Trang chủVăn hóa - Xã hộiDi sảnDi tích Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được trùng tu như...

Di tích Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được trùng tu như thế nào?


VHO – Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa khởi công triển khai dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1”. Trong đợt 1 của dự án này, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ dành 52 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để bảo tồn di tích Thái Miếu.

Di tích Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được trùng tu như thế nào? - ảnh 1
Công trình Thái Tổ Miếu được Nguyễn Phước tộc xây dựng lại năm 1972 trên trền gốc của công trình cũ sẽ được hạ giải và đánh giá, lưu giữ các cấu kiện gốc.

Di tích Thái Miếu nằm ở phía Đông Nam của Hoàng thành Huế, được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1804, là nơi thờ 9 chúa Nguyễn. Công trình này đối xứng với Thế Miếu ở góc Tây Nam, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. 

Tổng thể của di tích Thái Miếu là một tổ hợp kiến trúc với hơn 10 hạng mục công trình được xây dựng trên khuôn viên hơn 14.900 m2. Trong đó, công trình chính Thái Tổ Miếu có kiến trúc gỗ được xây dựng theo lối nhà kép “trùng thiềm điệp ốc”, và là công trình gỗ quy mô lớn nhất trong Hoàng thành Huế với: tiền điện có 15 gian 2 chái, chính điện 13 gian 2 chái. Trong 5 miếu thờ ở Hoàng thành Huế, Thái Miếu là di tích được xây dựng sớm nhất và có quy mô lớn nhất.

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, di tích Thái Miếu đã bị phá hủy vào năm 1947. Năm 1972, bà Từ Cung (tức Đoan Huy Hoàng Thái hậu) cùng con cháu Nguyễn Phúc tộc đã quyên góp kinh phí và xây dựng lại công trình chính của Thái Miếu với quy mô nhỏ hơn ngay trên nền của công trình cũ.

Tuy nhiên, nhiều năm qua, công trình này cũng bị xuống cấp, hoang tàn, gần sụp đổ. Nhiều công trình khác trong khuôn viên di tích này cũng vào cảnh tương tự, gần như không mấy du khách biết đến. Bài vị của các chúa Nguyễn cũng được đưa đến Triệu Miếu (nằm phía Bắc của Thái Miếu) để thờ cúng.

Di tích Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được trùng tu như thế nào? - ảnh 2
Thái Miếu Môn (cổng vào Thái Miếu) có diện tích khoảng 54m2 sẽ được trùng tu, bảo tồn trong đợt này

Theo đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, mặc dù phần lớn các công trình trong cụm di tích này đã bị phá hủy, nhưng căn cứ vào các miêu tả bằng chữ viết và hiện trạng nền móng đang còn tồn tại, công tác phục hồi được tiến hành sẽ tái hiện toàn bộ một miếu thờ quan trọng bậc nhất dưới triều Nguyễn.

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” được triển khai sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới. Khu vực Thái Miếu hoàn thiện sẽ phục dựng lại các nghi thức lễ tế, tái hiện lại một phần di sản phi vật thể đáng được lưu truyền và sẽ là hạt nhân trong việc khai thác du lịch của khu vực Thái Miếu – Triệu Miếu vốn bị để ngỏ suốt thời gian dài do sự xuống cấp của các công trình.

Trước đó, năm 2021, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua Nghị quyết số 35/NQ-HĐND về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” với tổng kinh phí 272,7 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương và nguồn vốn hợp pháp khác.

Di tích Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được trùng tu như thế nào? - ảnh 3
Cảnh hoang tàn ở khuôn viên di tích Thái Miếu trước khi trùng tu. Trong ảnh là cửa Diên Hy

Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Thừa Thiên Huế, dự án này được bố trí 100 tỉ đồng, gồm 50 tỉ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương và 50 tỉ đồng từ nguồn thu phí tham quan di tích.

Tuy nhiên, do dự án không kịp thời được phê duyệt trong năm 2021 và 2022 nên nguồn dự phòng của trung ương đã hủy dự toàn và thu hồi. Cuối năm 2023, để triển khai bảo tồn tu bổ di tích Thái Miếu, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Nghị quyết điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn của dự án là từ ngân sách tỉnh.

Với nguồn kinh phí cho dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” đợt 1 lần này là 52 tỉ đồng, nên phạm vi thực hiện lần này chủ yếu tập trung đầu tư vào các công trình đang xuống cấp nặng có thể sập đổ bất cứ lúc nào và ưu tiên xoá bỏ không gian hoang phế trong khu vực tôn nghiêm của Thái Miếu.

Di tích Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được trùng tu như thế nào? - ảnh 4
Hiện trạng cửa Quang Hy ở di tích Thái Miếu, Đại Nội Huế

Cụ thể, đối với công trình di tích Thái Tổ Miếu hiện hữu, sẽ hạ giải, phân loại đánh giá và bảo quản, lưu giữ hiện vật thuộc công trình. Công trình này có diện tích 1.917m2 (71m x 27m), sẽ hạ giải hệ thống lan can, tường móng mặt Nam.  Di chuyển toàn bộ hệ thống cây xanh và vật liệu không đúng vị trí, sai quy cách ra khỏi khu vực nền Thái Tổ Miếu, trang trí ô hộc lát đá Thanh bó vỉa khu vực tiền điện. Đồng thời tu bổ, phục hồi các mặt tường móng xung quanh; gia cố toàn bộ hệ thống chân táng, cân chỉnh hệ thống chân táng; chống mối nền và đổ bê tông nền cho công trình.

Di tích Thái Miếu Môn (có diện tích 54m2), sẽ được gia cố nền móng, chống ẩm nền; cân chỉnh và tu bổ phần nền, bậc cấp bên trong và bên ngoài cổng. Bóc tách phần vữa bị mủn mục, tô trát phục hồi bằng vữa tam hợp, bả màu hoàn thiện. Phục hồi hệ mái, phục hồi các hoạ tiết trang trí; phục hồi hệ thống cửa bằng gỗ nhóm II, chống mối cho cấu kiện gỗ.

Di tích Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được trùng tu như thế nào? - ảnh 5
Dự án giai đoạn này sẽ phục hồi các mặt tường, móng và gia cố hệ thống chân táng của di tích Thái Tổ Miếu gốc

Dự án trong giai đoạn 1 (đợt 1) này cũng sẽ bảo tồn, tu bổ, phục hồi hệ thống cổng và tường thành trong khu vực Thái Miếu bao gồm: Diên Hy Môn, Quang Hy Môn, Túc Tướng Môn, Hiển Thừa Môn. Bảo vệ vết tích nền với tổng diện tích 1.078 m2 của các công trình Tả Tùng Tự, Hữu Tùng Tự, Mục Tư Điện; Thổ Công Từ và Tuy Thành Các.

Đồng thời, tu bổ và phục hồi sân nền, đường dạo và lắp đặt hệ thống cấp điện, cấp thoát nước trong khu vực di tích Thái Miếu. Quy hoạch và bảo tồn các cây cổ thụ hiện hữu, tôn tạo cảnh quan và hệ thống cây xanh trong khu vực…

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đợt 1 của dự án sẽ được triển khai trong gần 4 năm, do Công ty Cổ phần Tu bổ Di tích Trung ương – Vinaremon thi công. Dự án hoàn thành trong đợt này sẽ là 1 điểm tham quan về cảnh quan, còn quy mô của công trình Thái Tổ Miếu sẽ được phục dựng khi có đủ điều kiện.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/di-tich-thai-mieu-dai-noi-hue-se-duoc-trung-tu-nhu-the-nao-109478.html

Cùng chủ đề

Công an xuất hiện tại doanh nghiệp vận tải lớn nhất Huế

(Dân trí) - Lực lượng công an xuất hiện tại trụ sở công ty vận tải được cho là có quy mô lớn nhất Thừa Thiên Huế hiện nay. Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, chiều 30/10, tại Văn phòng Công ty Cổ phần vận tải Hùng Đạt (đường Thống Nhất, phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) có rất đông cán bộ công an, bao gồm lực lượng mặc quân phục và thường...

Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được tu bổ, tôn tạo thế nào?

VHO - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế vừa khởi công triển khai dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” sau nhiều năm di tích này bị xuống cấp, hiện trạng hoang tàn. Trong đợt này của giai đoạn 1, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ dành 52 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để triển khai dự án.  Bao giờ mới...

Khởi công trùng tu di tích Thái Miếu ở Đại Nội Huế

(CLO) Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa tổ chức khởi công trùng tu di tích Thái Miếu, nơi thờ 9 chúa triều Nguyễn, với kinh phí 52 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương. ...

Thông tàu đoạn đường sắt Bắc Nam bị hư hỏng do bão số 6

Chiều 29/10, Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên cho hay, tuyến đường sắt Bắc Nam đoạn qua khu gian Sa Lung - Tiên An (Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã thông tàu.Lúc 15h30 ngày 29/10, đoạn từ Km 587+725 đến Km 589+00 được trả đường để chạy thử 2 chuyến tàu hàng. Đến 17h5, công ty đường sắt trả đường (thông tàu khu gian Sa Lung - Tiên An) từ Km 587+725 đến Km 589+00 để chạy tàu...

Kỷ niệm 25 năm thành lập trường Trường Cao đẳng Du lịch Huế

NDO - Ngày 28/10, Trường Cao đẳng Du lịch Huế (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) long trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 25 năm ngày thành lập trường (28/10/2019-28/10/2024) và khai giảng năm học mới 2024-2025. Tham dự lễ kỷ niệm có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong; Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình; đại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Thành lũy” cho các giá trị truyền thống

VHO - Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trong “cơn lốc” đô thị hóa, hiện đại hóa đang đối mặt với nhiều thách thức. Nhiều giá trị di sản, quy hoạch kiến trúc, di sản thiên nhiên đứng trước nguy cơ bị xâm phạm trước làn sóng phát triển các dự án địa ốc…   Đây là những vấn đề được nhìn nhận tại hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử,...

Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được tu bổ, tôn tạo thế nào?

VHO - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế vừa khởi công triển khai dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” sau nhiều năm di tích này bị xuống cấp, hiện trạng hoang tàn. Trong đợt này của giai đoạn 1, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ dành 52 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để triển khai dự án.  Bao giờ mới...

Giá trị kinh tế mà di sản mang lại là bao nhiêu?

VHO - Sáng 28.10, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trường Khoa học Liên ngành & Nghệ thuật và Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức Hội nghị công bố Đề án nghiên cứu về Lượng giá giá trị kinh tế của Quần thể danh thắng Tràng An. “Các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, tiếp tục quan tâm phối hợp nghiên cứu, theo dõi và đưa ra...

Quảng Ngãi tập huấn, truyền dạy trình diễn nghệ thuật bài chòi

VHO - Sáng 28.10, Trung tâm Văn hoá - Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc lớp tập huấn, truyền dạy trình diễn nghệ thuật bài chòi. Tham gia tập huấn có gần 60 học viên đến từ các đơn vị, câu lạc bộ dân ca - bài chòi các địa phương trong tỉnh. Kỹ năng hô, hát các làn điệu bài chòi để đưa bộ môn nghệ thuật này phát triển trên địa bàn tỉnh và...

Du lịch khảo cứu, vì sao vẫn bị lãng quên?

VHO - Hơn mười năm trước, khi du lịch Đà Nẵng - miền Trung bắt đầu khởi sắc, các chuyên gia đã đặt câu hỏi, từ những đoàn du khách trải nghiệm nhanh vội, du lịch địa phương đã nên lưu ý đầu tư vào du lịch khảo cứu hay không? Lý do để các chuyên gia lịch sử, văn hóa đặt vấn đề, là nhìn vào hành trình phát triển dải đất miền Trung. Từ chuyện khai hoang...

Bài đọc nhiều

Giá Trị Lịch Sử Đang Bị Đe Dọa: Thực Trạng Di Sản Hội An Trước Biến Đổi Khí Hậu

Thành phố Hội An, di sản văn hóa thế giới, mang trong mình vẻ đẹp cổ kính và bề dày lịch sử hơn 500 năm, đang phải đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thiên tai khắc nghiệt như bão, lũ và tình trạng nước biển dâng, gây ảnh hưởng không chỉ đến độ bền của các công trình kiến trúc cổ...

Cổng Đoan Môn: Cánh Cửa Vàng Mở Lối Vào Vùng Đất Ngàn Năm Hoàng Thành Thăng Long

Cổng Đoan Môn, cánh cửa vàng dẫn vào lòng Hoàng thành Thăng Long, tựa như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng ngàn năm văn hiến của kinh đô xưa. Sừng sững qua bao thế kỷ, Đoan Môn không chỉ là một phần của quần thể kiến trúc hoàng gia mà còn lưu giữ hơi thở của những thời đại huy hoàng. Bước chân qua cánh cổng này, người ta như chạm vào quá khứ xa xăm, khi những...

Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được tu bổ, tôn tạo thế nào?

VHO - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế vừa khởi công triển khai dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” sau nhiều năm di tích này bị xuống cấp, hiện trạng hoang tàn. Trong đợt này của giai đoạn 1, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ dành 52 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để triển khai dự án.  Bao giờ mới...

Hệ Sinh Thái Rừng Ngập Mặn Cần Giờ: Lá Chắn Xanh Bảo Vệ TP.HCM Trước Biến Đổi Khí Hậu

Nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 50km về phía Nam, rừng ngập mặn Cần Giờ từ lâu đã được ví như một "lá phổi xanh" khổng lồ, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái ven biển và đối phó với những thách thức từ biến đổi khí hậu. Với diện tích trải rộng hơn 75.000 ha, Cần Giờ không chỉ là một trong những khu rừng ngập mặn lớn nhất ở Việt...

Dấu Ấn Sông Nước Miền Tây Qua Di Sản Phi Vật Thể Chợ Nổi Độc Đáo

Chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, Ngã Bảy từ lâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong lòng mỗi người con miền Tây Nam Bộ. Nằm giữa vùng sông nước mênh mang, những khu chợ nổi này không chỉ là điểm giao thương nông sản mà còn lưu giữ, phản ánh một phần không nhỏ bản sắc văn hóa và lối sống của người dân miền sông nước. Được công nhận là di sản văn hóa phi vật...

Cùng chuyên mục

Giá Trị Lịch Sử Đang Bị Đe Dọa: Thực Trạng Di Sản Hội An Trước Biến Đổi Khí Hậu

Thành phố Hội An, di sản văn hóa thế giới, mang trong mình vẻ đẹp cổ kính và bề dày lịch sử hơn 500 năm, đang phải đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thiên tai khắc nghiệt như bão, lũ và tình trạng nước biển dâng, gây ảnh hưởng không chỉ đến độ bền của các công trình kiến trúc cổ...

“Thành lũy” cho các giá trị truyền thống

VHO - Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trong “cơn lốc” đô thị hóa, hiện đại hóa đang đối mặt với nhiều thách thức. Nhiều giá trị di sản, quy hoạch kiến trúc, di sản thiên nhiên đứng trước nguy cơ bị xâm phạm trước làn sóng phát triển các dự án địa ốc…   Đây là những vấn đề được nhìn nhận tại hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử,...

Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được tu bổ, tôn tạo thế nào?

VHO - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế vừa khởi công triển khai dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” sau nhiều năm di tích này bị xuống cấp, hiện trạng hoang tàn. Trong đợt này của giai đoạn 1, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ dành 52 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để triển khai dự án.  Bao giờ mới...

Giá trị kinh tế mà di sản mang lại là bao nhiêu?

VHO - Sáng 28.10, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trường Khoa học Liên ngành & Nghệ thuật và Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức Hội nghị công bố Đề án nghiên cứu về Lượng giá giá trị kinh tế của Quần thể danh thắng Tràng An. “Các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, tiếp tục quan tâm phối hợp nghiên cứu, theo dõi và đưa ra...

Dấu Ấn Sông Nước Miền Tây Qua Di Sản Phi Vật Thể Chợ Nổi Độc Đáo

Chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, Ngã Bảy từ lâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong lòng mỗi người con miền Tây Nam Bộ. Nằm giữa vùng sông nước mênh mang, những khu chợ nổi này không chỉ là điểm giao thương nông sản mà còn lưu giữ, phản ánh một phần không nhỏ bản sắc văn hóa và lối sống của người dân miền sông nước. Được công nhận là di sản văn hóa phi vật...

Mới nhất

Thầy hiệu trưởng nghỉ hưu, 1.400 học sinh làm lễ chia tay và tri ân

Biết tin thầy hiệu trưởng nghỉ hưu, 1.400 học sinh Trường THPT Phan Chu Trinh (xã Ea Ral, Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk) tổ chức lễ chia tay ngay tại sân trường. ...

Nạn trộm cắp cà phê ở Đắk Lắk, kẻ gian đột nhập vác trộm, khổ chủ ngủ dậy thấy bốc hơi, đến khổ!

Sáng 31/10, ông Trần Văn Luyến (xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) phát hiện khoảng 600kg cà phê tươi đã bị kẻ gian đột nhập vác trộm....

Đại biểu Quốc hội: Dịch vụ bảo hiểm y tế nhiều bất cập, cần cho tư nhân tham gia

Đại biểu Tạ Văn Hạ nêu dẫn chứng con ông đi học phổ thông, được gia đình mua bảo hiểm của công ty nước ngoài, nhưng cũng phải đóng bảo hiểm y tế. ...

“Học sinh không đợi lớn mới tuân thủ, thực thi pháp luật”

Đó là một trong những từ “không” được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh trong phát biểu tại Lễ hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” năm...

Tăng cường phối hợp trong công tác đối ngoại nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài

(ĐCSVN) - Ngày 31/10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh phối hợp với Thành đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh tổ...

Mới nhất