Trang chủVăn hóa - Xã hộiDi sảnDi tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh vẫn an toàn sau...

Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh vẫn an toàn sau bão số 3, đón khách trở lại từ sáng nay


VHO – Theo Ban quản lý Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thanh Hoá), nhờ công tác phòng chống bão nghiêm túc cùng với việc bão không đổ bộ vào tỉnh Thanh Hoá nên Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh vẫn an toàn.

Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh vẫn an toàn sau bão số 3, đón khách trở lại từ sáng nay - ảnh 1
Các toà Thái Miếu tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh an toàn sau bão

Theo đó, sáng 8.9, sau khi cán bộ, nhân viên Ban quản lý Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh kiểm tra nhận thấy tất cả các địa điểm thuộc khu di tích vẫn đảm bảo an toàn, hệ thống cây di sản, toà Chính điện, các toà Thái Miếu, khu đền thờ, lăng mộ không bị ảnh hưởng, không có thiệt hại về tài sản và con người.

Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh vẫn an toàn sau bão số 3, đón khách trở lại từ sáng nay - ảnh 2
Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh sẽ mở cửa đón khách tham quan trở lại từ hôm nay 8.9

Ngay sau đó, công tác dọn dẹp, vệ sinh được tiến hành gấp rút để theo kế hoạch tất cả các địa điểm, di tích thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh sẽ mở cửa đón khách tham quan trở lại từ ngày hôm nay 8.9.

Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là nơi anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt.

Nhà vua đóng đô ở Thăng Long (Hà Nội) và dựng ở quê hương Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh. Nơi này còn được gọi là Tây Kinh (để phân biệt với Đông Kinh – Hà Nội) có nhiều điện miếu, lăng tẩm quy mô lớn để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua.

Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh vẫn an toàn sau bão số 3, đón khách trở lại từ sáng nay - ảnh 3
Hệ thống cây di sản tại D tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh vẫn an toàn sau bão số 3

Năm 1962, nơi đây đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến năm 2012, di tích Lam Kinh tiếp tục được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Di tích lịch sử quốc gia đặc biêt Lam Kinh có tổng diện tích hơn 200ha, trong đó có trên 100ha rừng tự nhiên lâu đời.

Theo khảo sát chưa đầy đủ, rừng Lam Kinh có khoảng 200 – 300 loài thực vật, trong đó có tới 80 loài gỗ quý như: lim, lát, dổi, de, vù hương và nhiều loài dược liệu quý.

Đặc biệt, rừng Lam Kinh có 18 cây di sản gồm các loại: đa, lim, sấu, đại, xoài đất, dổi..vv, trong đó có 13 cây thuộc phạm vi di tích Lam Kinh và 5 cây thuộc phạm vi đền thờ Lê Lai. 

Đây đều là những cây có tuổi đời trên 200 năm có giá trị về bảo tồn nguồn gien thực bản địa quý như cây lim, dổi.

Ngoài ra những cây di sản này còn có hình dáng đặc sắc, độc đáo có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, mỹ quan gắn với sự tồn tại của kinh đô thờ tự cổ của nhà Hậu Lê cách đây hơn nửa thế kỷ.

Được biết, trong ba ngày, từ 23-25.9 (tức ngày 21, 22, 23 tháng 8 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) sẽ diễn ra Lễ hội Lam Kinh năm 2024, kỷ niệm 606 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 596 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, 591 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Lễ hội tổ chức quy mô cấp tỉnh, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức theo nghi thức truyền thống, gồm: Lễ chính tại sân rồng thuộc di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Lam Kinh; Lễ rước kiệu Vua Lê Thái tổ và kiệu Trung Túc Vương Lê Lai; tế lễ tại các đền thờ, các tòa thái miếu, lăng mộ trong khu di tích; lễ dâng hương, giỗ bà Hàng Dầu trên đỉnh núi Dầu. Phần hội là chương trình nghệ thuật. Lễ khai mạc lễ hội Lam Kinh tổ chức vào sáng 24.9 (tức 22 tháng 8 âm lịch).

Theo ông Nguyễn Xuân Toán, Trưởng Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh đến thời điểm hiện tại các đơn vị đã và đang triển khai các nhiệm vụ được giao theo đúng tiến độ, cơ bản bảo đảm các điều kiện để tổ chức lễ hội.

Cụ thể, kịch bản chương trình khai mạc, diễn văn, kịch bản dâng hương, chúc văn đã được xây dựng. Công tác thông tin, tuyên truyền đang được triển khai.

Công tác hậu cần, phòng, cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh – trật tự, vệ sinh môi trường, điện lưới, mạng internet đã được Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh và các đơn vị, địa phương liên quan lên kế hoạch chi tiết.

Ông Toán cũng cho biết, mới đây tại cuộc họp nắm bắt tình hình và triển khai nhiệm vụ chuẩn bị cho công tác tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2024, các đại biểu đã thảo luận, thống nhất về khách mời, maket, công tác hậu cần, kịch bản chương trình khai mạc, kịch bản dâng hương, chủ đề, nội dung chương trình sân khấu hóa Lễ hội Lam Kinh năm 2024.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/di-tich-quoc-gia-dac-biet-lam-kinh-van-an-toan-sau-bao-so-3-don-khach-tro-lai-tu-sang-nay-104130.html

Cùng chủ đề

Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập

Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập Cầu mới thay thế cầu Phong Châu vừa bị sập sẽ có quy mô hiện đại, đồng bộ với quy mô Quốc lộ 32C, chiều dài dự kiến là 430 m, rộng 21,5 m được đầu tư bằng vốn đầu tư công. Hiện trạng cầu Phong Châu. UBND tỉnh...

Bão lũ ‘quét bay’ gần 31.600 tỷ của nông dân, có hộ mất trắng chục tỷ đồng

Theo ước tính ban đầu, bão số 3 và lũ lụt đã “quét” bay 31.600 tỷ đồng của nông dân một số tỉnh thành phía Bắc. Trong đó, nhiều hộ nông dân mất trắng cả chục tỷ, thậm chí vài chục tỷ đồng. Bộ NN-PTNT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả sau bão số 3 và mưa lũ sau bão. Theo bộ này, bão số 3 đã...

Hải Dương tiếp nhận gần 20 tỷ ủng hộ từ các doanh nghiệp, cá nhân khắc phục bão số 3

Chiều ngày 16/9, tại Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương đã tiếp nhận tài trợ của các đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi với số tiền 1.850.000.000 đồng. Trong đó, Tập đoàn An Phát...

Gấp rút phòng dịch bệnh sau bão lũ

Chung tay hỗ trợ người bệnh vùng bão lũLũ vừa rút, đoàn y bác...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khắc phục xuống cấp, bảo tồn tối đa hiện trạng tự nhiên

VHO - Trước thực trạng xuống cấp và yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị gắn với phát triển du lịch, tại hội thảo mới diễn ra, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị cụm di tích chùa Trầm - chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm...

Bình Định đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”

VHO - Ngày 12.9, tại Trường Tiểu học số 1 Cát Tường, Sơt VHTT Bình Định phối hợp với UBND huyện Phù Cát tổ chức Lễ đón bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”. Phát biểu tại buổi lễ, ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, nón ngựa Phú Gia từ lâu đã là một trong những sản phẩm thủ công truyền thống nổi...

Bảo tồn, quản lý công viên địa chất với chính sách phát triển bền vững

VHO - Sáng 12.9, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Cao Bằng đã diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Hội nghị tập trung thảo luận, làm rõ một số hướng hợp tác mới.Theo đó, cần xác định cách tiếp cận tổng thể để thống nhất...

Phối hợp quản lý, khai thác, phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan

VHO - Ngày 10.9, UBND TP Đà Nẵng phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế họp bàn công tác quản lý, khai thác, phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan. Tại buổi họp, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: Phải có sự phối hợp giữa hai địa phương để có cách quản lý khai thác di tích Hải Vân Quan một cách tốt nhất, trên quan...

Trưng bày mô hình bảo vật quốc gia và cổ vật văn hóa Óc Eo trên vùng đất Thoại Sơn

VHO - Ban quản lý Di tích Văn hoá Óc Eo (tỉnh An Giang) thực hiện không gian trưng bày văn hóa Óc Eo - Phù Nam với chủ đề: “Văn hóa Óc Eo trên vùng đất Thoại Sơn”. Trưng bày là hoạt động trong khuôn khổ Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thoại Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 và kỷ niệm 45 năm Ngày tái lập...

Bài đọc nhiều

Đi tìm đô thị-cảng thị cổ trong lòng đất

Báo cáo của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về kết quả đề án khảo cổ học văn hóa Óc Eo, do PGS, TS Bùi Minh Trí thực hiện cho thấy những phát hiện hết sức giá trị và đầy ắp thông tin thú vị. Di chỉ khảo cổ học quy mô lớn với thời gian khai quật dài hơi Là nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng ở Nam Bộ, khu di tích khảo...

Hà Nội chuẩn bị ban hành chính sách đãi ngộ nghệ nhân

Sáng 31/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Tọa đàm xây dựng chính sách hỗ trợ, đãi ngộ nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể. Hiện Hà Nội có 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, đứng đầu cả nước về số lượng. Di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội gồm nhiều loại hình phong phú, đặc sắc: lễ hội truyền thống, diễn xướng dân...

Tôn vinh di sản nghệ thuật của cố họa sĩ Phan Kế An

Với nhiều nỗ lực bảo tồn và kế thừa di sản, những người thực hiện dự án đã mang đến công chúng yêu hội họa cơ hội tiếp cận chuyện nghề, chuyện đời của một trong những họa sĩ thời kỳ mỹ thuật Đông Dương nổi tiếng. Ý tưởng tập hợp và giới thiệu những tác phẩm quý và hầu như rất ít người biết của họa sĩ Phan Kế An do một nhóm họa sĩ, nghệ sĩ...

Lễ hội Bà Thu Bồn được trao bằng Di sản văn hóa quốc gia

Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Năm Du lịch Quốc gia-Quảng Nam 2022, với chủ đề “Quảng Nam-Điểm đến du lịch xanh”. Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên Nguyễn Thế Đức cho biết, có nhiều truyền thuyết về Bà Thu Bồn, song tất cả đều hội tụ điểm chung rằng Bà là một cô gái xinh đẹp, có mái tóc dài, là hiện thân của lòng yêu thương con người,...

Hà Nội tập trung nguồn lực bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Kế hoạch nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cán bộ, nhân dân; nhằm huy động nguồn lực cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Thành phố yêu cầu ngành văn hóa phối hợp chặt chẽ các đơn vị, địa phương, cộng đồng thực hành di sản trong việc triển khai các giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Cùng chuyên mục

Xác định chính xác tên gọi di tích tại Phủ Dày

Khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Dày có hơn 20 đền, phủ, lăng... chủ yếu nằm trong phạm vi xã Kim Thái và là trung tâm Ðạo Mẫu lớn và hoàn chỉnh nhất trong cả nước. Trong ba di tích chính của khu di tích Phủ Dày bao gồm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì Phủ Tiên Hương là khu di tích đẹp, được xây dựng từ thời...

Độc đáo lễ cưới người Ba Na

Là người phụ trách đoàn nghệ nhân người Ba Na, anh Đinh Mỡi, hiện đang công tác tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện K’Bang cho biết, lễ cưới là sự kiện quan trọng của người Ba Na, có sự chứng kiến, công nhận của cả cộng đồng, và những người quan trọng trong làng, trong gia đình. Anh Đinh Mỡi cho biết, trai gái người Ba Na đến tuổi tìm hiểu nhau...

Hà Nội Và Những Ngôi Chùa Cổ: Hành Trình Giữ Gìn Và Phục Hồi Di Sản Kiến Trúc

Mỗi lần nhắc đến Hà Nội, người ta không thể quên hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, ẩn mình giữa nhịp sống đô thị nhộn nhịp nhưng vẫn mang một nét tĩnh lặng, trầm mặc. Những ngôi chùa ấy, qua hàng thế kỷ dù xã hội hiện đại đã có nhiều đổi thay, nhịp sống thời đại đã thấm đượm vào từng hàng cây con phố nhưng những giá trị tâm linh của những ngôi chùa đã trở...

Dâng hương tưởng niệm Đệ Tam Tổ Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả

Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thi đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Ất Hợi (1275). Đương thời, Huyền Quang cùng với Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi đến mọi miền đất nước để thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Những năm tháng cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, hoằng dương Phật pháp, dựng Cửu Phẩm...

Mùa đông nơi thành thị với lớp phủ ‘ướt át’ qua những mảng màu xám, đen…

Bảng màu của BST lần này vẫn gồm màu vàng biểu tượng của thương hiệu, kết hợp cùng...

Mới nhất

Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng

Sản xuất chiếm 1/4 nền kinh tế của Việt Nam, do đó, sự phục hồi trong sản xuất nhờ xuất khẩu sang Mỹ tăng, có khả năng đưa tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 5,1% trong năm 2023 lên 6,5% trong năm nay. Lô...

Hai quỹ ETF ngoại giao dịch ra sao trong kỳ cơ cấu quý III/2024?

Cả hai quỹ ETF mô phỏng chỉ số FTSE Vietnam Index và MarketVector Vietnam Local Index đều công bố danh mục quý III/2024 và sẽ hoàn tất cơ cấu trong tuần này. Hai quỹ ETF liên quan sẽ cần hoàn thành tái cơ cấu danh...

Bắt đầu bán vé máy bay Tết

TPO - Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân dịp Tết Nguyên đán 2025, các hãng hàng không Việt Nam đã đồng loạt mở bán vé máy bay dịp Tết ngay từ giữa tháng 9.  Ngày 16/9, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO công bố mở bán sớm gần 1,5 triệu chỗ trên...

Bộ Công Thương ủng hộ 500 triệu đồng hỗ trợ Tuyên Quang khắc phục thiệt hại do bão số 3

Tham gia Đoàn công tác có ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam; bà Nguyễn Minh Huệ - Chủ tịch Công đoàn Bộ Công Thương, cùng đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ Công Thương; đại diện các doanh nghiệp Aeon, Central Retail.Về phía tỉnh Tuyên Quang, có...

YouTuber IShowSpeed đạt gần 30 triệu lượt xem sau 4 ngày ở ĐNÁ

Sau vụ bị "chặt chém" ở TP HCM gây chấn động dư luận, YouTuber nổi tiếng người Mỹ tiếp tục đến Thái Lan để trải nghiệm những thách thức mới....

Mới nhất