Trang chủDu lịchKhám pháDi sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế...

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Với vị thế trung tâm đất nước hơn một nghìn năm văn hiến, các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá đã góp phần làm nên diện mạo hấp dẫn của Hà Nội.

Di sản: ‘Nguồn lực’ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Cụm công trình này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2010. (Ảnh: Hoàng Thành)

Di tích lịch sử, văn hoá: “Kho báu” hút khách du lịch

Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa với gần 6.000 di tích văn hóa, lịch sử; trong đó có 16 di tích, cụm di tích quốc gia đặc biệt, gần 1.200 di tích được xếp hạng quốc gia; đặc biệt Khu Di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Theo Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, các di tích lịch sử văn hoá được phân bổ trên địa bàn các quận, huyện, trong đó một số địa phương có số lượng di tích lớn như huyện Thường Tín (440 di tích), huyện Ứng Hòa (433 di tích), huyện Ba Vì (394 di tích), huyện Chương Mỹ (374 di tích), huyện Phú Xuyên (345 di tích), huyện Sóc Sơn (341 di tích)…

Các quận nội thành do tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích không lớn, nên số lượng di tích có phần kiêm tốn hơn, cụ thể như quận Thanh Xuân (29 di tích), quận Ba Đình (47 di tích), quận Cầu Giấy (49 di tích), quận Hai Bà Trưng (51 di tích), quận Hoàn Kiếm (66 di tích)…

Di sản: ‘Nguồn lực’ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội
Cột cờ Hà Nội hay được gọi là Kỳ đài Hà Nội được xây dựng dựa trên kết cấu dạng tháp, dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn từ đầu thế kỉ XIX, là địa danh chứng kiến biết bao biến cố lịch sử đất nước. (Ảnh: Hoàng Thành)

Theo quy định của Luật Di sản văn hoá về phân loại hình di tích, Thủ đô có đầy đủ cả 4 loại hình di tích lịch sử văn hoá gồm: Loại hình di tích lịch sử; Loại hình di tích khảo cổ; Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật; Danh lam thắng cảnh.

Với nguồn lực đặc biệt là hệ thống các di tích, là nguồn tài nguyên đặc sắc, hấp dẫn để thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Thủ đô.

Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2023, Thành phố đã đón hơn 24 triệu du khách (trong đó có hơn 4 triệu lượt khách quốc tế, 20 triệu lượt khách nội địa), tăng 27% so với năm 2022 và tăng 9,1% so với kế hoạch. Tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 87,65 nghìn tỷ đồng, tăng 45,5% so với năm 2022 và tăng 13,83% so với kế hoạch.

Những con số trên là không chỉ là biểu hiện của sự quan tâm ngày càng tăng của mọi người đối với di sản văn hóa và lịch sử của Thủ đô, mà còn mang lại lợi ích kinh tế đáng kể.

Di sản: ‘Nguồn lực’ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội
Di sản văn hóa ở Hà Nội là nguồn tài nguyên đặc sắc, hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Khánh Huy

Các di sản, di tích của Thủ đô đều mang những giá trị về lịch sử, văn hoá và khoa học. Xét dưới góc độ phát triển, đây là nguồn tài nguyên, nguồn lực đặc biệt có thể khai thác để góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội chung của Thủ đô. Việc khai thác đó, dù ít dù nhiều, hay dù mới ở giai đoạn khai mở nhưng đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng của hệ thống di tích trong bối cảnh phát triển hiện nay.

Di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo

Năm 2019, Hà Nội được UNESCO công nhận tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo trên thế giới. Từ đó đến nay, Hà Nội đã và đang từng bước chuyển động theo hướng “Lấy sự sáng tạo và coi nền kinh tế sáng tạo làm cốt lõi trong tiến trình phát triển thành phố năng động, toàn diện và bền vững”.

Trong quá trình ấy, di sản văn hoá vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng Thành phố sáng tạo, vừa chính là một nhân tố tham gia trực tiếp vào việc tạo lập các không gian sáng tạo của Thủ đô.

Di sản: ‘Nguồn lực’ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội
Bắc Bộ Phủ, nay là Nhà khách Chính phủ được xây dựng vào năm 1918 với phong cách kiến trúc Pháp cổ nổi bật. Công trình 106 tuổi này vừa lần đầu tiên mở cửa đón khách tham quan. Nhờ sự kiện mở cửa, rất nhiều người lần đầu được tận mắt chứng kiến những hình ảnh đặc biệt phía bên trong của tòa nhà, điều mà từ trước tới nay không phải ai cũng có cơ hội mục sở thị. (Ảnh: Đan Thanh)

Các di sản văn hóa nói chung và các di tích kiến trúc nói riêng thường là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng tạo dựng, nuôi dưỡng, lưu truyền… Do đó nếu thích ứng tốt với xã hội đương đại sẽ có vai trò thu hút, thúc đẩy các hoạt động cộng đồng, tận dụng sự sáng tạo của mọi tầng lớp trong xã hội.

Thời gian qua, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đồng hành, tham gia cùng UBND Hà Nội và các Kiến trúc sư trở thành nhân tố tiên phong trong quá trình thúc đẩy mối quan hệ giữa di sản văn hóa – kiến trúc với các hoạt động sáng tạo, kết nối liên ngành, góp phần cho sự phát triển Thành phố sáng tạo với bản sắc văn hóa mạnh mẽ. Đó chính là phần nội dung quan trọng được hiện thực hóa trong Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội.

Di sản: ‘Nguồn lực’ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội
Bên trong toà nhà Đại học Tổng hợp ở 19 Lê Thánh Tông Hà Nội vừa trải qua một phép màu diệu kỳ dưới khối óc và bàn tay “ma thuật” của các thầy, cô giáo và sinh viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật – Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: Việt Khôi)

Tại Tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo”, sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024, các chuyên gia, kiến trúc sư đã đánh giá vai trò của di sản kiến trúc trong thành phố sáng tạo.

Họ cũng đặt ra những câu hỏi đầy trăn trở về tính bền vững của các sáng tạo đang được tạo ra trong lòng các di sản kiến trúc, gợi những điểm nhìn mang tính hệ thống của các nhà nghiên cứu kiến trúc cũng như những giải pháp đem lại sức sống cho các di sản này.

GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính chia sẻ: “Có lẽ sống quá lâu với Hà Nội chúng ta sẽ ‘chai lì’ với những gì Hà Nội có nhưng phải nói Hà Nội là Thành phố ‘lạm phát’ sự đặc sắc. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội đã đánh thức để chúng ta không thờ ơ với thành phố mình đang sống. Tôi rất trân trọng sự dũng cảm của các kiến trúc sư, các nghệ sĩ với những tác phẩm ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để làm sống lại những di sản”.

Theo Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Hoàng Thúc Hào, di sản kiến trúc không chỉ là động lực về mặt tinh thần mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 với nội dung tập trung vào di sản cho thấy sự tương tác, cộng hưởng của các tác giả đương đại với di sản trong quá khứ, từ các khoảng không tới các tác phẩm cộng sinh.

Di sản: ‘Nguồn lực’ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội
Toà nhà Đại học Tổng hợp, di sản kiến trúc trăm tuổi nay được “đánh thức” qua lăng kính nghệ thuật và thiết kế hiện đại, mang đến cho công chúng những trải nghiệm vừa lạ lẫm vừa sâu sắc. (Ảnh: Việt Khôi)

Từ kinh nghiệm làm sống lại nhiều di sản kiến trúc trên địa bàn, Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho rằng, cần phải có sự phối hợp của nhiều đơn vị trong việc vận hành, khai thác các tác phẩm sau lễ hội. Ông hy vọng, việc Luật Thủ đô được thông qua sẽ mở ra nhiều hướng trong hợp tác, khai thác sử dụng hiệu quả các không gian di sản, cũng như những tác phẩm độc đáo sau khi Lễ hội Thiết kế sáng tạo kết thúc.

Thực tế qua 4 năm tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo, Hà Nội đã “đánh thức” một số công trình kiến trúc tưởng như đã “ngủ quên” trong lòng thành phố. Hội quán Quảng Đông lưu giữ ký ức của con phố Hàng Buồm đã trở thành một trung tâm văn hóa nghệ thuật đầy hấp dẫn với nhiều cuộc triển lãm, trưng bày, tọa đàm, hội chợ thủ công được tổ chức.

Khi Tháp nước Hàng Đậu, Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ phủ) hay Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Tổng hợp) lần đầu mở cửa cho khách tham quan, hàng trăm người dân đã xếp hàng để ít nhất một lần được “chạm” vào di sản.

Di sản: ‘Nguồn lực’ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội
Du khách từ khắp nơi, nhất là các bạn trẻ, háo hức đổ về để chiêm ngưỡng những không gian kiến trúc đậm chất hoài niệm, nơi quá khứ và sáng tạo đương đại giao thoa. (Ảnh: Việt Khôi)

Không ít người hào hứng đăng ký trải nghiệm các tour “Chuyến tàu di sản” từ Ga Hà Nội tới Ga Gia Lâm để đến Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, tour “Những bước chân kể chuyện” giúp khách bộ hành tham quan các điểm trên tuyến phố “giao lộ sáng tạo” gồm Nhà hát Lớn, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Cung Thiếu nhi Hà Nội…, tour “Lịch sử và Âm vang – Dấu thiêng Hà Nội” khám phá lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật tuồng…

Hay các địa điểm như Cung Thiếu nhi Hà Nội, Vườn hoa Diên Hồng (Vườn hoa Con cóc), Vườn hoa Tao Đàn… với các triển lãm sắp đặt, các buổi biểu diễn nghệ thuật, workshop, hội chợ đã thu hút đông người dân tham gia, đặc biệt là giới trẻ.

Đặc biệt, lần đầu tiên tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024, các đơn vị lữ hành đã thí điểm bán tour sáng tạo kết nối công trình di sản từng được coi là biểu tượng lịch sử văn hóa Thủ đô đã thu hút đông đảo người dân tham gia.

“Tour di sản sáng tạo” với lộ trình tối ưu đã chuyển tải đến du khách giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của các di sản cũng như biểu tượng, hoạt động tại lễ hội. Hành trình tour là cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa lịch sử và nghệ thuật từ các điểm đến như: Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bắc Bộ Phủ, Nhà hát Lớn, Đại học Tổng hợp (cũ)…

Di sản: ‘Nguồn lực’ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đánh dấu lần đầu tiên Bắc Bộ Phủ mở cửa đón khách tham quan. Đây cũng là dịp hiếm có, du khách trong và ngoài nước được bước vào tham quan miễn phí, có thể lựa chọn có hướng dẫn viên hoặc không. (Ảnh: Đan Thanh)

Ở bất cứ quốc gia nào, mỗi công trình kiến trúc đều mang trong mình một ngôn ngữ riêng. Không chỉ cho thấy sức sáng tạo tài hoa của con người, các công trình kiến trúc đều ít nhiều in dấu ấn của thời đại, biểu đạt những ý nghĩa văn hóa và tôn giáo, phản ánh đặc điểm địa lý, khí hậu của vùng đất nơi công trình kiến trúc được xây dựng.

Hà Nội mang trong mình rất nhiều di sản kiến trúc lưu giữ ký ức lịch sử, văn hóa của Thủ đô. Trong đó, nhiều công trình có thể chưa được công nhận là di sản nhưng giá trị về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, nghệ thuật, về khai thác sử dụng… của chúng đang đặt ra yêu cầu về bảo tồn và phát huy giá trị, nhất là khi Hà Nội đã chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.





Nguồn: https://baoquocte.vn/di-san-nguon-luc-gop-phan-thuc-day-phat-trien-kinh-te-cua-ha-noi-294909.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Sáng 18/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-du-hoi-nghi-trien-khai-nhiem-vu-nganh-van-hoa-the-thao-va-du-lich-post1002726.vnp

Vietnam Grand Sale 2024: Tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng trưởng kinh tế dịp cuối năm

Sáng 2/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024”. Phát biểu tại Lễ phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, thời gian qua, thương mại, dịch vụ, du lịch của nước ta đã có những phục hồi tích cực; tổng mức bán...

Nữ sinh Việt đa tài trúng tuyển sớm Đại học Harvard danh tiếng

(Dân trí) - Với kết quả bài thi ACT và điểm trung bình học tập suýt soát tuyệt đối, giỏi thể thao, âm nhạc, Phan Linh Lan- học sinh Trường Quốc tế Concordia (Hà Nội) - vừa trúng tuyển sớm vào Đại học Harvard.   Vỡ òa hạnh phúc Thay vì lên xe bus tới trường, sáng 13/12, Linh Lan hồi hộp chờ trước màn hình máy tính. Đây là ngày ĐH Harvard (Mỹ) thông báo kết quả kỳ xét tuyển sớm...

Hà Nội cấm phương tiện gây ô nhiễm: Việc không thể chậm trễ, cần trợ giá xe điện

Theo đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ, cấm ô tô, xe máy gây ô nhiễm môi trường là việc cần làm ngay trong nội thành Hà Nội. Tuy nhiên, đi cùng với đó là chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi xe xăng, dầu sang xe điện. LỜI TÒA SOẠN HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn Thủ đô. Nghị quyết đặt ra...

Đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Dồn lực sản xuất, liên kết Thời điểm này, các vùng sản xuất của thành phố Hà Nội dồn lực chuẩn bị phục vụ thị trường cuối năm. Tại các huyện: Thường Tín, Thanh Oai, Đông Anh, Sóc Sơn, Thường Tín, Mê Linh…. nhiều trang trại, hợp tác xã đang đẩy mạnh chăm sóc cây trồng, vật nuôi để kịp phục vụ thị trường cuối năm.  Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, với gần 10 triệu dân cư trú thường xuyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quyền Tổng thống Han Duk Soo rơi vào thế gọng kìm

Các đảng phái chính trị ở Hàn Quốc đang tranh cãi về phạm vi quyền hạn mà Quyền Tổng thống Han Duck-soo nắm giữ trong bối cảnh Tổng thống Yoon Suk Yeol bị đình chỉ nhiệm vụ từ ngày 14/12 để chờ thủ tục luận tội liên quan thiết quân luật.

Ukraine tiếp tục từ chối khí đốt Nga, một nước châu Âu đang tìm cách để nhập hàng từ Moscow

Mới đây, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận cho phép vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ quốc gia Đông Âu này, sau khi hợp đồng thương mại giữa hai bên hết hạn vào cuối năm nay.

Hé lộ chi tiết về vụ sát hại vị tướng quân đội, Moscow khởi tố điều tra tội khủng bố

Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ bức xạ, hóa học và sinh học của Nga - cùng trợ lý của ông, đã thiệt mạng trong một vụ nổ mà Moscow coi là khủng bố, xảy ra sáng 17/12 ở Đông Nam khu vực thủ đô nước này.

Hé lộ chi tiết về vụ sát hại vị tướng quân đội, Moscow khởi tố điều tra tội khủng bố

Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ bức xạ, hóa học và sinh học của Nga - cùng trợ lý của ông, đã thiệt mạng trong một vụ nổ mà Moscow coi là khủng bố, xảy ra sáng 17/12 ở Đông Nam khu vực thủ đô nước này.

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa “cây nhà lá vườn” để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào viện trợ quân sự phương Tây và tăng cường khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Bài đọc nhiều

Cuốn sách chỉ cách sống cân bằng trong thời đại đầy cám dỗ

Bác sĩ Anna Lembke đã giải mã về khoa học thần kinh trong cuốn Giải mã hoóc-môn dopamine - Sống cân bằng trong thời đại đầy cám dỗ, giúp người đọc đạt đến trạng thái cân bằng, lành mạnh hơn giữa lạc thú và nỗi đau.

Khám phá món ăn phong phú và đậm đà hương vị

Được bao bọc bởi một bên là dãy Trường Sơn hùng vĩ, một bên là biển cả bao la, miền Trung sở hữu nguồn nguyên liệu ẩm thực phong phú với hương vị rất đặc trưng.

Khơi mạch nguồn yêu thương | Doanh nhân | Tài Chính

ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) luôn bền bỉ theo đuổi triết lý: “Kinh doanh kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội”. Có một tổ chức mà từ lãnh đạo cấp cao nhất đến những nhân viên bình thường đều gắn kết trong một...

Bình Dương xây dựng các tour du lịch tham quan làng nghề

Bình Dương tiếp tục xây dựng các tour du lịch tham quan làng nghề kết hợp với các tuyến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nhằm phát triển du lịch gắn với bảo tồn. Phiên chất vấn kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X vào sáng 10/12 có nội dung liên quan đến lĩnh vực du lịch. Tại đây, ông Nguyễn Thanh Quang (Tổ đại biểu TP. Thuận An) cho biết, UBND tỉnh đã ban...

Người phụ nữ ‘vỡ mộng’ khi bán nhà mua vé chu du khắp thế giới bằng du thuyền

MỸ - Người phụ nữ bán nhà để có tiền mua vé, trở thành hành khách trên du thuyền vòng quanh thế giới kéo dài 3 năm. Tuy nhiên, cô vỡ mộng vì mọi việc không như dự tính. Cựu tiếp viên hàng không Meredith Shay (ở Florida, Mỹ) đã bán nhà để tham gia chuyến đi vòng quanh thế giới kéo dài 3 năm trên du thuyền, với chi phí hơn 562.000 USD (khoảng 14,2 tỷ đồng). Tuy nhiên, cuộc...

Cùng chuyên mục

Cao Bằng – Cơ hội bứt phá từ hạ tầng giao thông và logistics | Thị trường | Tài Chính

Tuyến cao tốc Cao Bằng-Lạng Sơn và công viên logistics đầu tiên của cả nước tại Lạng Sơn đang tạo ra hiệu ứng lan tỏa, giúp Cao Bằng có thể bứt phá. Hành lang giao thương chiến lượcTuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, dài 115 km...

Những lưu ý khi mua nhà đất trong dịp cuối năm | Tư vấn | Tài Chính

Việc mua nhà đất ở thời điểm cuối năm có thể giúp người mua được trả mức giá tốt hơn nhưng cũng dễ gặp phải những rủi ro pháp lý ở thời điểm này. Thời điểm cuối năm, nhiều người đang cần nguồn tiền để trang trải các...

Block B dự án Conic Boulevard được chấp thuận nghiệm thu, sẵn sàng bàn giao | Dự án | Tài Chính

Theo thông báo của Sở Xây dựng TP HCM, Block B thuộc Conic Boulevard đã chính thức được chấp thuận nghiệm thu sau khi hoàn tất thi công. Ngày 9-12, Sở Xây dựng TP HCM đã ban hành thông báo số 11901/TB-SXD-QLCLXD về kết quả kiểm tra công...

The OpusK tạo “cú hích” cho thị trường bất động sản cuối năm | Dự án | Tài Chính

Chiều 15-12, tại khách sạn Hilton Saigon, SonKim Land đã ra mắt phân khu cuối cùng của dự án The Metropole Thủ Thiêm - The OpusK. Toàn bộ sản phẩm nhanh chóng được khách hàng quan tâm và tạo nên "cơn sốt" trên thị trường bất động sản...

‘Quê hương ông già Noel’ quá tải khách du lịch dịp Giáng sinh

PHẦN LAN - Người dân Rovaniemi, thủ phủ của Lapland, đã tổ chức biểu tình nhằm phản đối tình trạng quá tải du lịch trong thời gian gần đây. Bất chấp thời tiết giá lạnh của những ngày tháng 12, rất đông du khách vẫn đổ về Rovaniemi và ghé thăm "làng ông già Noel", một công viên giải trí theo chủ đề mùa đông. "Cuối cùng, giấc mơ của tôi cũng đã thành hiện thực. Tôi đã có thể đặt...

Mới nhất

Nghệ thuật sơn mài – Vẻ đẹp vĩnh cửu trên tấm gỗ vóc

Nghệ thuật sơn mài ở Việt Nam không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tài năng và sự tinh tế của người nghệ nhân mà còn là một phần quan trọng của di sản văn hóa độc đáo của đất nước. Nguồn gốc của nghệ thuật sơn mài Nghệ thuật sơn mài là một loại hình nghệ thuật truyền...

Trường đại học thưởng Tết Nguyên đán lên tới 50 triệu đồng/người

Một số trường đại học đã có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, giảng viên và người lao động. Mức thưởng Tết lên tới hơn 50 triệu đồng/người, nhưng có trường sẽ lên tới 70-80 triệu đồng/người. Chia sẻ với PV VietNamNet, Phó hiệu trưởng một trường đại học ngoài công lập ở TPHCM...

Đường qua đèo Khánh Lê tê liệt, đề nghị công bố tình huống khẩn cấp sạt lở

Cơ quan chức năng đề nghị công bố tình huống khẩn cấp khi quốc lộ 27C qua Khánh Hòa sạt lở, nhiều khối đá chắn trên đèo Khánh Lê khiến giao thông tê liệt. Sạt lở trên đèo Khánh Lê qua tỉnh Khánh Hòa khiến giao thông bị tê liệt. Video: Xuân Ngọc   Hôm nay (18/12), Khu Quản lý đường bộ...

Các gia đình Palestine kiện chính phủ Mỹ vì viện trợ Israel

(CLO) Năm gia đình Palestine đã chính thức đệ đơn kiện Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 17/12, yêu cầu Chính phủ Mỹ tuân thủ luật pháp liên bang nhằm hạn...

Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Phát triển sản...

Mới nhất