Trang chủDi sảnDi sản trước phong ba

Di sản trước phong ba


VHO – Miền Bắc đang khứng chịu đợt bão lớn, với những dự báo thiên tai làm hư hại nhiều nhà cửa, phá hoại nhiều hoa màu. Đây lại là thời điểm “khởi động” ở miền Trung, bởi lệ thường mùa mưa bão sẽ đến sau tiết Trung thu. Nhiều công trình, vùng canh tác nơm nớp lo lắng và sẵn sàng những giải pháp chặn đón.

Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng chia sẻ, trong tổng thể chung đối chọi thiên tai, các công trình, vật thể di sản văn hóa, với lịch sử cả trăm năm tồn tại, thật sự đang rất cần những hoạch định, đầu tư chăm nom.

Thực tế, ngành Văn hóa, nhất là văn hóa miền Trung, năm nào cũng đối diện câu chuyện này và năm nào cũng phải chấp nhận một số mất mát, hư hại khó tránh khỏi. Tâm tư những người trong ngành là phải làm sao để giảm thiểu đến mức thấp nhất, những tổn thất di sản ấy.

Di sản trước phong ba - ảnh 1
Di tích Ngọ Môn (Thừa Thiên Huế) ngập trong trận lụt tháng 11.2023

Qua mô tả của ông Quốc Thiện, có thể hình dung khối lượng những công trình, vật thể liên quan di sản văn hóa là rất lớn, hiện diện ở đủ mọi khu vực và vùng văn hóa.

Rõ ràng nhất là những công trình xây dựng quy mô, như Đại nội Kinh thành Huế, phố cổ Hội An…; những vùng quy hoạch đáng quan tâm, như phố cổ Bao Vinh (Huế), những công trình lịch sử, kiến trúc như chùa chiền, tháp cổ, làng xóm dân cư lâu đời…

Chi tiết hơn là những bảo tàng văn hóa, lịch sử, như Bảo tàng Chăm, thành Điện Hải ở Đà Nẵng, các bảo tàng chuyên ngành ở Hội An, các bảo tàng cổ vật, thư tịch ở Huế… Công tác bảo vệ, chăm nom những công trình, vật thể di sản, văn hóa này, theo đó rất đa dạng và phức tạp.

Di sản trước phong ba - ảnh 2
Phố cổ Hội An thường xuyên bị ngập trong nước lũ

Có những khu vực bảo tàng liên quan đến thư tịch, giấy tờ, vải lụa, đồ gỗ… chỉ cần bị ẩm ướt, ngập nước là hư hại hàng loạt. Ngay với một công trình kiến trúc như Chùa Cầu Hội An, trước những đợt mưa bão trầm trọng, giới bảo tàng luôn hãi sợ lo lắng, nếu mở rộng ra cả những dãy nhà phố cổ năm nào cũng ngập trong nước lụt, thật sự rất đáng phải quan tâm, đầu tư biện pháp bảo vệ.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, cho đến nay, toàn ngành văn hóa các địa phương, vẫn chưa có được các khoản đầu tư lớn, các dự án quy hoạch đầy đủ với biện pháp xử lý, ngăn ngừa, bảo vệ các công trình, di sản văn hóa.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế chia sẻ, cá nhân ông đã từng phải ngậm ngùi khi thấy một công trình nhà cửa, kho tàng bị tốc mái, ngập lụt. Rất nhiều những di chỉ, văn kiện giấy tờ… phải được bảo vệ trong hoàn cảnh đó, mà nhân lực của các đơn vị chưa chắc đã đủ ứng phó cũng như không đủ kinh nghiệm để sẵn sàng từ trước.

Di sản trước phong ba - ảnh 3
Nước lũ tại Hội An dâng cao đã ảnh hưởng rất lớn tới các di tích lịch sử

Trong những ngày này, khi thông tin về cơn bão số 3 hoành hành, không ít người làm việc trong công tác bảo tồn bảo tàng ở Đà Nẵng, Hội An bày tỏ lo sợ sẽ có ảnh hưởng đến những công trình, vật thể di sản văn hóa các tỉnh miền Bắc.

Từ Hải Phòng đến Hà Nội, liệu đội ngũ những người làm bảo tồn bảo tàng, chưa trải qua nhiều lần “thực chiến” mùa mưa bão, có đủ kinh nghiệm và kỹ năng để đối phó không? Chỉ cần một chút bất cẩn, một chút sơ sẩy, là ngành bảo tàng ở địa phương sẽ phải nhận cái giá tổn thất rất lớn.

Khi một công trình di sản bị hư hại, một khu bảo tàng bị tốc mái, thì giá trị vô hình nằm trong từng vật thể di sản lại không thể đo đếm được bằng tiền. Cho nên, thiên tai càng lớn, di họa càng đáng lo, từ thực tế của một cơn bão, rất cần đặt ra những bài toán đầu tư, giải pháp căn cơ bền vững về sau, đối với mọi công trình di sản.

Trong nỗi lo chung về hậu quả thiên tai, cạnh những công trình nhà cửa bị phá hủy, mùa màng tổn thất, tài sản nhân dân mất mát, ngành văn hóa cũng rất cần những câu trả lời nghiêm chính, quy mô, về năng lực bảo tồn bảo vệ được các công trình, di tích di sản văn hóa. Một cuốn sách quý hư hại đi, hay một chiếc chén cổ vỡ tan tành, ấy là cả một vấn đề mà không phải ai cũng hiểu!



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/di-san-truoc-phong-ba-104217.html

Cùng chủ đề

Ứng dụng công nghệ mới trong bảo trì đường bộ, giảm phát thải, thân thiện với môi trường

Công nghệ cào bóc tái chế nguội tại chỗ giúp tận dụng vật liệu mặt đường cũ, tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, thân thiện với môi trường. ...

Video Art ‘Thăng Đường Nhập Thất’: Dấu Ấn Văn Hóa Qua Nghệ Thuật

Triển lãm video art "Thăng Đường Nhập Thất," diễn ra tại giảng đường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội, đã mang đến một làn gió mới, thổi bừng sức sống cho kiệt tác mỹ thuật Đông Dương. Lấy cảm hứng từ bức tranh kinh điển của Victor Tardieu, tác phẩm không chỉ tái hiện quá khứ mà còn dẫn dắt người xem vào hành trình khám phá sâu sắc về lịch sử và văn...

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Để di sản trở thành nguồn lực phát triển

(Tổ Quốc) - Để di sản văn hóa thực sự trở thành nguồn lực vừa phát huy giá trị vừa đóng góp vào phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, theo các nhà nghiên cứu, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo cơ chế thúc đẩy...

Nghề “làm một ngày ăn cả năm” ở Sa Huỳnh được công nhận di sản văn hóa

(Dân trí) - Nghề làm muối ở Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 14/12, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nghề làm muối Sa Huỳnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Nghề làm muối ở Sa Huỳnh là loại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 16.12, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sau 4 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn...

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024) đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM với nhiều hoạt động. Triển lãm và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM Chương trình do Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

VHO - Tối ngày 14.12, tại TP. Đông Hà, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Thứ trưởng BộVHTTDL Trịnh Thị Thủy phát biểu khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 Tham dự chương trình có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy;  Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hộiĐinh Thị Phương Lan; lãnh đạo...

Bài đọc nhiều

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng. Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Nghỉ lễ, trải nghiệm thú vị với tàu điện và di tích xưa

Ngày nghỉ lễ thật tuyệt vời khi được trải nghiệm tàu điện, dạo quanh phố phường Hà Nội mùa thu với những khu di tích xưa. Người Hà Nội đi tàu Cát Linh - Hà Đông - Ảnh: PHẠM TUẤN Một trong những trải nghiệm của tác giả vào dịp lễ là hẹn cô bạn thân từ thời cấp II đi tham quan Hoàng Thành Thăng Long sáng 1-9. Trải nghiệm tàu điện, ước được đi lâu hơn Nhân dịp 2-9, gia đình...

Cùng chuyên mục

Video Art ‘Thăng Đường Nhập Thất’: Dấu Ấn Văn Hóa Qua Nghệ Thuật

Triển lãm video art "Thăng Đường Nhập Thất," diễn ra tại giảng đường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội, đã mang đến một làn gió mới, thổi bừng sức sống cho kiệt tác mỹ thuật Đông Dương. Lấy cảm hứng từ bức tranh kinh điển của Victor Tardieu, tác phẩm không chỉ tái hiện quá khứ mà còn dẫn dắt người xem vào hành trình khám phá sâu sắc về lịch sử và văn...

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Mới nhất

Tánh Linh tận dụng thế mạnh đặc sản để xây dựng sản phẩm OCOP

Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đã tận dụng những nông sản đặc trưng, thế mạnh như gạo, sầu riêng, yến sào…để xây dựng sản phẩm OCOP có giá trị. Huyện Tánh Linh phát triển sản phẩm OCOP. Ảnh: ĐB. Không chỉ thị trường trong tỉnh đón nhận, hiện 2 sản phẩm gạo (gạo ST 25, gạo lứt ST 25) của Hợp...

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp hàng không

DNVN - Chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không ngày 17/12, ông Stephan Castet - Giám đốc Điều hành Công ty Advanced Business Events (ABE) cho rằng, Việt...

Đà Lạt sẽ đẳng cấp, sang trọng hơn nhờ công nghiệp văn hóa

Đà Lạt không chỉ có danh xưng xứ ngàn hoa, thông reo..., mà còn là đô thị của lịch sử, của di sản... Vì thế cần xác định cốt lõi, thế mạnh của Đà Lạt để phát triển du lịch văn hóa bền vững, nâng tầm công...

Nhiều ngân hàng niêm yết lãi suất huy động cao kỷ lục

(PLVN) -  Lãi suất ngân hàng hôm nay 18/12/2024 ghi nhận xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là tại một số ngân hàng lớn như BVBank, HDBank, MSB,... 18/12/2024 10:54 Ảnh minh hoạ. (PLVN) -  Lãi suất ngân hàng hôm nay 18/12/2024 ghi nhận xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là tại một số ngân hàng lớn như...

Thêm cơ hội để người dân Thủ đô tiếp cận nông sản, sản phẩm OCOP

Chương trình "Tự hào Nông sản Việt Nam" diễn ra từ nay đến hết ngày 1/12, tại công viên Long Biên, Hà Nội, mang đến cơ hội tiếp cận đa dạng các sản phẩm OCOP, nông sản chất lượng từ 32 tỉnh, thành trên cả nước. Với hơn 120 gian hàng và 1.500 dòng sản phẩm trưng bày, sự...

Mới nhất