Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiDi tích Lam Kinh- biểu tượng của lòng tự hào về một...

Di tích Lam Kinh- biểu tượng của lòng tự hào về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược

(Tổ Quốc) – Lam Sơn – Lam Kinh là vùng đất thiêng “địa linh nhân kiệt”, quê hương của người anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh trong mười năm đầy gian khổ (1418- 1427), cũng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vua, thái hoàng, thái hậu triều Lê Sơ.

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh ngày nay được quy hoạch với tổng diện tích 200ha, thuộc địa bàn hai huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc, nằm cách thành phố Thanh Hóa hơn 50km về phía Tây Bắc.

Lam Sơn được coi là “kinh đô thứ hai” của nước Đại Việt sau Thăng Long Đông Đô – Hà Nội. Đây là khu di tích mang nhiều ý nghĩa giá trị văn hóa thiêng liêng không chỉ của nhân dân Thanh Hóa mà của cả dân tộc.

Di tích Lam Kinh- biểu tượng của lòng tự hào về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược - Ảnh 1.

Quần thể di tích Lam Kinh nhìn từ trên cao

Cuộc khởi nghĩa do người anh hùng dân tộc Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo nổ ra vào mùa xuân năm 1418, tại núi rừng Lam Sơn. Ngày 15 tháng 4 năm 1428 âm lịch, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Đông Đô (Thăng Long- Hà Nội), lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra một vương triều thịnh trị, hưng vượng bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam – vương triều Hậu Lê kéo dài 360 năm.

Năm 1430, Lê Lợi cho đổi Lam Sơn thành Tây Kinh (hay còn gọi là Lam Kinh). Năm 1433, Lê Thái Tổ băng hà và đưa về quê hương Lam Sơn an táng tại Vĩnh Lăng. Từ đây, Lam Kinh trở thành khu sơn lăng.

Kế nghiệp vua Lê Thái Tổ, vua Lê Thái Tông sau khi lên ngôi đã tiếp tục cho xây dựng điện Lam Kinh. Ban đầu điện Lam Kinh được xây dựng với quy mô nhỏ, tính chất chủ yếu là khu “Sơn lăng” (nơi an táng, thờ cúng tổ tiên và các vua, Hoàng hậu thời Lê Sơ). Sau này, để phục vụ cho vua và Hoàng tộc mỗi khi về thăm quê hương, bái yết sơn lăng, qua thời gian điện Lam Kinh dần dần được mở rộng về quy mô to lớn và bề thế.

Di tích Lam Kinh- biểu tượng của lòng tự hào về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược - Ảnh 2.

Giếng ngọc- công trình được xây dựng từ thời vua Lê Lợi

Sách Việt sử thông giám cương mục mô tả: “Lam Kinh nhà Lê ở phía Tây núi Lam Sơn, phía bắc gối vào núi Dầu. Đầu thời Thuận Thiên lấy đất này làm Tây Kinh, cũng gọi là Lam Kinh, xây dựng cung điện trông ra sông, đằng sau hồ lớn giống hồ Kim Ngưu, các khe núi đổ vào hồ này. Lại có khe nhỏ bắt nguồn từ hồ chảy qua trước điện, ôm vòng lại như hình vòng cung, bắc cầu lợp ngói trên khe. Đi qua cầu tới cung điện”.

“Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bên nước non xanh biếc, rừng rậm um tùm, Vĩnh Lăng của Lê Thái Tổ, Hựu Lăng vua Lê Thái Tông và các lăng của vua nhà Lê ở đây cả (?) lăng nào cũng có bia” (Phan Huy Chú – Lịch triều hiến chương loại chí).

Với tính chất linh thiêng và tôn nghiêm, vương triều Hậu Lê luôn cắt cử chức quan cùng với một đội quân thường trực ở điện Lam Kinh để trông coi, bảo vệ kinh thành, khu Điện miếu và lăng mộ.

Di tích Lam Kinh- biểu tượng của lòng tự hào về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược - Ảnh 3.
Di tích Lam Kinh- biểu tượng của lòng tự hào về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược - Ảnh 4.

Kiến trúc độc đáo của Lam Kinh

Trong nhiều thế kỷ, khu Điện miếu Lam Kinh luôn được tu sửa, làm lại nhiều lần. Gần sáu thế kỷ đã trôi qua, với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước, sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự vô thức của con người, Lam Kinh đã bị xuống cấp nghiêm trọng và trở thành phế tích.

Tuy các công trình đền đài điện miếu không còn như xưa, nhưng với không gian cảnh quan, nền móng các công trình kiến trúc lăng mộ và nhiều di tích, di vật thời Hậu Lê còn lại, Lam Kinh vẫn là địa chỉ đỏ của nhân dân Thanh Hóa nói riêng, của cả nước nói chung, cần được bảo tồn, phát huy giá trị giáo dục truyền thống. Chính vì vậy, năm 1962 di tích Lam Kinh được xếp hạng di tích quốc gia. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 609/QĐTTg phê duyệt Dự án tổng thể tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử Lam Kinh. Đặc biệt, ngày 27/9/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1419/QĐ-TTg công nhận khu di tích lịch sử Lam Kinh là di tích Quốc gia đặc biệt.

Di tích Lam Kinh- biểu tượng của lòng tự hào về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược - Ảnh 5.

Kiến trúc độc đáo của Lam Kinh

Di tích Lam Kinh- biểu tượng của lòng tự hào về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược - Ảnh 6.

Kiến trúc độc đáo của Lam Kinh

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều cuộc hội thảo ở trung ương, địa phương về vương triều Hậu Lê, các Hoàng đế, Hoàng hậu, về di tích lịch sử Lam Kinh, nhiều cuộc nghiên cứu khảo cổ học khu trung tâm Lam Kinh đã được triển khai thực hiện, nhằm mục đích xác định quy mô kiến trúc các công trình xưa, vật liệu xây dựng, trang trí mỹ thuật góp thêm tư liệu, sử liệu về triều đại Hậu Lê và phục vụ cho công tác nghiên cứu thiết kế thi công, bảo tồn, phục hồi, tôn tạo.

Di tích Lam Kinh- biểu tượng của lòng tự hào về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược - Ảnh 7.
Di tích Lam Kinh- biểu tượng của lòng tự hào về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược - Ảnh 8.

Bia Vĩnh Lăng Lam Kinh được làm vào thời Lê Sơ, năm Thuận Thiên thứ 6 (năm 1433), đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia.

Từ đó đến nay, nhiều hạng mục di tích đã được nghiên cứu bảo tồn nguyên trạng, chống xuống cấp, nhiều hạng mục di tích đã được phục dựng, phục hồi, tu bổ, dần dần tái hiện phần nào diện mạo của Lam Kinh xưa.

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh với các giá trị lịch sử, văn hóa là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược và công cuộc xây dựng quốc gia Đại Việt.

Di tích Lam Kinh- biểu tượng của lòng tự hào về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược - Ảnh 9.

Hình tượng Vua Lê thiết triều khi về Lam Kinh

Di tích Lam Kinh- biểu tượng của lòng tự hào về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược - Ảnh 10.

Long sàng và các vật dụng trong cung điện Vua Lê xưa

Di tích Lam Kinh- biểu tượng của lòng tự hào về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược - Ảnh 11.

Phục dựng Long sàng tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh

Theo Ban quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh, từ khi di tích Lam Kinh được phục hồi tôn tạo, cảnh quan di tích sạch đẹp, khách thập phương đến tham quan di tích ngày một đông, nhất là trong dịp lễ hội mỗi ngày hàng chục vạn người. Từ đó góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong vùng, phát triển nhất là kinh tế dịch vụ. Đồng thời góp phần lan tỏa, quảng bá lịch sử truyền thống của địa phương, lịch sử văn hóa dân tộc./.



Nguồn: https://toquoc.vn/di-tich-lam-kinh-bieu-tuong-cua-long-tu-hao-ve-mot-giai-doan-lich-su-oai-hung-chong-quan-xam-luoc-20241130145219664.htm

Cùng chủ đề

Phú Yên đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển

VHO - Sáng 28.11, tại di tích lịch sử quốc gia Vũng Rô, thị xã Đông Hòa (Phú Yên) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28.11.1964 – 28.11.2024); đồng thời công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và trao Bằng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển cho tỉnh Phú Yên. Cùng với đó, Phú Yên cần...

Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt

(Tổ Quốc) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 26/11/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích. ...

Thêm 6 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

VHO - Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 26.11.2024 xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích. Cụ thể, 6 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đợt này gồm: Di tích kiến trúc nghệ thuật Quần thể di tích đình, đền, chùa Tiên Lục ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Đình Bảng...

Độc đáo bảo vật quốc gia Linga vàng

Linga vàng của tỉnh Bình Thuận có niên đại khoảng thế kỷ VIII-IX, là hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, có hình thức độc đáo... Việc công nhận bảo vật quốc gia Linga vàng là niềm tự hào lớn lao của cộng đồng người Chăm, khi di sản văn hóa do cha ông tạo lập, vun đắp và để lại cho các thế hệ con cháu hôm nay thừa kế, gìn giữ. ...

“Đêm Trúc Bạch” và công bố Quyết định công nhận 03 điểm du lịch

(Tổ Quốc) - Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và UBND quận Ba Đình sẽ phối hợp tổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hơn 460 khách Trung Quốc ngồi tàu hỏa đến Nha Trang

(Tổ Quốc) - Đoàn khách Trung Quốc du lịch xuyên Việt bằng tàu hỏa, dừng ở ga Nha Trang (Khánh Hòa) để khách tham quan một số điểm du lịch nổi tiếng của thành phố biển, sáng 30/11. ...

Quảng bá văn hóa Thủ đô qua ẩm thực

(Tổ Quốc) - Tại “Lễ hội Văn hóa Ẩm thực năm 2024”, văn hóa Hà Nội sẽ tiếp tục lan tỏa, lưu truyền và quảng bá đến với Nhân dân và du khách. ...

Áp dụng nền tảng công nghệ trong đào tạo nhân sự du lịch chất lượng cao

(Tổ Quốc) - Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực giỏi kỹ năng, ngoại ngữ, công nghệ để phù hợp với yêu cầu của Ngành du lịch được xem xu thế tất yếu trong bối cảnh phát triển công nghệ mạnh mẽ hiện...

4 dự án “bom tấn” hoạt hình màn ảnh rộng trong năm 2025

(Tổ Quốc) - Lần đầu tiên, bốn dự án phim hoạt hình điện ảnh được công bố, đánh dấu sự khởi sắc trong thị trường hoạt hình Việt Nam. Năm 2025 sẽ đánh dấu chấm hết cho một thời gian dài màn ảnh rộng chỉ là sân chơi của những bộ...

Dàn nghệ sĩ gạo cội quy tụ tại Tết Vạn lộc 2025

(Tổ Quốc)- Tối 28/11, tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô diễn ra chương trình nghệ thuật Tết Vạn Lộc 2025 với chủ đề “Tiếng ca dâng đời”. ...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Hội thi được tổ chức từ ngày 19 - 27/4/2024 với sự tham gia của 23 đội tuyên truyền lưu động thuộc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật các tỉnh, thành phố trên cả nước.Lễ khai mạc vào...

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, tại Nhà hát Hồ Gươm.

Lần đầu tiên trưng bày tranh của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đã trao tặng bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" do nhà vua vẽ cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Nghỉ việc cuối năm, can đảm hay liều lĩnh?

Với một số người trẻ, tiền thưởng cuối năm rồi cũng xài hết. Miễn không còn hứng thú với công việc là họ sẵn sàng nghỉ việc để nạp lại năng lượng và tìm cơ hội mới. Thông thường, vào dịp cuối năm là...

Mẫu máy bay kỳ quặc nhất lịch sử hàng không

Một số kỹ sư đề xuất một ý tưởng máy bay có hình dáng kỳ cục để tiết kiệm đáng kể lượng nhiên liệu tiêu thụ. ...

Xác thực sinh trắc học FaceID ngân hàng được vinh danh Tuổi trẻ sáng tạo

Hệ thống xác thực sinh trắc học FaceID tập trung cho hệ thống ngân hàng là một trong 23 sản phẩm sáng tạo tiêu biểu được vinh danh tại Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Bắc. ...

Meta muốn làm cáp quang biển 10 tỷ USD vòng quanh thế giới

Nguồn tin thân cận xác nhận Meta đang lên kế hoạch xây dựng tuyến cáp quang biển dài hơn 40.000km vòng quanh thế giới với tổng mức đầu tư khoảng 10 tỷ USD. Theo công ty thông tin mạng Sandvine, các tài sản của Meta - Facebook, Instagram và WhatsApp – và người dùng của họ chiếm 10% tổng lưu lượng mạng cố định; 22% tổng lưu lượng truy cập di động. Với việc không ngừng đầu tư vào AI,...

Giảng viên đại bỏ phố lên núi sống như người nguyên thủy hiện ra sao sau 14 năm?

GĐXH - Câu chuyện đằng sau việc 2 giảng viên tại đại học danh giá nhất Trung Quốc từ bỏ công việc nhiều người mơ ước và trở thành người đi ngược xu thế xã hội đã được hé lộ. ...

Mới nhất

Phở Hà Nội – Hội tụ tinh hoa ẩm thực

Kinhtedothi – “Phở Hà Nội” được ghi danh vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể cho thấy tinh hoa ẩm thực nói chung và món Phở nói riêng hội tụ tại Thủ đô; cũng là món phở nhưng chỉ đi ra Hà Nội mấy chục cây đã thấy khác”. GS.TS. Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội...

Cơ hội lớn để kết nối thể thao Golf và di sản văn hóa

Ngày 30/11, Tọa đàm "Kết nối Di sản và Thể thao Golf: Cơ hội và thách thức" đã diễn ra tại Ninh Bình. Tọa đàm là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động của Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024.

Trung Quốc nối lại miễn thị thực cho công dân Nhật Bản du lịch ngắn ngày

Một số nguồn thạo tin cho biết trước khi chương trình miễn thị thực được khôi phục, Bắc Kinh đã yêu cầu Tokyo áp dụng "chế độ thị thực bình đẳng" đối với công dân Trung Quốc.Trung Quốc mở rộng chương trình miễn thị thực 15 ngày cho du khách quốc tếTrung Quốc: Chính sách miễn thị thực quá...

Việt Nam giới thiệu 68 chủng loại khí tài

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Sáng 30/11, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã trực tiếp...

Nhật Bản tăng sản lượng thịt bò Wagyu sang Việt Nam

Với nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản đã chọn TP.HCM làm điểm đến chiến lược để tiêu thụ thịt bò Wagyu Kuroge. ...

Mới nhất