Trang chủChính trịNgoại giaoĐịa phương nào có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ...

Địa phương nào có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ USD? giá gạo Việt “tăng nóng”


Việt Nam dẫn đầu về cung tôm cho Nhật Bản; xuất khẩu gạo tăng “nóng” 68% … là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu ngày 7-11/8.

Xuất khẩu ngày 7-11/7: Địa phương nào có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ USD? giá gạo Việt 'tăng nóng'
Nhật Bản cũng được nhiều doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh xuất khẩu trong năm nay nhờ nhu cầu được đánh giá là ổn định, tỷ suất lợi nhuận ở Nhật Bản tốt hơn do có tỷ lệ hàng tinh chế, phối chế cao. (Nguồn: Báo Vĩnh Long)

Việt Nam dẫn đầu về cung tôm cho Nhật Bản

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, tính tới 15/7/2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt 256 triệu USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2022.

Thị trường Nhật Bản mua 236 triệu USD tôm từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay, giảm 29% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 6/2023 giảm 35% – mức giảm sâu nhất kể từ tháng 3 năm nay.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản những tháng đầu năm nay còn gặp khó khăn do đồng Yên sụt giá mạnh. Đến đầu tháng 7/2023, đồng Yên đã giảm trên 145 Yên cho mỗi USD, khiến việc tiêu thụ tôm vào thị trường này gặp khó khăn vì giá bán phải giảm theo đà giảm của đồng Yên.

Trong 3 nhóm sản phẩm tôm chính xuất khẩu sang Nhật Bản, tôm chân trắng chiếm 63,5%, tôm sú chiếm 17,9%, còn lại là tôm loại khác với 18,6%. Khác với những thị trường khác, tỷ trọng xuất khẩu tôm loại khác của Nhật Bản cao hơn tôm sú. Giá trị xuất khẩu tôm chân trắng sang Nhật Bản trong nửa đầu năm 2023 đạt 150 triệu USD, giảm 26%, giá trị xuất khẩu tôm sú giảm 45%, đạt 42 triệu USD. Đáng chú ý, xuất khẩu tôm loại khác sang Nhật Bản đạt 44 triệu USD, giảm 15%.

6 tháng đầu năm 2023, giá trung bình xuất khẩu tôm chân trắng đông lạnh của Việt Nam sang Nhật Bản dao động từ 6,5 – 10,3 USD/kg. Giá trung bình tôm sú đông lạnh xuất khẩu sang Nhật Bản dao động từ 14,1 – 17,7 USD/kg. Giá trung bình xuất khẩu tôm chân trắng và tôm sú đông lạnh sang Nhật Bản trong quý 2 năm nay có xu hướng giảm nhẹ so với quý 1 năm nay.

Nhật Bản cũng được nhiều doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh xuất khẩu trong năm nay nhờ nhu cầu được đánh giá là ổn định, tỷ suất lợi nhuận ở Nhật Bản tốt hơn do có tỷ lệ hàng tinh chế, phối chế cao. Trong bối cảnh tôm nguyên liệu trong nước giảm do dịch bệnh trên tôm, các sản phẩm tôm Việt Nam chế biến xuất khẩu sang Nhật Bản giữ được ưu thế hơn so với các thị trường khác.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất sang Nhật Bản như Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, Công ty CP Hải Việt, Công ty CP Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú, Công ty CP Thủy sản Minh Phú Hậu Giang

Trên thị trường Nhật Bản, tôm Việt cũng phải cạnh tranh với tôm Ấn Độ và Ecuador. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 5 tháng đầu năm nay, trong khi tổng nhập khẩu tôm chung vào Nhật Bản giảm 11%, nhập khẩu từ nguồn cung lớn nhất Việt Nam cũng ghi nhận giảm thì Nhật Bản vẫn tăng mạnh nhập khẩu từ Ấn Độ và Ecuador, lần lượt là 43% và 20%. Số liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ cho thấy, 5 tháng đầu năm nay, Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu tôm sú từ Ấn Độ.

Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho Nhật Bản, chiếm thị phần 23,7%. Thái Lan đứng thứ 2 với thị phần 17,7%. Tiếp đó, Ấn Độ đứng thứ 4 với 14,5% và Ecuador xếp thứ 10 với 2,1%.

Xuất khẩu gạo tăng “nóng” 68%

Theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, nửa cuối tháng 7 (16-31/7), cả nước xuất khẩu 411.462 tấn gạo, kim ngạch đạt 227,2 triệu USD. So với nửa đầu tháng này, lượng gạo xuất khẩu tăng tới 65% và kim ngạch tăng gần 68%.

Trong tháng 7, cả nước xuất khẩu 660.738 tấn gạo, kim ngạch 362,66 triệu USD, tăng 6,9% về lượng và tăng 6,4% về kim ngạch so với tháng trước.

Tính chung 7 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu gần 4,9 triệu tấn gạo, tổng kim ngạch đạt 2,62 tỷ USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 31,4% về kim ngạch so với cùng kỳ 2022.

Về giá, dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của nước ta ngày 10/8 đạt mốc mới 638 USD/tấn, gạo 25% cũng vọt lên 618 USD/tấn, đồng loạt tăng 20 USD/tấn so với phiên hôm trước (9/8). Còn so với thời điểm trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu, gạo 5% tấm và 25% tấm đã tăng thêm 105 USD/tấn, đưa giá mặt hàng này lên mức cao hiếm có trong lịch sử.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, những tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đang khởi sắc ở cả 3 tiêu chí: lượng, kim ngạch và trị giá bình quân.

Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Philippines, Trung Quốc, Indonesia… trong đó, Philippines nhiều năm giữ vị trí là thị trường lớn nhất, 7 tháng đầu năm xuất khẩu sang quốc gia Đông Nam Á này đạt gần 1,94 triệu tấn, kim ngạch gần 985 triệu USD.

Đáng chú ý, cơ cấu gạo tiếp tục được chuyển dịch sang các loại gạo chất lượng và giá trị cao. 7 tháng qua, chủng loại gạo trắng thường vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 55,5% tổng lượng xuất khẩu (tương đương khoảng 2,35 triệu tấn); tiếp đến chủng loại gạo thơm các loại chiếm khoảng 24,2% tổng lượng xuất khẩu (khoảng 1 triệu tấn); chủng loại gạo nếp đứng thứ 3, chiếm khoảng 8,5% tổng lượng xuất khẩu (lượng đạt khoảng 358,5 nghìn tấn); gạo tấm chiếm 7,6% tổng lượng xuất khẩu (lượng đạt khoảng 324.000 tấn); còn lại là các loại gạo khác.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định, thời gian qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng mạnh và các thương nhân xuất khẩu gạo đã đạt mục tiêu đề ra khi tiêu thụ lúa gạo cho người dân với giá cả tốt và bình ổn được thị trường trong nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Hiện chất lượng gạo của Việt Nam đáp ứng được tất cả các thị trường thế giới, đây là một tín hiệu đáng mừng.

Thời điểm này, gạo Việt đang có lợi thế xuất khẩu để tăng được cả sản lượng lẫn giá xuất khẩu do hiệu ứng nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu lớn bị hạn chế, nhưng lợi thế này sẽ không kéo dài. Trong khi nhiều ý kiến cho rằng, Ấn Độ – quốc gia xuất khẩu khoảng 22 triệu tấn/năm có thể sẽ thu hồi lệnh cấm xuất khẩu, giá gạo chắc chắn sẽ không thể duy trì ngưỡng cao.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần tận dụng thời cơ ngắn hạn để tăng xuất khẩu, chốt giá bán cao. Bên cạnh đó, cần tiếp tục kiên định thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng, gia tăng các loại gạo thơm, gạo đặc sản, tăng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng sản lượng, giảm tiêu hao vật tư đầu vào, giảm phát thải để hướng tới mục tiêu net Zero trong ngành nông nghiệp.

Dự báo, năm 2023, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt 8 triệu tấn, là con số kỷ lục từ trước đến nay.

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ USD

Số liệu về tình hình xuất nhập khẩu tháng 7 và 7 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan chỉ ra rằng, trong tháng 7/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 57,21 tỷ USD, tăng 2,5% so với tháng trước và giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 7 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 374,23 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 10,6%; nhập khẩu giảm 17,1%. Cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 15,23 tỷ USD.

Xuất khẩu ngày 7-11/7: Địa phương nào có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ USD? giá gạo Việt 'tăng nóng'
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương ghi nhận kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ USD. (Nguồn: Báo Văn hoá)

Theo đó, về xuất khẩu, báo cáo cho hay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2023 ước đạt 29,68 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,76 tỷ USD, giảm 1,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 21,92 tỷ USD, tăng 1,7%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2023 giảm 3,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 4,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 3,2%.

Tính chung 7 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 194,73 tỷ USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 51,5 tỷ USD, giảm 10,2%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 143,23 tỷ USD, giảm 10,8%, chiếm 73,6%.

Xét theo tỉnh, thành phố, báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết, tính riêng trong tháng 7/2023, 5 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước lần lượt là Thành phố Hồ Chí Minh (3,6 tỷ USD), Bắc Ninh (3,4 tỷ USD), Thái Nguyên (2,7 tỷ USD), Bình Dương (2,6 tỷ USD), và Đồng Nai (1,88 tỷ USD).

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Thành phố Hồ Chí Minh và Bắc Ninh là hai địa phương ghi nhận kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ USD. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của hai địa phương này tính đến tháng 7/2023 lần lượt đạt 23,6 tỷ USD và 20,6 tỷ USD, đứng thứ nhất và thứ hai cả nước. Theo sau là Bình Dương, với kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 17,34 tỷ USD.

Ngoài ra, một số địa phương khác cũng ghi nhận kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 10 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm có thể kể đến như: Thái Nguyên (15,6 tỷ USD), Hải Phòng (13,3 tỷ USD), Bắc Giang (12,5 tỷ USD) và Đồng Nai (12,3 tỷ USD)

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 7 tháng năm 2023, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 2,53 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 171,5 tỷ USD, chiếm 88,1%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 15,75 tỷ USD, chiếm 8,1%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 4,95 tỷ USD, chiếm 2,5%.

Về nhập khẩu, báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2023 ước đạt 27,53 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,73 tỷ USD, tăng 14,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 16,8 tỷ USD, giảm 1%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2023 giảm 9,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 0,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 15,4%.

Tính chung 7 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 179,5 tỷ USD, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 64,1 tỷ USD, giảm 16,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 115,4 tỷ USD, giảm 17,7%.

Trong đó, 5 địa phương có kim ngạch nhập khẩu cao nhất cả nước 7 tháng đầu năm lần lượt là Thành phố Hồ Chí Minh (31,1 tỷ USD), Hà Nội (20,2 tỷ USD), Bắc Ninh (17,5 tỷ USD), Bình Dương (12,2 tỷ USD) và Hải Phòng (11,4 tỷ USD).





Nguồn

Cùng chủ đề

Giá cà phê sáng ổn định, chiều lao dốc, ngày mai là ẩn số

Sáng 23-12, giá cà phê trong nước ổn định, nhưng đến đầu giờ chiều, bắt đầu phiên giao dịch thì thị trường tiếp đà lao dốc, giảm 500 đồng/kg mỗi phiên. Nhiều doanh nghiệp cho rằng giá cà phê tăng giảm vẫn là ẩn số, khó đoán. ...

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ là động lực chính cho tăng trưởng

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định như trên tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương chiều 23-12. Tạo không gian cho phát triểnNhìn nhận năm...

Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất

Năm 2024, việc triển khai áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước được đẩy mạnh đã góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng. Theo báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương tổ chức chiều ngày 23/12, năm 2024, trước bối cảnh nhiều hàng hóa nhập khẩu có...

Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục biến động

Trong bối cảnh cuối năm, thị trường lúa gạo dự kiến sẽ không có nhiều biến động lớn, do giao dịch mới vẫn khá hạn chế.Theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá một số loại lúa được thương lái thu mua như: IR 50404 từ 7.400 -7.600 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; lúa OM 5451 có giá từ 8.400 -8.500 đồng/kg, giảm 200 - 300 đồng/kg; Đài thơm 8 (tươi) từ...

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác phòng vệ thương mại đồng bộ, toàn diện, là tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển. Phòng vệ thương mại bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong các cam kết quốc tế Hội nhập quốc tế về kinh tế đã và đang là xu hướng tất yếu, phổ biến và phát triển ngày càng sâu rộng, thể...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Pháp Lam Huế - một loại hình nghệ thuật trang trí đặc sắc là một di sản có giá trị đặc biệt, không thua kém bất kỳ di sản nào mà triều Nguyễn để lại cho Cố đô Huế.

Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch “được bảo chứng bằng vàng”

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước tăng trong khi thế giới giảm nhẹ trước đồng USD ngày càng mạnh. Nhận định triển vọng thị trường 2025. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng có thể có thể định hình lại thương mại toàn cầu.

Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.

Mỹ “ra đòn” mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.

Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì “ảo tưởng” về Ukraine, Panama đáp trả...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Bài đọc nhiều

Ra mắt ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số Whistle

Vừa qua, Whistle - ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số phát triển bởi Click Network Technology Ltd (đăng ký kinh doanh tại Singapore) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của gần 500 khách mời.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó...

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Mỹ “ra đòn” mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.

Cùng chuyên mục

Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.

Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch “được bảo chứng bằng vàng”

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước tăng trong khi thế giới giảm nhẹ trước đồng USD ngày càng mạnh. Nhận định triển vọng thị trường 2025. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng có thể có thể định hình lại thương mại toàn cầu.

Mỹ “ra đòn” mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Khu vực đồng EUR (Eurozone) được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.

Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc

Theo khảo sát, giá heo hơi trên cả nước đang có giá dao động từ 63.000 - 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới sau Philippines và Trung Quốc.

Mới nhất

Xác minh vụ 2 nữ sinh bị đánh hội đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Trước đó, trên mạng xã hội phát tán 2 đoạn clip, quay lại cảnh 2 nữ sinh lần lượt đánh 2 nữ sinh khác tại khu vực vắng người trên địa bàn huyện Long Hồ. Trong đoạn clip thứ...

Vì sao trời lạnh hay xảy ra các ca nhồi máu cơ tim?

'Vì sao trời lạnh hay xảy ra các ca nhồi máu cơ tim? Cho tôi hỏi tôi bị rung nhĩ thì cần lưu...

Loại bỏ những rào cản phát triển

Kinhtedothi - Rà soát, loại bỏ ngay theo thẩm quyền những thủ tục hành chính (TTHC) đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và đời sống người dân, đây là một yêu cầu trong Công điện số 131/CĐ-TTg mới đây của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, cũng là yêu cầu đặt ra khi...

Truyền đi thông điệp về tình đoàn kết giữa lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước

(Bqp.vn) - Diễn ra từ ngày 17 - 21/12, Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ 2, năm 2024 đã chính thức khép lại với đêm Gala đầy ý nghĩa mang chủ đề “Đoàn kết là sức mạnh”. Chương trình đã thực sự trở thành cầu nối, truyền đi thông...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai

(MPI) - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.   ...

Mới nhất