Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐi từng hẻm, gõ cửa từng nhà giúp trẻ vào lớp 1

Đi từng hẻm, gõ cửa từng nhà giúp trẻ vào lớp 1


KỊP THỜI HỖ TRỢ CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ SÓT, THIẾU GIẤY TỜ…

Năm học 2023 – 2024 là năm đầu tiên toàn TP.HCM thực hiện tuyển sinh trực tuyến, có đơn vị thí điểm theo bản đồ GIS nhằm tiện lợi, minh bạch, tiết kiệm thời gian, hiệu quả hơn cho học sinh, phụ huynh. Song, để phối hợp, hỗ trợ nhịp nhàng cùng các phụ huynh trong quá trình đăng ký trực tuyến, đặc biệt là tránh bỏ sót các trường hợp trẻ tạm trú, người từ nơi khác đến cư trú tới tuổi vào lớp 1, công việc của những người phụ trách phổ cập giáo dục ở các phường, xã, khu phố rất quan trọng.

Đi từng hẻm, gõ cửa từng nhà giúp trẻ vào lớp 1 - Ảnh 1.

Ông Huỳnh Văn Dũng trao đổi với các cô giáo, học sinh Trường tiểu học Huỳnh Văn Chính (Q.Tân Phú) về tuyển sinh lớp 1

Tại Trường tiểu học Huỳnh Văn Chính (Q.Tân Phú, TP.HCM), các giáo viên đều không xa lạ với ông Huỳnh Văn Dũng, người phụ trách phổ cập giáo dục của UBND P.Hòa Thạnh, từ 3 năm nay. Khi phụ huynh có con sinh năm 2017 làm thủ tục nhập học lớp 1 cho con ở ngôi trường công lập này, ông Huỳnh Văn Dũng thi thoảng vẫn ghé qua trường, cập nhật thông tin phụ huynh đăng ký học cho con, hướng dẫn phụ huynh trong phường làm đơn xin đăng ký học bán trú cũng như mua đồng phục, sách giáo khoa đầu năm học mới.

Ông Huỳnh Văn Dũng cho biết, thông thường đầu năm mới, dựa trên cơ sở dữ liệu dân cư của công an phường cũng như phần mềm dữ liệu dân số đã có thể lên danh sách sơ bộ những trẻ 6 tuổi sẽ vào lớp 1 để gửi về phòng GD-ĐT quận, từ đó dự trù cơ sở trường lớp cho năm học mới. Tuy nhiên, đây chưa phải là danh sách “chốt”. Ông Dũng sẽ triển khai công việc tới các khu trưởng, tổ trưởng các tổ dân phố, mọi người sẽ đi từng con hẻm, gõ cửa từng nhà trọ, khu chung cư… thu thập danh sách cụ thể những trẻ đến tuổi vào lớp 1, hướng dẫn thủ tục đăng ký tuyển sinh trực tuyến.

Từ 2 danh sách này, ông Dũng và các tổ trưởng, khu trưởng cùng rà soát lại, trường hợp nào có trong danh sách mà đang không cư trú ở địa phương thì sẽ gọi điện từng người, xem cháu đi học lớp 1 tại đâu. Hoặc có cháu không có trong danh sách trên phần mềm dữ liệu dân cư, nhưng mới theo cha mẹ từ nơi khác đến thuê nhà trọ ở đây, tổ trưởng xác nhận cháu có ở trọ thì đều tạo điều kiện hết sức để cháu được đi học.

“Mỗi tổ dân phố, khu phố đều có nhóm Zalo để gửi thông tin, nhưng nhiều người lao động khó khăn không có phương tiện này. Hoặc nhiều cha mẹ mải đi làm, buôn bán, gửi con cho ông bà lớn tuổi nên quên luôn là trẻ đến tuổi đi học, mình vẫn cần đi tận chỗ, đến tận nơi, gõ cửa từng nhà để hỗ trợ cho dân. P.Hòa Thạnh đã cơ bản hoàn thành 2 đợt tuyển sinh, năm học này có gần 400 trẻ đang cư trú ở phường sẽ vào lớp 1”, ông Dũng chia sẻ.

Đi từng hẻm, gõ cửa từng nhà giúp trẻ vào lớp 1 - Ảnh 2.

Ông Huỳnh Ngọc Oanh thăm các trẻ em trong khu phố 15, P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân

Tại khu phố 15, P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân (TP.HCM), suốt thời gian qua, ông Huỳnh Ngọc Oanh, trưởng khu phố, cùng 10 tổ trưởng dân phố trong khu liên tục cập nhật, hỗ trợ từng trường hợp tạm trú, con em công nhân, con em người ở trọ… để các bé đủ giấy tờ, thủ tục vào lớp 1.

Ông Oanh cho biết, để việc tuyển sinh được thuận lợi, việc rà soát danh sách học sinh đến tuổi đến trường được tổ trưởng, khu phố cùng chuẩn bị từ tháng 11.2022, sau đó cập nhật theo từng giai đoạn, đến nay vẫn tiếp tục bổ sung những trường hợp bị sót, làm sao để trẻ được hỗ trợ tốt nhất để đi học. Trẻ chưa có mã số định danh, chưa học mẫu giáo, địa chỉ thường trú một nơi, còn đi học thì lại nơi khác… đều được khu phố nắm, hướng dẫn các thủ tục để đăng ký tuyển sinh.

ĐỂ ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG CỦA TRẺ RỘNG MỞ HƠN

Không chỉ hỗ trợ công tác tuyển sinh đầu cấp, những người phụ trách công việc phổ cập giáo dục ở các địa phương của TP.HCM cũng tâm huyết trong việc vận động trẻ đến trường, ngăn bỏ học, tìm các nguồn lực hỗ trợ cho các em tiếp tục theo con chữ.

Khu phố 15, P.Bình Trị Đông (Q.Bình Tân) mới được nhận giấy khen của thành phố về việc làm tốt công tác khuyến học trong 5 năm qua. Những năm qua, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại đây, không phân biệt tạm trú hay thường trú, được khu phố vận động các nhà hảo tâm tặng góc học tập với bàn ghế, giá sách, tập vở, đồng phục, học bổng tiền mặt trước năm học mới.

Tại P.Hòa Thạnh (Q.Tân Phú), ông Huỳnh Văn Dũng tâm sự “thấy trẻ nào nghỉ học giữa chừng là rất day dứt”. Ông còn nhớ cách đây mấy năm trong con hẻm trên đường Đoàn Hồng Phước có một cháu rất thương tâm. Bố mất, mẹ bán hột vịt lộn, cháu bị khuyết tật. Khi cháu nghỉ học hơn một tháng, nhà trường liên hệ UBND P.Hòa Thạnh, ông Dũng tới tận phòng trọ động viên cháu đừng dở dang việc học.

Người đàn ông làm công tác phổ cập giáo dục ở P.Hòa Thạnh cho hay niềm hạnh phúc của ông là đi đến từng con hẻm, từng dãy nhà trọ đều được người dân nhận ra. “Có những bà con từ miền Tây lên làm thuê, ở trọ, không biết bắt đầu từ đâu để con họ được đi học, tôi giúp đỡ tận tình, cháu được vào học Trường tiểu học Huỳnh Văn Chính khang trang ngay trong phường mình, phụ huynh cứ gặp là cảm ơn không ngớt. Tôi vui vì công việc mình làm rất ý nghĩa, bởi giúp được một trẻ đi học là có thể thay đổi nhiều cuộc đời”, ông Dũng bộc bạch.

Đi từng hẻm, gõ cửa từng nhà giúp trẻ vào lớp 1 - Ảnh 3.

Phụ huynh nộp hồ sơ vào lớp 1 cho con tại Trường tiểu học Nguyễn Trung Ngạn, Q.8

RƠI NƯỚC MẮT KHI GẶP HỌC SINH NGHỈ HỌC Ở UBND P.8, Q.8

(TP.HCM), ông Cao Hoàng Quốc Việt nhiều năm qua phụ trách phổ cập giáo dục tại phường, vừa hỗ trợ công tác tuyển sinh lớp 1, vừa vận động trẻ không bỏ học giữa chừng. Những kỷ niệm đáng nhớ và xúc động nhất với ông Việt chính là khoảng thời gian năm 2021, khi TP.HCM vừa đi qua mùa dịch khốc liệt, nhiều trẻ em đã trở thành mồ côi. Tại hẻm 232 đường Hưng Phú, có bé gái mồ côi mẹ vì Covid-19, ba bỏ đi, chỉ còn ông bà, bé gái nghỉ học khi mới lớp 1. Ông Việt cùng thầy cô giáo đến nhà, vận động bé quay trở lại trường, bố trí thầy cô hỗ trợ kèm cặp để bé nắm vững kiến thức.

Cũng trong mùa dịch, phường này có 3 anh em hoàn cảnh vô cùng chật vật: mẹ đi tù, ba và ông nội lần lượt mất do Covid-19, chỉ còn bà nội gồng gánh nên các cháu khó khăn, không đi học. Ông Việt và thầy cô đến tận nhà động viên các bé quay trở lại trường; tất cả các chính sách cho trẻ mồ côi do dịch Covid-19, các học bổng đều được ưu tiên, đến nay bé lớn nhất đã học lớp 10, bé út đang học lớp 5.

“Thương tâm nhất là ngày tôi đến nhà một em học sinh được nhà trường báo là đã lâu không đi học, trước đó thường xuyên nghỉ. Nào ngờ, đến nơi thấy em nằm một chỗ, mẹ em khóc ngất nói em chỉ sống được 30 ngày nữa thôi vì bị u não. Chưa bao giờ tôi đi vận động mà lại khóc cùng học trò như thế…”, ông Việt xúc động kể.

Công tác điều tra, rà soát trẻ ra lớp từ khu phố, phường rất quan trọng

Sáng 7.8, ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Bình Tân, cho biết việc tuyển sinh lớp 1 trên địa bàn quận đã gần hoàn tất 100%. Hệ thống tuyển sinh trực tuyến cho thấy có 11.300 hồ sơ đăng ký trẻ vào lớp 1, tới nay đã có hơn 10.650 phụ huynh xác nhận nhập học và nộp hồ sơ giấy tại các trường tiểu học cho con, chuẩn bị sẵn sàng vào năm học mới. Ông Tuyên cho hay trong số các hồ sơ còn lại (khoảng 650 hồ sơ), có thể có một số lý do như thí sinh “ảo”, do trong quá trình nhập liệu lên hệ thống tuyển sinh bị nhầm lẫn chỉ 1 ký tự cũng có thể phát sinh thêm 1 cái tên học sinh mới; hoặc em đó đã chuyển về quê; hoặc trẻ học lớp 1 tại địa bàn quận, huyện khác…

Ông Tuyên đánh giá quá trình tuyển sinh lớp 1 trong năm học 2023 – 2024 tại quận suôn sẻ, nhanh chóng, để đạt được điều này thì công tác điều tra, rà soát trẻ ra lớp từ khu phố, phường của những người làm nhiệm vụ phổ cập giáo dục rất quan trọng.



Source link

Cùng chủ đề

Chưa thông báo tuyển sinh mà đã hết chỗ, trường tiểu học bị hàng trăm phụ huynh chất vấn

Tương tự, chị Nguyễn Thị Thương (thường trú tại khu đô thị Vinhomes Smart City) có con năm nay sẽ lên lớp 3, chị Thương đã có kế hoạch cho con chuyển trường về Tiểu học Tây Mỗ 3 để học nhưng sau nhiều ngày chờ đợi vẫn không có bất cứ thông tin tuyển sinh gì từ nhà trường.Đại diện phòng...

Ngày tựu trường, học sinh lớp 1 liên tục đòi về vì nhớ mẹ

Bà Lê Ngọc Mới, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, toàn trường có hơn 650 học sinh, riêng khối lớp 1 có 3 lớp với 120 em. Trường vừa được hoàn thiện và mới bàn giao với cơ sở vật chất là 28 phòng học và nhiều phòng chức năng được đầu tư mới hoàn toàn để phục vụ cho năm học 2024-2025.Theo Sở GD&ĐT TPHCM, năm học 2024-2025, toàn thành phố có khoảng 1,7 triệu học sinh,...

Học sinh phải đọc được 10 chữ trong sách giáo khoa mới nhận hồ sơ vào lớp 1?

Yêu cầu giải quyết xong trước ngày 15-8Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Nguyễn Thị Hồng Lam - hiệu trưởng Trường tiểu học Thanh Sơn - giải thích rằng trước nay không có quy định đọc chữ, nhưng do bà thấy con chị H. sinh năm 2017, trễ học lớp 1 một năm nên mới chỉ đạo giáo viên đưa sách...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam hướng đến mục tiêu sản xuất thuốc phát minh

Tại VN, các thuốc phát minh chỉ chiếm khoảng 3% về số lượng nhưng thực tế chiếm đến 22% giá trị và chủ yếu là thuốc nhập khẩu. Trước hiện trạng này, Bộ Y tế đang đề xuất chính sách khuyến khích chuyển giao thuốc mới, thuốc phát minh nhằm tạo thêm cơ hội cho người bệnh được tiếp cận trong điều trị. Hạn chế năng lực sản xuất thuốc phát minh Theo đánh giá của Cục Quản lý dược (Bộ...

Bệnh viện Quốc tế Mỹ thành lập TT Chấn thương chỉnh hình tầm cỡ khu vực

Ngày 19.10, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) ký Thỏa thuận Hợp tác Y khoa với Bệnh viện Raffles Singapore. Song song đó, hai bên chính thức thành lập Trung tâm Chấn thương chỉnh hình (TTCTCH) tầm cỡ khu vực để điều trị...

Tặng hoa hậu váy cũ, quảng bá lụa cổ để làm thời trang xanh

Vốn nổi danh với các thiết kế sang trọng, gần đây nhà thiết kế Lê Thanh Hòa liên...

Cặp đấu Trump – Harris đang cân sức, khó đoán người thắng cử tổng thống Mỹ

Cử tri Mỹ sẽ bước vào ngày bỏ phiếu chính thức trong ngày mai (5.11). Đến nay, cuộc đua giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris vẫn rất khó đoán. ...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Cùng chuyên mục

Giáo viên trẻ tâm huyết của Trường IVS

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền luôn dành đam mê, tâm huyết của mình cho môn Yoga. Vì vậy, tại ngôi Trường IVS, đây không chỉ là môn học mà còn thể hiện chữ "Tâm" của người giáo viên. ...

Vị trạng nguyên nào đánh bại thần cờ Trung Hoa?

Ông chính là Mạc Đĩnh Chi (1272- 1346), người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Đông (tỉnh Hải Dương hiện nay).Mạc Đĩnh Chi bẩm sinh có tướng mạo xấu xí, nhưng bù lại rất thông minh, lanh lợi. Nhà nghèo, Đĩnh Chi không thể đến lớp cùng bè bạn mà chỉ đứng ngoài lớp học nghe thầy giảng bài. Đêm đến, không có đèn thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm rồi cho vào vỏ quả...

Kình ngư khuyết tật miệt mài gieo chữ miễn phí

Sốt bại liệt có thể đẩy số phận một người vào ngõ cụt nhưng chị Nguyễn Thị Sari đã bơi trên con sóng cuộc đời, trở thành cô giáo đặc biệt ...

Bê bối thầy giáo làm bài giúp nữ sinh trường làng lọt top cuộc thi Toán toàn cầu

Ngày 3/11, NetEase đưa tin, Ban tổ chức (BTC) cuộc thi Toán học toàn cầu 2024, chính thức xác nhận, Khương Bình - nữ sinh (17 tuổi) năm nhất khoa Thiết kế thời trang của Trường Trung cấp dạy nghề Liên Thủy (Trung Quốc) gian lận trong cuộc thi: "Vừa qua, học trò của thầy Vương Nhuận Thu là Khương Bình đến từ trường Trung cấp dạy nghề Liên Thủy lọt vào chung kết cuộc thi, đã thu hút sự chú ý của...

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên mầm non từ 15/12/2024: Giáo viên nói gì?

Nhiều giáo viên bày tỏ vui mừng trước thông tư 3/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non áp dụng từ 15/12/2024. ...

Mới nhất

CEO Ngân hàng Quân đội hát nhảy ‘Bên trên tầng lầu’ gây sốt

Ca khúc “Bên trên tầng lầu” do Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội Phạm Như Ánh song ca với ca sĩ Tăng Duy Tân được lan truyền rộng rãi, tạo nên “cơn sốt” trên mạng xã hội, thu hút nhiều lượt chia sẻ, bình luận và khen ngợi về tinh thần sáng tạo, cởi mở và năng...

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Khi trở về thiên nhiên, bạn sẽ có khoảng thời gian tĩnh tại để ngắm nhìn và cảm nhận vẻ đẹp trong lành, ban sơ. Vẻ đẹp ấy có khả năng “tưới lành” tâm hồn mà một cuốn sách của người Nhật đã từng nhắc đến như một nghệ thuật - “Nghệ thuật tắm rừng”. Ở đó, mọi giác quan...

Cả nước hiện có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là OCOP) tiếp tục được các địa phương triển khai đồng bộ, rộng khắp, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn. Đến nay, đã có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và ban hành Đề án, Kế...

Giáo viên trẻ tâm huyết của Trường IVS

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền luôn dành đam mê, tâm huyết của mình cho môn Yoga. Vì vậy, tại ngôi Trường IVS, đây không chỉ là môn học mà còn thể...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa: Đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho tương lại

Quốc hội mới thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035; Đối với chủ trương đầu tư, Chính phủ đề xuất huy động nguồn lực thực hiện khoảng 122.250 tỷ đồng cho giai đoạn 2025-2030, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp được bố trí tối thiểu...

Mới nhất