Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếĐi tiểu nhiều, khi nào là dấu hiệu của ung thư bàng...

Đi tiểu nhiều, khi nào là dấu hiệu của ung thư bàng quang?


Đi tiểu nhiều: khi nào là dấu hiệu của ung thư bàng quang?

Ung thư bàng quang sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ tiết niệu. Do đó, các triệu ban đầu thường là triệu chứng liên quan đến tiểu tiện, chẳng hạn như tiểu nhiều. Tuy nhiên, tiểu nhiều do ung thư bàng quang sẽ khác với tiểu do một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như uống nhiều nước hay nạp nhiều caffein.

Ung thư bàng quang xảy ra khi tế bào ung thư phát triển trên thành bàng quang, thường là tế bào lót bên trong của bàng quang. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm nhất thì tế bào ung thư chỉ mới hình thành ở niêm mạc bàng quang. Khi đó, tỷ lệ trị thành công và sống qua 5 năm của bệnh nhân lên đến 97%, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Tiểu nhiều là triệu chứng phổ biến của các căn bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt hay viêm âm đạo

Tiểu nhiều là triệu chứng phổ biến của các căn bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt hay viêm âm đạo

Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 71% nếu khối u ung thư đã phát triển lớn, thậm chí còn 39% nếu tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan hoặc hạch bạch huyết xung quanh. Nếu ung thư đã di căn, tức lan đến những bộ phận xa bàng quang, thì tỷ lệ sống qua 5 năm chỉ còn 8%.

Tiểu nhiều là tình trạng mà một người tiểu hơn 8 lần/ngày và gây khó chịu. Ngoài ra, tiểu hơn 2 lần/đêm cũng được xem là tiểu nhiều. Tuy nhiên, không phải lúc nào tiểu nhiều cũng là dấu hiệu cơ thể bất thường.

Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Đi tiểu nhiều: khi nào là dấu hiệu của ung thư bàng quang? trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 27.5. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về tiểu đêm như: 4 căn bệnh phổ biến gây tiểu đêm cần phải điều trị; 5 dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm cảnh báo bệnh thận…

Bác sĩ chỉ cách cải thiện thị lực một cách tự nhiên

Cận thị là một chứng rối loạn thị lực trong đó các vật ở gần trông rõ hơn các vật ở xa. Đây là tình trạng thị lực phổ biến ảnh hưởng đến tỷ lệ lớn dân số toàn cầu.

Trong khi kính đeo mắt và kính áp tròng là những giải pháp phổ biến, có những cách tự nhiên để cải thiện thị lực, theo đài India TV News.

Sau đây, tiến sĩ Sharad Pandit, bác sĩ phẫu thuật mắt nổi tiếng của Ấn Độ – với 50 năm kinh nghiệm, sẽ hướng dẫn một số cách hiệu quả giúp kiểm soát và cải thiện cận thị một cách tự nhiên.

1. Tập thể dục cho mắt

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Đi tiểu nhiều, khi nào là dấu hiệu của ung thư bàng quang?- Ảnh 2.

Cận thị là tình trạng thị lực phổ biến ảnh hưởng đến tỷ lệ lớn dân số toàn cầu

Tập một số bài tập giúp tăng cường cơ mắt và cải thiện khả năng tập trung. Xen kẽ giữa việc tập trung vào một vật ở xa (như đồng hồ treo tường) và một vật ở gần rồi lặp lại nhiều lần để tăng cường khả năng tập trung của cơ mắt và giúp giảm cận thị. Di chuyển ngón tay phía trước mặt từ bên này sang bên kia và mắt nhìn theo ngón tay – cũng giúp tăng cường cơ mắt và giảm cận thị.

Một bài tập hiệu quả khác là “quy tắc 20-20-20”: cứ sau 20 phút, nghỉ 20 giây rồi nhìn vào một vật cách xa 20 feet (6 mét) để duy trì sự linh hoạt và sức mạnh của cơ mắt.

Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Bác sĩ chỉ cách cải thiện thị lực một cách tự nhiên trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 27.5. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về đôi mắt như: 4 bất thường về mắt, dù không phải bệnh nhưng cần đi khám ngay!; Mắt sẽ bị thế nào nếu bạn đeo kính sai độ?…

Lợi ích không ngờ của việc đi chân trần trong nhà

Nhiều người có thói quen đi chân trần trong nhà mà không hề biết rằng điều này mang lại nhiều lợi ích không ngờ.

Sau đây, các bác sĩ chia sẻ những lợi ích sức khỏe không ngờ của hành động rất nhỏ bé này.

Việc

Việc “tiếp đất” khi đi chân trần có những tác động tích cực đến sức khỏe

Tăng sự kết nối. Tiến sĩ Nicole Grant, bác sĩ trị liệu người Úc, cho biết: Đi chân trần giúp mọi người cảm thấy được tiếp đất và kết nối với năng lượng của đất. Đi chân trần khiến mọi người cảm thấy được kết nối với thiên nhiên.

Giảm căng thẳng. Việc “tiếp đất” khi đi chân trần có những tác động tích cực đến sức khỏe. Đi chân trần giúp kích thích các đầu dây thần kinh ở bàn chân. Từ đó giúp giảm căng thẳng bằng áp lực liên tục và xoa bóp các dây thần kinh.

Theo nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí y khoa Journal of Inflammation Research, đi chân trần có thể cải thiện giấc ngủ và mức hoóc môn chống căng thẳng cortisol, giảm đau, giảm căng thẳng, đồng thời tăng tốc độ chữa lành vết thương, theo trang tin sức khỏe Well And Good.

Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Lợi ích không ngờ của việc đi chân trần trong nhà trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 27.5. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về hướng dẫn của bác sĩ như: Bác sĩ 24/7: Huyết áp cao nguy hiểm thế nào?; Bác sĩ chỉ thời điểm uống nước dừa tốt nhất…

Ngoài ra, trong ngày thứ hai 27.5 còn có nhiều tin bài sức khỏe khác như: Bác sĩ 24/7: Quỳ gối, ngồi xổm là 2 tư thế dễ gây đột quỵ?; Vận động thể lực phù hợp hỗ trợ giảm nguy cơ biến cố tim mạch; Tỷ lệ người mắc bệnh cơ xương khớp đang gia tăng và trẻ hóa; Người bị huyết áp cao: khi nào cần tránh ăn chuối?…

Ngày mới với tin tức sức khỏe xin kính chúc các bạn một tuần mới nhiều năng lượng và làm việc hiệu quả.




Nguồn: https://thanhnien.vn/ngay-moi-voi-tin-tuc-suc-khoe-di-tieu-nhieu-khi-nao-la-dau-hieu-cua-ung-thu-bang-quang-185240520100615529.htm

Cùng chủ đề

4 điều các chuyên gia khuyên làm khi khó ngủ

Mất ngủ, ngủ ít, khó ngủ… là những dấu hiệu rối loạn có hại sức khỏe. Dưới đây là 4 mẹo mà các chuyên gia y tế đề ra, được chính họ thực hiện mỗi khi có vấn đề trong việc duy trì...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

Chân xuất hiện 5 dấu hiệu này có thể thận đang ‘kêu cứu’

Dưới đây là 5 dấu hiện cảnh báo thận đang “kêu cứu” tuyệt đối không được coi nhẹ.Màu sắc da bất thườngDa là cơ quan lớn nhất của cơ thể, thường là một trong những bộ phận đầu tiên báo hiệu những vấn đề bên trong. Khi thận suy yếu, da trở thành “người phát ngôn” cho những thay đổi đang diễn ra bên trong cơ thể.Sự tích tụ chất thải trong máu do thận không thể lọc...

Tại sao nhiều người có mùi cơ thể hôi, nhiều người khác lại không?

Một số người cơ bản không có mùi cơ thể, ngay cả khi không dùng lăn khử mùi. Ngược lại, nhiều người khác lại có mùi cơ thể rất nồng. Điều gì tạo ra sự khác biệt này? Vào tháng 8 vừa qua, Alexis...

Nguy cơ cho trẻ nhỏ

Để có dinh dưỡng đúng, dinh dưỡng đầy đủ với trẻ nhỏ, chúng ta cần phải có được hệ thống tư vấn từ các bác sĩ nhi khoa, bác sĩ dinh dưỡng, tránh tình trạng, hội nhóm qua mạng rồi thúc đẩy nhau...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này là da, móng và tóc xuất hiện các dấu hiệu bất thường. ...

Lý do nên thêm nước cốt chanh và nghệ vào nước ép củ cải đường

Kết hợp nước ép củ cải đường với nghệ sống và nước cốt chanh giúp tăng cường sức khỏe tổng thể bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, giảm viêm và hỗ trợ giải độc. ...

Iran, Nga liên kết ngân hàng để đối phó lệnh cấm vận

Thẻ ngân hàng Iran hiện có thể được sử dụng tại Nga, khi hai nước liên kết hệ thống ngân hàng của nhau trong nỗ lực mới nhất nhằm chống lại các lệnh cấm vận. ...

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Người bệnh gout có nên ăn cà chua?

Cà chua có thể giảm mức axit uric trong máu, giảm viêm nên có lợi cho người bệnh gout hơn là làm bùng phát bệnh này. Gout là một dạng viêm khớp xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến lắng đọng và kết tinh các tinh thể quanh khớp, gây sưng, đau.Chế độ ăn uống góp phần gây bùng phát gout do một số thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hữu cơ...

Cùng chuyên mục

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này là da, móng và tóc xuất hiện các dấu hiệu bất thường. ...

Tọa đàm khoa học “Tăng cường nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong triển khai chính sách ngành y tế”

NDO - Sáng 12/11, tại Hà Nội, Viện Dư luận xã hội và Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Y tế đồng tổ chức tọa đàm về “Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, góp phần triển khai hiệu quả các chính sách của ngành y tế”. Hơn 20 tham luận và các ý kiến phát biểu trực tiếp của Lãnh đạo Viện Dư...

Lý do nên thêm nước cốt chanh và nghệ vào nước ép củ cải đường

Kết hợp nước ép củ cải đường với nghệ sống và nước cốt chanh giúp tăng cường sức khỏe tổng thể bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, giảm viêm và hỗ trợ giải độc. ...

Gan nhiễm mỡ vì thừa cân, béo phì

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể diễn tiến sang viêm gan, thậm chí xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể diễn tiến sang viêm gan, thậm chí xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. ...

Nâng chế độ dinh dưỡng khi điều trị cho bệnh nhân

Theo các chuyên gia y tế, nếu dinh dưỡng không bảo đảm, người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau, khả năng chống chọi bệnh yếu đi… Theo các chuyên gia y tế, nếu dinh dưỡng không bảo đảm, người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau, khả năng chống chọi bệnh yếu đi… ...

Mới nhất

Trúc Nhân nhảy hơn 500 lần trong MV, mẹ anh khóc giữa họp báo

Sau 2 năm vắng bóng, ca sĩ Trúc Nhân chính thức trở lại với MV "Không ra gì". Không ra gì (sáng tác: Mew Amazing) là MV được sản xuất kỳ công và đầu tư cao nhất sự nghiệp Trúc Nhân.  Tại sự kiện, anh cho biết viết kịch bản trong 2 ngày, quay trong 5 ngày tại bối cảnh khu...

Phát huy tinh thần nói đi đôi với làm, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đã đề ra

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Nội dung...

Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, TP Hà Nội phải tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí ở địa phương; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện. ...

Kiểm tra việc triển khai Dự án 6 – Chương trình MTQG 1719 tại huyện Văn Quan

Vừa qua, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn do ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi kiểm tra việc thực hiện Dự án 6 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I...

Mới nhất