Trang chủDi sảnDi sản của các triều đại trải dài 13 thế kỷ ở...

Di sản của các triều đại trải dài 13 thế kỷ ở Hoàng thành Thăng Long đã được bảo tồn ra sao?

Sáng 8/9, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đã diễn ra hội thảo khoa học quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội”.
 

Hội thảo khoa học quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội” do UBND TP Hà Nội phối hợp với Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức. Hội thảo được tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Công ước Di sản Thế giới (1972 – 2022), nhằm đẩy mạnh việc thực hiện các Khuyến nghị của Ủy ban Di sản Thế giới trong công tác nghiên cứu khoa học, khảo cổ học phục vụ quản lý hiệu quả khu di sản; đồng thời hoàn thiện Kế hoạch quản lý di sản giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2045 và tổng hợp kết quả 20 năm nghiên cứu, khai quật, phát lộ Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội (2002-2022).

Di sản của các triều đại trải dài 13 thế kỷ ở Hoàng thành Thăng Long đã được bảo tồn ra sao? - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc tế về Hoàng thành Thăng Long diễn ra sáng nay tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Linh Phạm.

Đây là dịp tổng kết những thành tựu nổi bật trong công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị tại Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội từ 2002 đến nay, đặc biệt giới thiệu kết quả khai quật khảo cổ học 10 năm tại khu vực Chính điện Kính Thiên; đồng thời sẽ giúp cho những người làm công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản trong nước và quốc tế có cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm, nghiên cứu so sánh trong công tác phục dựng các cung điện; tham vấn khoa học về định hướng cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội; thúc đẩy hoạt động quảng bá các giá trị đặc sắc văn hóa Thăng Long – Hà Nội, Việt Nam lan tỏa trong nước và quốc tế. Đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh Di sản Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, một điểm đến không thể bỏ qua của du lịch Thủ đô, một công viên văn hóa lịch sử trong tương lai.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trần Sỹ Thanh – Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Hơn 1.000 năm trước, vào thế kỷ 11 – năm 1010, đất Thăng Long xưa – Hà Nội nay được vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô của nước Đại Việt và đặt tên là Thăng Long với mong muốn kinh đô ngày càng phồn thịnh như linh vật Rồng thiêng bay lên. Trong suốt hơn 10 thế kỷ, từ thời Lý (thế kỷ 11 – thế kỷ 12) đến thời Nguyễn (thế kỷ 19 – thế kỷ 20), các triều đại phong kiến Việt Nam đã liên tục kế thừa, xây dựng và phát triển Thành Đại La trở thành Thăng Long – Đông Kinh – Hà Nội với vai trò, vị trí là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dấu tích kinh thành Thăng Long còn hiển hiện qua hệ thống di tích, di vật được tìm thấy tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long ngày nay.

Di sản của các triều đại trải dài 13 thế kỷ ở Hoàng thành Thăng Long đã được bảo tồn ra sao? - Ảnh 2.

Ông Trần Sỹ Thanh – Chủ tịch UBND TP. Hà Nội phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Linh Phạm.

Có thể nói, cuộc khai quật khu di tích Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là cuộc khai quật lớn trong lịch sử ngành khảo cổ học Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Những khai quật đầu tiên được tiến hành vào tháng 12/2002, tại Di chỉ khảo cổ học 18 Hoàng Diệu – Ba Đình, Hà Nội. Kết quả khai quật đã phát lộ những dấu tích của Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội trong tiến trình lịch sử trải dài 13 thế kỷ, với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau. Đây là một quần thể di tích, di vật mang bề dày lịch sử – văn hóa lâu đời; là một di tích văn hóa, lịch sử và khảo cổ tiêu biểu; là bằng chứng vật chất, phản ánh trình độ kỹ thuật cao, chứa đựng các giá trị về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật. Đồng thời, phản ánh sự giao thoa văn hóa trong một quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

… Những kết quả của Hội thảo khoa học lần này sẽ là cơ sở khoa học để TP. Hà Nội xây dựng phương án khôi phục và tái hiện các di sản kiến trúc cung điện trong thời gian tới; đặc biệt là các giải pháp ứng dụng công nghệ dưới dạng di sản số”.

Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, ông Christian Manhart phát biểu: “Hoàng thành Thăng Long minh chứng cho hơn 10 thế kỷ giao lưu và ảnh hưởng văn hóa từ khắp châu Á. Ngày nay, các tầng văn hóa khảo cổ phản ánh những bước phát triển nối tiếp nhau của các triều đại đã trị vì. Hiếm có di sản nào trên thế giới thể hiện tính liên tục lâu dài như Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Vẫn còn nhiều lớp khảo cổ chưa được khám phá dưới lòng đất.

Di sản của các triều đại trải dài 13 thế kỷ ở Hoàng thành Thăng Long đã được bảo tồn ra sao? - Ảnh 3.

Toàn cảnh khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: TL.

Việc ghi tên Khu Trung tâm của Hoàng thành vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO là một vinh dự tạo ra những cam kết và trách nhiệm mới cho tất cả mọi người. Việc hoàn thành Kế hoạch quản lý toàn diện vào năm 2013 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng. Đây là một công cụ đắc lực cho các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tăng cường cơ chế hợp tác giữa các bên liên quan; lồng ghép quản lý và bảo tồn; cải thiện việc diễn giải về khu di sản và các chương trình giáo dục và tiếp tục đầu tư vào nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên.

Kết quả và khuyến nghị của Hội thảo hôm nay sẽ là cơ sở khoa học để Hoàng thành Thăng Long xây dựng kế hoạch trùng tu lâu dài cho di sản kiến trúc. Điều quan trọng là phải xem xét các tài liệu hiện có và tư vấn các giải pháp khoa học về cách thức khai quật, bảo quản và trùng tu những gì còn lại của Điện Kính Thiên và Chính điện Kính Thiên, đồng thời bảo tồn tòa nhà Cục tác chiến. Tôi tin tưởng rằng, với chuyên môn cao mà chúng ta thu thập được ngày hôm nay, chúng ta sẽ có những bước tiến lớn về phía trước”.

Theo BTC, Hội thảo đã nhận được 31 tham luận gồm 8 tham luận của các chuyên gia quốc tế đến từ Nhật, Pháp, Anh, Italia và 23 tham luận của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý – bảo tồn… thuộc các Viện/Trung tâm nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan quản lý văn hóa, các bảo tàng và di sản văn hóa thế giới gửi đến. 31 tham luận tập trung vào 2 chủ đề: Chủ đề 1 (diễn ra ngày 8/9) tập trung vào đánh giá kết quả 20 năm nghiên cứu di sản Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội; Chủ đề 2 (diễn ra ngày 9/9) tập trung vào phát huy giá trị di sản, thực tiễn kinh nghiệm, định hướng nghiên cứu, phục dựng một số công trình kiến trúc tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, trong đó trọng tâm là Điện Kính Thiên và Chính điện Kính Thiên.

Nguồn: https://danviet.vn/di-san-cua-cac-trieu-dai-trai-dai-13-the-ky-o-hoang-thanh-thang-long-da-duoc-bao-ton-ra-sao-20220908110817591.htm

Cùng chủ đề

Giá vàng chiều nay 08/01/2025: Bật tăng

Giá vàng chiều nay 08/01/2025: Giá vàng trong nước hôm nay đồng loạt bật tăng. Theo đó, giá vàng miếng và vàng nhẫn phổ biến tăng 200.000 đồng một lượng. Giá vàng trong nước chiều nay Tại thời điểm khảo sát lúc 14h ngày 08/01/2025, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá...

Cận cảnh “báu vật” ngàn năm tuổi tại Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long

 Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đang là nơi lưu giữ số lượng lớn di tích, di vật, hiện vật từ thời Đại La (thế kỷ 7-9), thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 10) đến thời Lê Trung Hưng (1593-1789)... Nguồn: https://laodong.vn/photo/can-canh-bau-vat-ngan-nam-tuoi-tai-khu-khao-co-hoang-thanh-thang-long-1189286.ldo

Đưa robot, hình ảnh metro vào Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025

Không chỉ "check-in" với linh vật Tỵ duyên dáng, du khách đến Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 còn có thể chụp hình chung với robot bông và hình ảnh đoàn tàu metro. Phối cảnh Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 Tối 7-1, ông Trương Đức Hùng - tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group), trưởng ban tổ chức Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 - đã "tiết lộ" nhiều...

Giữ ‘trái tim’ di sản và du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng

Sáng 30.6, hội thảo quốc tế "Phát huy giá trị di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững" do UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO của VN, Bộ VH-TT-DL tổ chức tại TP.Đồng Hới. Hội thảo có sự tham gia của đại diện UNESCO, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN, các tổ chức quốc tế trong lĩnh...

Thuê áo dài, săn phụ kiện để ‘ghi dấu ấn’ dịp Tết

Dịp cuối năm, nhu cầu chụp ảnh Tết tăng cao kéo theo sự nhộn nhịp của dịch vụ cho thuê áo dài thu hút nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Nguồn:...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói tiếng Nhật, làm video về nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường

Hội trường tầng 10 nhà A1 Học viên Báo chí và Tuyên truyền không còn một chỗ trống, hàng trăm sinh viên cùng Ban giám khảo bị cuốn hút bởi 7 tác phẩm và phần thuyết trình của các nhóm dự thi, trong đó, nhóm Nam Định còn tạo sự ấn...

Cần có tiêu chuẩn về dinh dưỡng học đường

Các chính sách về dinh dưỡng ở Việt Nam hiện đã khá bao trùm, trong đó có Quyết định số 02/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Tuy nhiên tiêu chuẩn dinh dưỡng trong suất ăn của học sinh...

Bưởi tiến vua ở Thanh Hóa dân trồng kiểu gì mà bán 500.000 đồng/cặp, người ta vẫn hỏi có còn không?

Được xem là mang ý nghĩa tài lộc, may mắn cho năm mới, bưởi đỏ tiến vua Luận Văn, xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa nhiều người biết đến là sản vật tiến vua ngày xưa. Cùng với mẫu mã đẹp, hương thơm đặc trưng nên thu...

Thông tin chính thức về môn thi thứ 3 kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP.HCM

Sở GDĐT TP.HCM vừa thông tin chính thức về môn thi thứ 3 kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026 bên cạnh 2 môn Toán và Ngữ văn. ...

Đang trên đường xuống, miền Bắc rét đậm, Hà Nội thấp nhất 10 độ

Tin không khí lạnh mới nhất: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay ở phía Bắc đang có một bộ phận không khí lạnh đã báo đang di chuyển xuống phía Nam nước ta. ...

Bài đọc nhiều

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) mới đây đã được tỏa sáng trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture.   Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture. Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn "đẹp xuất sắc" về Quần thể danh thắng Tràng An, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất...

Số phận của hai bức tượng nữ thần Chăm tại các khu di tích Quảng Nam

Giữa năm 2023, cơ quan chức năng Mỹ và Vương quốc Anh bắt giữ một vụ buôn bán cổ vật nước ngoài, trong đó xác định có bức tượng đồng, hình dáng Nữ thần Durga, xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam. Bức tượng được trao trả lại cho Việt Nam tháng 8.2023. Đây là hai trong số nhiều pho tượng nữ thần, thuộc hàng tuyệt tác, được tìm thấy tại các di tích Chăm tỉnh Quảng Nam. Và số...

Google tôn vinh Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long

Ngày 17-12, trang chủ Google tôn vinh danh thắng của Việt Nam bằng doodle, biểu tượng đặc biệt thay thế tạm thời trên trang chủ Google.com.vn.   Google Việt Nam vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Ảnh chụp màn hình Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, từng được UNESCO hai lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào các năm 1994 và 2000.  Ngày 16-9-2023, quần thể này cùng quần đảo Cát Bà...

Cùng chuyên mục

Cận cảnh “báu vật” ngàn năm tuổi tại Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long

 Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đang là nơi lưu giữ số lượng lớn di tích, di vật, hiện vật từ thời Đại La (thế kỷ 7-9), thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 10) đến thời Lê Trung Hưng (1593-1789)... Nguồn: https://laodong.vn/photo/can-canh-bau-vat-ngan-nam-tuoi-tai-khu-khao-co-hoang-thanh-thang-long-1189286.ldo

Giữ ‘trái tim’ di sản và du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng

Sáng 30.6, hội thảo quốc tế "Phát huy giá trị di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững" do UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO của VN, Bộ VH-TT-DL tổ chức tại TP.Đồng Hới. Hội thảo có sự tham gia của đại diện UNESCO, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN, các tổ chức quốc tế trong lĩnh...

Phong Nha – Kẻ Bàng vươn tầm thế giới

Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (VQG PN-KB) của tỉnh Quảng Bình là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Sự có mặt của VQG PN-KB trong bản đồ di sản đã mở ra một hướng phát triển mới, đó là, vừa bảo vệ, bảo tồn vừa phát huy giá trị tài nguyên để phát triển du lịch nhằm đưa PN-KB trở thành thương hiệu của...

Quảng Bình: Hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng được đo vẽ với tổng chiều dài 243km

Thông tin tại Hội thảo khoa học quốc tế “Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững” tổ chức ngày 30/6, tại Quảng Bình, cho biết đến nay, có 389 hang động ở Di sản này được thám hiểm, khảo sát và đo vẽ với tổng chiều dài 243km. Hang Sơn Đoòng. (Ảnh: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng) Theo Giám đốc Vườn...

Quảng Bình kêu gọi đầu tư 9 điểm và 11 tuyến du lịch mới ở Phong Nha-Kẻ Bàng

Chiều 1/6, tại thành phố Đồng Hới, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) tổ chức hội nghị công bố “Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí giai đoạn 2021-2030”. Theo đó, có 9 điểm và 11 tuyến du lịch mới được giới thiệu, kêu gọi đầu tư khai thác nhằm mang đến trải nghiệm thú vị, hấp dẫn cho du khách khi đến với Di sản thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng. Bách xanh đá là...

Mới nhất

Cậu học trò đọc sách toán để giải trí: Sách như đồ chơi, đọc quên hết buồn phiền

Trần Minh Hoàng, cậu học trò lớp 12 Trường THPT chuyên Hà Tĩnh, có trò giải trí khá lạ chính là đọc sách toán. Trần Minh Hoàng cùng chiếc máy tính được ba mẹ truyền lại cả chục năm rồi - Ảnh: V.TUẤN Cậu bạn chủ nhân chiếc huy chương bạc Olympic toán quốc tế 2024 ấy là một trong những...

Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói tiếng Nhật, làm video về nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường

Hội trường tầng 10 nhà A1 Học viên Báo chí và Tuyên truyền không còn một chỗ trống, hàng trăm sinh viên cùng Ban giám khảo bị cuốn hút bởi 7...

Nhiều chính sách đặc thù phát triển khoa học công nghệ trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Trong Luật Thủ đô 2024, có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, nổi trội để thực hiện mục tiêu về phát triển khoa học, công nghệ. Ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển Thủ đô Trong Luật Thủ đô 2024, các quy định đặc thù, nổi trội để thực hiện mục tiêu về phát triển khoa...

Quảng Bình: Hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng được đo vẽ với tổng chiều dài 243km

Thông tin tại Hội thảo khoa học quốc tế “Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững” tổ chức ngày 30/6, tại Quảng Bình, cho biết đến nay, có 389 hang động ở Di sản này được thám hiểm, khảo sát...

Cô thủ khoa kể chuyện thay đổi bản thân từng ngày

Nhìn vào bảng thành tích đáng nể của thủ khoa Nguyễn Hà My, Trường cao đẳng Sư phạm T.Ư TP.HCM, ít ai ngờ rằng cô từng là một sinh viên rụt rè và nhút nhát. My thay đổi toàn diện, lột xác thành một gương mặt xuất sắc. Câu chuyện truyền cảm hứng cho sinh viên Những ngày đầu bước vào...

Mới nhất

TPHCM chốt môn thi thứ 3