Trang chủNewsThời sựĐi tìm thung lũng MiG: Gác lại quá khứ để hướng tới...

Đi tìm thung lũng MiG: Gác lại quá khứ để hướng tới tương lai

Những đau thương mất mát thù hận rồi cũng phải để sang một bên để mưu sinh, để kiếm sống và nhất là tạo điều kiện cho thế hệ tiếp nối được thụ hưởng cuộc sống hòa bình.

Tôi đã cố gắng viết về các phi công chiến đấu trên cả hai loại máy bay MiG-17 và MiG-21 trong những năm 1965 – 1967. Viết nhiều hơn là các trận đánh của những con người còn ít được biết đến nên có phần bi hùng, đôi khi thành bi tráng.

Đi tìm thung lũng MiG: Gác lại quá khứ để hướng tới tương lai - Ảnh 1.

Cuộc gặp khép lại quá khứ giữa những “kẻ thù trên không cũ”

Tư liệu tác giả

Trong đó có không ít những trận đánh không thành công, thậm chí thua cay đắng và những hy sinh, tổn thất lớn lao. Đó là cái giá phải trả để làm nên chiến thắng sau đó.

Tôi cũng ít viết sâu về những phi công đã có những chiến tích vang dội, xuất sắc khi họ đã có danh phận, được nhiều người biết đến vì đã được nhiều sách báo truyền thông truyền tải tới mọi thành phần trong xã hội. Vì nặng lòng với những cống hiến, hy sinh đôi khi thầm lặng đến thiệt thòi nên những nội dung viết ra của tôi không phải được tất cả ưa thích… Nội dung viết phản ánh những gì ít được biết đến để mọi người có thêm một góc nhìn, thêm chút hiểu biết cho đầy đủ hơn những chiến công không dễ dàng của không quân nhân dân Việt Nam trước không quân Mỹ.

Trong cuộc chiến vô cùng ác liệt để giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam đã có nhiều phi công của Không quân nhân dân Việt Nam hy sinh cùng với hàng chục vạn, hàng triệu người con ưu tú của đất Việt.

Vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng

Sau chiến tranh sự cảnh giác, đề phòng, thù hận, ghét bỏ, với người Mỹ, nước Mỹ không thể cởi bỏ nhanh chóng được.

Sự cay đắng ấm ức đã làm bao thế hệ người Mỹ dính vào “Hội chứng chiến tranh Việt Nam”. Hơn 20 năm can dự rồi trực tiếp tham chiến (1954 – 1975) để rồi 20 năm nữa mới có thể bình thường hóa quan hệ khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton ra tuyên bố về việc này (11.7.1995). Ngay ngày hôm sau, 12.7.1995, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ.

Thời gian đã xoa dịu dần nỗi đau và sự thù hận nhưng rồi cũng phải đợi tiếp 20 năm nữa (2015) người Mỹ mới thừa nhận và có sự tôn trọng đầy đủ thể chế chính trị của đất nước Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng sự kiện tiếp đón long trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại thủ đô Washington. Đường lối ngoại giao của hai bên “có lẽ” gặp nhau ở điểm “Gác lại quá khứ để hướng tới tương lai” trên tinh thần “vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng”. Chính vì vậy mà đã có cuộc tiếp đón lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 5 – 11.7.2015. Tôi thấy mình thực sự rất may mắn được chỉ định tham gia trong tổ cựu chiến binh, nhân sĩ trí thức tháp tùng Tổng Bí thư trong chuyến thăm này.

Sau cuộc gặp lịch sử tháng 7.2015, nhiều hoạt động của các ngành kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, giáo dục… đã có chuyển biến mạnh mẽ. Hoạt động ngoại giao cựu chiến binh giữa hai bên Mỹ – Việt được thúc đẩy. Đặc biệt nổi lên là cựu chiến binh – phi công đã tổ chức 3 cuộc gặp gỡ lịch sử giữa những “kẻ thù trên không cũ” vào 3 năm 2016, 2017 và 2018…

Qua đó chúng tôi – các cựu phi công từ hai phía hiểu nhau hơn. Từ căng thẳng, nghi kỵ đến chấp nhận sự khác biệt trong đánh giá kết quả tác chiến giữa “Không quân nhân dân Việt Nam và các lực lượng không quân Mỹ”. Chúng tôi cũng hiểu rằng những người lãnh đạo chỉ huy cũ của hai bên phần đông đã quá già và nhiều người đã mất. Họ không còn khả năng có chính kiến khi hai bên đều đưa ra ý kiến phủ định. Thực tế đã chứng minh khá rõ: Ai là người thắng cuối cùng trong chiến tranh Mỹ – Việt này.

Có nhiều bạn trẻ, thậm chí có một số người đã có tuổi, vẫn có cách nhìn nhận, đánh giá theo kiểu tuyên huấn ngày xưa, không thật thực tế, có lúc bốc đồng dùng từ ngữ không chuẩn kiểu như không quân Mỹ sợ chết khiếp khi gặp không quân ta, rồi bái phục không quân Việt Nam… nọ kia. Xin được nói rõ thế này: Phi công Việt Nam chúng tôi không bao giờ tự huyễn hoặc rằng mình giỏi hơn phi công Mỹ. Mình đánh được là nhờ thế trận phòng không nhân dân rộng khắp, cái đó mới làm phi công Mỹ khiếp sợ chứ không phải riêng lực lượng tên lửa, cao xạ, hay không quân.

Tuy nhiên, cả trên không, cả dưới mặt đất vẫn luôn có kẻ hèn nhát hữu khuynh, dao động. Vì vậy phải có những cá nhân dũng cảm, anh hùng, dám đánh, dám sẵn sàng hy sinh tìm ra cách đánh và đánh thắng như các phi công mà tiêu biểu như Trần Hanh, Lê Minh Huân, Ngô Đức Mai, Lê Hải, Nguyễn Văn Bảy, Võ Văn Mẫn… trên loại

MiG-17 hay Nguyễn Hồng Nhị, Hà Văn Chúc, Nguyễn Văn Cốc, Nguyễn Đăng Kính, Đồng Văn Song, Nguyễn Tiến Sâm, Phạm Tuân, Lê Thanh Đạo, Hoàng Tam Hùng, Võ Sỹ Giáp, Vũ Xuân Thiều… trên MiG-21.

Xin được tri ân và mãi mãi ghi nhớ công ơn của các anh. Cầu mong cho con cháu chúng ta mãi được sống dưới bầu trời hòa bình.

(Trích Đi tìm thung lũng MiG – Phạm Phú Thái – NXB Thông tin và Truyền thông)

Thanhnien.vn

Cùng chủ đề

Tổng thống Indonesia thăm Việt Nam: Khai phá tiềm năng, xứng tầm thế mạnh, hướng tới tương lai

Nhân dịp Tổng thống Indonesia Joko Widodo có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (11-13/1), Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông đã chia sẻ về ý nghĩa chuyến thăm và những tiềm năng trong hợp tác song phương. Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN 42 tại Indonesia tháng 5/2023. (Ảnh: Anh Sơn) Làm sâu sắc Đối tác chiến lược Đại sứ Tạ Văn...

Việt Nam-Nhật Bản đồng hành bên nhau, hướng tới tương lai, vươn tầm thế giới

NDO - Chiều 29/11, trong khuôn khổ chương trình thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27/11 đến 30/11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có bài phát biểu quan trọng tại Quốc hội Nhật Bản. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản. (Ảnh: TTXVN) Kính thưa Ngài Chủ tịch Hạ viện Nukaga Fukushiro, Kính thưa Ngài Chủ tịch Thượng viện Otsuji Hidehisa, Thưa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chạy bộ sẽ nhanh già đi?

'Vô tình xem clip trên mạng xã hội thấy thông tin cho rằng chạy bộ sẽ nhanh già đi, do bị Runner's face (da mặt nhăn nheo, chảy xệ…), điều này có đúng không ạ? Nhân đây xin bác sĩ chỉ ra cách...

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này là da, móng và tóc xuất hiện các dấu hiệu bất thường. ...

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục thi đấu được trao đổi cụ thể trong bầu không khí thân mật, sôi nổi của buổi họp. BTC nhấn mạnh,...
07:30:07

220 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt Nam

(Dân trí) - Nằm trong tòa nhà cao nhất Việt Nam với các mặt đều là kính trong suốt, căn phòng tổng thống này luôn "bận rộn" đón các vị khách thượng lưu với trải nghiệm độc đáo dù giá lên đến 220 triệu đồng/đêm. Trải nghiệm "view triệu đô" từ phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt Nam (Video: Cẩm Tiên). Phải mất thời gian chờ đợi, chúng tôi mới có dịp đặt chân đến phòng tổng thống...

Vẻ đẹp cổ kính của ngôi làng trăm tuổi giữa lòng đô thị hiện đại

TPO - Giữa đô thị hiện đại Đà Nẵng, làng cổ Phong Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang níu chân du khách bởi sự bình yên, hồn hậu với những nét cổ kính được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Làng cổ Phong Nam nằm cách trung tâm TP. Đà Nẵng khoảng 10km với diện tích khoảng 1,62 km2. Dù trải qua cả trăm năm kể từ lúc lập làng, nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, hồn...

Cùng chuyên mục

Ngắm nhan sắc Thanh Thủy, người đẹp Việt Nam đầu tiên đăng quang Hoa hậu Quốc tế

Huỳnh Thị Thanh Thủy là người đẹp Việt Nam đầu tiên giành chiến thắng tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế (Miss International). Cô cũng là Hoa hậu Việt Nam đầu tiên tham gia cuộc thi này. Khoảnh khắc đại diện nhan sắc Việt Nam Thanh Thủy đăng quang Miss International 2024 Khoảnh khắc đăng quang của hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy - Ảnh: Missosology Với câu trả lời thuyết phục bằng ba ngôn ngữ gồm Việt, Anh và Nhật, người...

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp. Chiều 12/11, Quốc hội chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết Chính phủ đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả một cách thực chất của bộ máy hành chính thì phải gắn với phân cấp, phân quyền hợp...

Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”

Theo Chủ tịch Quốc hội, các Bộ trưởng, Trưởng ngành đã thể hiện trách nhiệm cao, nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, trả lời rõ nhiều vấn đề khó, phức tạp, thẳng thắn, không né tránh. Đánh giá phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Trương Xuân Cừ (Hà Nội) cho rằng Bộ trưởng đã bám vào quy định...

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chính sách tại Đại học Chile

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Chile, sáng 12/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Chile. Đại học Chile là tổ chức giáo dục lớn nhất, lâu đời nhất ở Chile và là một trong những tổ chức giáo dục lâu đời nhất ở châu Mỹ. Được thành lập năm 1842, trường Đại học Chile có lịch sử học thuật, khoa học...

Đồng bộ giải pháp, xuyên suốt trong hành động

Kinhtedothi - Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (CLP) khi trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, ngành, kết quả thu được đã góp phần quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao hiệu quả nguồn lực tài sản công Qua giám sát của Quốc hội cũng như thực tiễn cho thấy, việc tăng cường thực hành tiết kiệm, CLP đã tạo nguồn...

Mới nhất

Liệu ông Donald Trump có thể đảo ngược cam kết giảm phát thải toàn cầu?

Theo chuyên gia, Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump không tin vào biến đổi khí hậu nhưng xu hướng toàn cầu về thương mại và đầu tư là không thể đảo ngược. Tại hội thảo “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn”, do báo Đầu tư tổ chức ngày 12/11, TS. Nguyễn Đình Thọ...

Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”

Theo Chủ tịch Quốc hội, các Bộ trưởng, Trưởng ngành đã thể hiện trách nhiệm cao, nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, trả lời rõ nhiều vấn đề khó, phức tạp, thẳng thắn, không né tránh. Đánh giá phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền...

Khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân ở xã biên giới Tây Nghệ An

Ngày 12/11, tại xã Tri Lễ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 4 (Quân khu 4) phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Lễ khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ kỳ 1, giai đoạn 1 cho 26 học viên là người dân trên địa...

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chính sách tại Đại học Chile

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Chile, sáng 12/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Chile. Đại học Chile là tổ chức giáo dục lớn nhất, lâu đời nhất ở Chile và là một trong những tổ chức giáo dục lâu...

Thông cáo báo chí số 19, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ ba, ngày 12/11, Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ mười chín (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và một số nội dung khác dưới sự chủ trì của Chủ...

Mới nhất