Trang chủDi sản"Di sản lễ hội tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn"

“Di sản lễ hội tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn”

Quảng Ninh có 76 lễ hội dân gian truyền thống, tập trung chủ yếu vào mùa xuân, tạo thành sản phẩm du lịch lễ hội hấp dẫn du khách. Bên lề hội thảo “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản của thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” tổ chức ngày 26/12/2024, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Đỗ Danh Huấn, nghiên cứu viên Viện Sử học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, là người quan tâm nghiên cứu nhiều về văn hóa làng quê, di sản lễ hội, về vấn đề này.
Tiến sĩ Đỗ Danh Huấn.

– Thưa Tiến sĩ, ông có nhận xét như thế nào về bức tranh lễ hội truyền thống ở Quảng Ninh?

+ Lễ hội là một bộ phận của di sản văn hóa, mà các lễ hội truyền thống ở Quảng Ninh cũng không nằm ngoài phạm vi đó, nó được sáng tạo, bảo tồn, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi những cư dân sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ xưa đến nay.

Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu ở Quảng Ninh có thể kể tới như: Lễ hội Yên Tử, lễ hội đền Cửa Ông, lễ hội đình Trà Cổ, lễ hội Bạch Đằng, lễ hội chùa Long Tiên, lễ hội đình Quan Lạn, lễ hội đình Đầm Hà, lễ hội đền Bà Men, lễ hội Tiên công…

Các lễ hội này có quy mô cấp tỉnh, cấp vùng hoặc cấp quốc gia, có 8 lễ hội đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia… Quảng Ninh là địa phương có địa hình, không gian hội đủ 3 vùng đó là vùng núi, vùng đồng bằng và vùng biển đảo, với điều kiện địa hình như vậy đã tạo nên nét đặc sắc trong lễ hội.

Tập tục chui kiệu rước trong Lễ hội Bạch Đằng.
Tập tục chui kiệu rước trong Lễ hội Bạch Đằng, TX Quảng Yên

– Theo ông, lễ hội Quảng Ninh có điều gì tương đồng so với các lễ hội cổ truyền Việt Nam nói chung?

+ Về nhịp điệu và thời gian, lễ hội ở Quảng Ninh cũng mang nét đồng điệu với lễ hội cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Đó là các lễ hội chủ yếu diễn ra vào mùa xuân, và gắn với nhịp điệu của sản xuất – xuân thu nhị kỳ. Từ kết quả thống kê lễ hội ở một số địa phương của Quảng Ninh cho thấy, lễ hội diễn ra vào mùa xuân chiếm 30/46 lễ hội. Trong khi đó, lễ hội diễn ra vào mùa hè có 12 lễ hội, xếp sau là mùa thu 2 lễ hội, mùa đông có 2 lễ hội.

Cặp đôi cụ thượng song thọ được rước lên miếu Tiên công trong lễ hội Tiên Công diễn ra tại làng đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên.
Rước cụ thượng lên miếu Tiên công trong lễ hội Tiên công diễn ra tại vùng Hà Nam, TX Quảng Yên.

– Về không gian, có nhiều lễ hội ở Quảng Ninh liên quan đến văn hoá biển. Ông có suy nghĩ như thế nào về câu chuyện này?

+ Điều đặc biệt, theo thống kê các lễ hội ở một số địa phương ở Quảng Ninh, người ta nhận ra rằng, các lễ hội gắn với văn hóa biển chiếm số lượng và ưu thế vượt trội so với khu vực nội đồng. Có lẽ, Quảng Ninh là vùng đất chịu sự chi phối và tác động nhiều bởi yếu tố biển, nên sinh hoạt văn hóa và lối sống của cư dân vẫn còn bảo lưu nhiều yếu tố biển, mà thể hiện sinh động là trong lễ hội cổ truyền. Kết quả thống kê cho thấy, các lễ hội ở vùng hải đảo chiếm 43%, tiếp đến là vùng ven biển chiếm 37%, cuối cùng và thấp nhất là lễ hội ở vùng nội đồng chỉ chiếm 20%.

– Lễ hội là của cộng đồng do cộng đồng sáng tạo ra. Vậy theo ông, để duy trì và phát triển lễ hội thì cần những giải pháp như thế nào?

+ Quảng Ninh là tỉnh có nhiều di sản văn hóa – lịch sử và thiên nhiên, do đó việc kết hợp giữa di sản văn hóa và di sản thiên nhiên sẽ tạo nên thế mạnh trong phát triển kinh tế, cụ thể là kinh tế di sản. Đây là lợi thế để chúng ta có thể phát huy giá trị của nó trong chiến lược phát triển kinh tế dựa vào di sản của Quảng Ninh, kết hợp với ưu thế mà thiên nhiên ban tặng. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc đặt di sản lễ hội trong không gian văn hoá vùng Đông Bắc.

Rước đức ông vi hành trong Lễ hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn năm 2023.
Rước tượng Đức Ông vi hành trong Lễ hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn, TP Hạ Long.

– Ông có thể phân tích rõ hơn vấn đề này?

+ Như tôi đã nói ở trên, các lễ hội truyền thống của Quảng Ninh, trong đó đa phần các lễ hội gắn với không gian biển, văn hóa biển và gắn với lịch sử của dân tộc. Một khi đặt hệ thống lễ hội trong quan hệ với danh thắng và di sản thiên nhiên như Yên Tử và đặc biệt là Vịnh Hạ Long, để phục vụ mục tiêu lớn nhất là phát triển du lịch, thì sẽ phát huy hiệu quả giá trị của lễ hội cho phát triển kinh tế di sản. Trong đó, ưu tiên số một phải lấy Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long làm trung tâm của kinh tế di sản. Các lễ hội truyền thống ở các địa phương, các khu vực phụ cận đóng vai trò là vệ tinh, bổ trợ và làm phong phú thêm cho các tour các tuyến, các sản phẩm du lịch hướng về Hạ Long. Tại vì tính chất biển ưu trội của nhiều lễ hội Quảng Ninh nên không có lý do gì mà không tích hợp các lễ hội biển với di sản Vịnh Hạ Long. Từ đó, chúng ta một mặt bảo tồn di sản lễ hội, mặt khác còn huy động sức mạnh tổng thể cùng phục vụ một mục đích chung là phát triển kinh tế – xã hội.

– Vai trò của cộng đồng trong câu chuyện này được thể hiện như thế nào, thưa ông?

+ Để phát huy được giá trị của di sản trong phát triển kinh tế cần có sự phối hợp từ chính quyền các cấp ở địa phương, đến các đơn vị tổ chức lữ hành, du lịch. Và cuối cùng là vai trò và sự tham gia tích cực, chuyên nghiệp của người dân, sẽ giúp chuyển hóa các giá trị của di sản thành giá trị kinh tế.

Sinh hoạt lễ hội là sinh hoạt văn hoá cộng đồng không chỉ là sinh hoạt cộng đồng của dân cư bản địa mà còn của du khách đến từ nhiều vùng khác. Do đó, hoà mình vào không khí lễ hội, nghĩa là du khách đã được trải nghiệm, được trao truyền các giá trị văn hoá. Do vậy, tính chất bảo tồn đã có sẵn ở hoạt động đó.

Tại các lễ hội ở Quảng Ninh, những trò chơi truyền thống như đua thuyền, các đám rước, các tập tục dân gian gắn với lễ hội cũng cần được lan tỏa, để du khách có thể trực tiếp trải nghiệm. Nhập vai vào các hình thức diễn xướng đó, người trải nghiệm không chỉ là du khách, mà còn như một người dân thực thụ, một thành viên trong cộng đồng có lễ hội…

– Gần đây, bên cạnh các lễ hội truyền thống, Quảng Ninh cũng có nhiều lễ hội hiện đại khá hấp dẫn khách du lịch. Ông nhìn nhận như thế nào về câu chuyện này?

+Những năm gần đây, bên cạnh các lễ hội truyền thống, các nhà quản lý văn hoá đã tổ chức những lễ hội hiện đại. Tôi cho rằng, đây là hướng tiếp cận văn hoá du lịch rất tốt. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, việc tích cực học hỏi giao lưu tiếp xúc văn hoá để làm phong phú văn hoá Quảng Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung. Điều này cũng góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách du lịch cần trải nghiệm cả truyền thống lẫn văn hoá hiện đại, cả Đông cả Tây.

– Để phát triển kinh tế di sản thì Quảng Ninh có thể tiếp cận từ góc độ du lịch lễ hội như thế nào?

+ Quảng Ninh với tiềm năng và trữ lượng di sản văn hóa và di sản thiên nhiên như vậy, nên việc chuyển hóa di sản thành tài sản đã và đang được triển khai trong nhiều năm qua, nhưng trong thời gian tới cần được phát huy hơn nữa để xứng tầm với vị thế mà Quảng Ninh đã có. Với tinh thần đó, Quảng Ninh có thể khai thác triệt để các giá trị của di sản, trong đó có lễ hội với phương châm biến di sản thành tài sản.

Một lưu ý quan trọng là, để phát triển kinh tế di sản thì lễ hội không thể đứng đơn lẻ, mà phải có kết nối hệ thống, kết nối vùng với các di sản khác, các thực thể ngoài lễ hội, đây mới là yếu tố quan trọng để duy trì sự sống của di sản lễ hội. Chính vì vậy, để làm phong phú thêm các trải nghiệm, giúp du khách hòa mình vào các lễ hội cổ truyền ở Quảng Ninh.

 – Có thể nào khai thác văn hóa biển làm một sợi dây kết nối các lễ hội truyền thống ở Quảng Ninh?

+ Đúng vậy. Trong sự kết nối lễ hội cần ưu tiên hướng tiếp cận ra biển đảo là: Khai thác tiềm năng du lịch biển tại Quan Lạn, Cô Tô và nhiều địa điểm khác để phát huy tối đa lợi thế thiên nhiên ban tặng trải nghiệm làm ngư dân, tham gia chế biến các sản phẩm từ biển, thưởng thức ẩm thực biển cùng nhiều hoạt động khác mà không gian biển đảo cho phép.

Bà con Sán Chay hát sóong cọ trên nhà sàn truyền thống.
Phụ nữ Sán Chay hát soóng cọ trong Ngày hội Văn hoá dân tộc Sán Chay huyện Ba Chẽ lần thứ 3 năm 2024.

– Theo ông, Quảng Ninh cần có những giải pháp cụ thể như thế nào để phát huy giá trị di sản lễ hội?

 + Tiềm năng và lợi thế trong kinh tế di sản của Quảng Ninh là điều không thể phủ nhận, trong nhiều năm qua, Quảng Ninh đã quan tâm, đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế di sản, trong đó, lấy không gian trọng tâm và lực hút lớn nhất là Di sản Vịnh Hạ Long. Từ Hạ Long, các hợp phần quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là các chương trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản để triển khai và mở rộng, cũng như thiết kế tour, tuyến kết nối.

Thực tế, khi phát huy giá trị di sản lễ hội cần có các giải pháp đồng bộ, sự tham gia của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó coi trọng vai trò chủ thể của lễ hội là nhân dân. Đồng thời phải đặt lễ hội trong một không gian quy hoạch tổng thể của hệ thống di sản. Làm tốt điều này là tạo ra môi trường cho lễ hội để hướng tới khai thác tốt hơn giá trị của lễ hội với kinh tế di sản. Trước mắt, theo tôi nên có riêng một hội thảo chuyên đề đánh giá tiềm năng, triển vọng của hệ thống di sản lễ hội Quảng Ninh, bổ khuyết những cái mà lâu nay chúng ta đã làm nhưng chưa quan tâm nhiều.

 – Cám ơn Tiến sĩ đã trả lời phỏng vấn!

Nguồn: https://baoquangninh.vn/di-san-le-hoi-tao-ra-san-pham-du-lich-hap-dan-cho-quang-ninh-3337667.html

Cùng chủ đề

Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy Di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Bình Định”

Sáng 5/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định phối hợp với Viện Nghiên cứu Văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy Di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Bình Định”. Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Hoàng Đạo Cương dự và phát biểu khai mạc...

Bỏ tư duy không quản được thì cấm

TP - Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm. Theo chuyên gia, các quy định tại thông tư này đã bỏ được tư duy không quản được thì cấm. TP - Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm. Theo chuyên gia, các quy định tại thông tư này đã bỏ được tư duy không quản được thì cấm. ...

“Vương quốc” lò gạch thành di sản đương đại

Từng một thời phát triển rực rỡ nhưng cả ngàn lò gạch ở Vĩnh Long đã bị xóa sổ. Để giữ gìn giá trị cha ông để lại, địa phương này đã lập đề án bảo tồn di sản đương đại với các lò gạch. Về "vương quốc" lò gạch Theo nhiều bậc cao niên trong vùng kể lại, từ những năm 1990-1995, dọc hai bên bờ sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Măng Thít, kênh Thầy Cai... đâu đâu cũng...

Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường cần xin phép ai?

Bên cạnh việc dạy chính khóa và dạy thêm trong nhà trường, nhiều giáo viên còn tham gia dạy thêm bên ngoài để tăng thêm thu nhập. Nhằm đảm bảo tăng cường trách nhiệm của các nhà trường trong việc quảng lý giáo viên dạy thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 29/2024 thay thế Thông tư 17/2012/TT-BGDDT.Đáng chú ý, nội dung Thông tư mới làm rõ hơn các quy định hoạt động dạy thêm,...

Tỏa sáng với sự tinh giản cùng trang phục tone sure tone

Trang phục tone sur tone không chỉ làm nổi bật sự tinh giản mà còn tạo cảm giác...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Du khách đón năm mới trên Vịnh di sản

Hòa chung không khí tưng bừng chào đón năm mới 2025 trên mọi miền tổ quốc, nhiều du khách đã lựa chọn du thuyền trên Vịnh Hạ Long để quây quần bên gia đình, người thân. Với họ, đó là trải nghiệm khác biệt, thú vị và vô cùng đáng nhớ.  Tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày cuối năm có gần 10 con tàu, du thuyền lớn, như: Luna Hạ Long Cruise, Ambassador Cruise … có sức...

Gìn giữ giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Việc quản lý, bảo vệ Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đang được hai địa phương phối hợp thực hiện hiệu quả nhằm phát huy, giữ gìn giá trị của Di sản. Cuối tháng 10 vừa qua, chuyến tàu cao tốc nối Hạ Long - Cát Bà chính...

Tăng cường quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà

Ngày 22/11, tại TP Hạ Long, Ban Quản lý (BQL) vịnh Hạ Long phối hợp với UBND huyện Cát Hải (TP Hải Phòng) tổ chức hội nghị tổng kết công tác phối hợp quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và các vịnh thuộc Quần đảo Cát Bà năm 2024. Năm qua, việc triển khai các nội dung, chương trình, kế hoạch phối hợp được hai bên thực hiện hiệu...

Vịnh Hạ Long HÀNH TRÌNH KẾT NỐI CÁC DI SẢN

Bắt nhịp xu hướng tạo động lực tăng trưởng mới, bền vững từ kinh tế di sản, ngành Du lịch đang tập trung các giải pháp liên kết, huy động nguồn lực để mở ra cơ hội bảo tồn và phát huy các giá trị của Kỳ quan-Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Di sản liên tỉnh đầu tiên Hơn 1 năm trôi qua kể từ khi UNESCO thông qua hồ sơ đề cử quần thể Vịnh Hạ...

OCOP Quảng Ninh – Điểm tựa cho phát triển kinh tế nông nghiệp

Chương trình OCOP của Quảng Ninh được xây dựng từ những tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh. Và mục tiêu của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của địa phương theo chuỗi giá trị do các doanh nghiệp, hộ sản xuất và kinh tế tập thể thực hiện. Bằng cách làm sáng tạo riêng có của Quảng Ninh, chương trình OCOP không chỉ mở ra nhiều...

Bài đọc nhiều

Hoàng thành Thăng Long và 3 giá trị nổi bật toàn cầu

Sáng 1.8 (theo giờ VN), trong kỳ họp thứ 34 đang diễn ra tại Brazil, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức thông qua Nghị quyết công nhận Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Thế giới. Đây là món quà vô cùng ý nghĩa với Thủ đô Hà Nội và cả nước khi chỉ còn 70 ngày là đến Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Khu di tích trung...

Dự án trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn: Biểu tượng của mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam...

Cuối năm 2022, Viện khảo sát khảo cổ học Ấn Độ và UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tổ chức tổng kết và bàn giao Dự án Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Phó Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Subhash P Gupta, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên chứng kiến lễ bàn giao và...

Gìn giữ giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Việc quản lý, bảo vệ Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đang được hai địa phương phối hợp thực hiện hiệu quả nhằm phát huy, giữ gìn giá trị của Di sản. Cuối tháng 10 vừa qua, chuyến tàu cao tốc nối Hạ Long - Cát Bà chính...

Những kỹ thuật để xây thành đá cổ hơn 600 năm tuổi ở Thanh Hóa

Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, thành được xây cách đây hơn 600 năm. Đến nay, kiến trúc của công trình kỳ vĩ này vẫn đang được các nhà khoa học từng bước nghiên cứu. Nguồn: https://laodong.vn/photo/nhung-ky-thuat-de-xay-thanh-da-co-hon-600-nam-tuoi-o-thanh-hoa-888954.ldo

Kỳ quan Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà: Ngọc trên biển

Sở hữu khu rừng trên biển lớn nhất, hệ động thực vật rừng - biển đa dạng nhất với 7 hệ sinh thái rừng - biển phong phú, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà không chỉ là nơi có vẻ đẹp, cảnh quan ngoạn mục kỳ thú, mà còn là kho báu thiên nhiên trên biển với những giá trị hết sức to lớn. Ngày 16/9 vừa qua, tại Kỳ họp lần thứ 45 tại Thủ đô Riyadh,...

Cùng chuyên mục

Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy Di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Bình Định”

Sáng 5/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định phối hợp với Viện Nghiên cứu Văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy Di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Bình Định”. Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Hoàng Đạo Cương dự và phát biểu khai mạc...

“Vương quốc” lò gạch thành di sản đương đại

Từng một thời phát triển rực rỡ nhưng cả ngàn lò gạch ở Vĩnh Long đã bị xóa sổ. Để giữ gìn giá trị cha ông để lại, địa phương này đã lập đề án bảo tồn di sản đương đại với các lò gạch. Về "vương quốc" lò gạch Theo nhiều bậc cao niên trong vùng kể lại, từ những năm 1990-1995, dọc hai bên bờ sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Măng Thít, kênh Thầy Cai... đâu đâu cũng...

Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm áp dụng thí điểm vé điện tử

Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chính thức đưa vào vận hành thí điểm hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - Liên thông - Đa phương thức” từ đầu năm 2025. Hệ thống do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ triển khai tại các khu di tích, điểm tham quan. Thông tin từ Trung...

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh. Di sản thiên nhiên thế giới 1. Vịnh Hạ Long   Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập...

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa. Nỗ lực số hóa nguồn tư liệu giá trị TS. Chu Thu Hường, Viện...

Mới nhất

Giá cà phê trong nước ngày 6/1/2025: Cao nhất 120.500 đồng/kg

Cập nhật giá cà phê hôm nay 6/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 6/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Giá cà phê hôm nay 6/1/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30...

Chuyên gia phân tích chiến lược cuộc tấn công mới của Ukraine ở Kursk

(CLO) Nga cho biết vào Chủ nhật (5/1) rằng Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công mới vào tỉnh Kursk, khu vực phía tây nước Nga mà Kiev đã đánh...

‘Bộ ba’ Viettel, MobiFone, VNPT lãi lớn, hé lộ thu nhập nhân viên bỏ xa nhiều ngân hàng

Số liệu kết quả kinh doanh của 3 “ông lớn” ngành viễn thông Viettel, MobiFone, VNPT đều cho thấy 2024 là một năm làm ăn hiệu quả, lãi lớn. ...

Mới nhất