo ra carbon dioxide và axit. Các vi khuẩn có lợi được tạo ra trong quá trình lên men hỗ trợ tiêu hóa và bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bạn.2. Tương misoMiso là một loại bột nhão lên men làm từ đậu nành, lúa mạch hoặc gạo. Tương tự như các loại thực phẩm...

TP.HCM rà soát hơn 600 trăm loại thuốc có giá cao

Chiều 13-8, theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội TP.HCM, cơ quan này vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế về việc rà soát thuốc cùng hoạt chất, hàm lượng và có giá cao. Thực hiện công tác rà soát thuốc thanh toán bảo hiểm y tế trên địa bàn, Bảo hiểm xã hội...

Cùng chuyên mục

TP.HCM triển khai giải pháp kiểm soát dịch bệnh sởi

Khẩn trương tiêm bù, tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ em từ 1-5 tuổi và nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân mắc sởi giúp hạn chế lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.   Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ đầu năm 2024 đến nay, tổng số ca sốt phát ban nghi...

Trung tâm y tế Trường Sa cấp cứu ngư dân bị viêm dạ dày ruột

Ngày 14-8, Trung tâm Y tế Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) cho biết vừa tiếp nhận và điều trị cho một ngư dân tỉnh Bình Định bị viêm dạ dày ruột, tăng huyết áp.Trước đó, khoảng 8h sáng cùng ngày, khi đang khai thác thủy sản trên vùng biển cách đảo Trường Sa khoảng 12 hải lý, ông Võ...

Trung tâm Y tế Trường Sa tiếp nhận và điều trị bệnh cho ngư dân

Trước đó, khoảng 8 giờ sáng ngày 13/8, trong quá trình khai thác hải sản trên vùng biển cách đảo Trường Sa khoảng 12 hải lý, ngư dân Võ Văn Hiệp, 54 tuổi, trú tại phường Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định bị đau vùng thượng vị sau đó đau tăng dần. Tàu BĐ 98573TS đưa bệnh nhân Võ Văn Hiệp vào Trung tâm Y tế Trường Sa cấp cứu. Theo chẩn đoán, bệnh...

Hai bệnh nhân cuối cùng mắc bệnh bạch hầu ở Mường Lát xuất viện

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 14-8, bà Hà Thị Phúc - giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát - cho biết sau nhiều ngày điều trị bệnh bạch hầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, hai bệnh nhân (một cụ già 74 tuổi và một cháu 10 tuổi), đều trú tại khu phố Đoàn Kết, thị...

Đưa thêm các loại thuốc điều trị ung thư vào danh mục BHYT

Theo Bộ Y tế, với mục tiêu hướng tới thực hiện BHYT toàn dân, Bộ Y tế luôn chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện chính sách BHYT, đặc biệt là gói quyền lợi về thuốc để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh.Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các quốc gia có danh mục thuốc BHYT tương đối đầy đủ và toàn diện, phù...

Mới nhất

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên xác nhận tham gia buổi tranh luận ngày 10/9

Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump và đối thủ đến từ đảng Dân chủ Kamala Harris sẽ tham gia cuộc tranh luận vào ngày 10/9 trên kênh truyền hình ABC News. Đây sẽ là lần đối đầu trực tiếp đầu tiên trong chiến dịch được phản ánh là rất sít sao từ những cuộc...

Báo Quảng Ngãi bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Bà Lý Thị Thấp là hộ nghèo của địa phương. Bà có 6 người con, nhưng kinh tế gia đình của các con hầu hết đều khó khăn nên không...

Giao đất đợt 1 thực hiện dự án Khu dân cư Đồng Xuân

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hoá giao 115.735,37 m2 đất đợt 1 cho Công ty Cổ phần Thương mại du lịch và xây dựng Long Châu (số doanh nghiệp: 2802436362...

TP.HCM triển khai giải pháp kiểm soát dịch bệnh sởi

Khẩn trương tiêm bù, tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ em từ 1-5 tuổi và nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân mắc sởi giúp hạn chế lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.   Theo báo cáo của Trung tâm...

Mới nhất