Trang chủThừa Thiên - HuếVăn hóaDi sản Cố đô, ký ức & trao truyền

Di sản Cố đô, ký ức & trao truyền


Hôm nay, nhìn lại chặng đường khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản Cố đô Huế, chúng ta có quyền tự hào về những thành quả đạt được. Đó như là một giấc mơ khi quay lại những năm 70 của thế kỷ XX với thực trạng giá trị di sản văn hoá, lịch sử vật thể cũng như phi vật thể được hình thành, bồi đắp hàng trăm năm của một Kinh đô đứng trước nguy cơ bị huỷ hoại và biến mất.

Để có được ngày hôm nay, biết bao tâm huyết, công sức, trí tuệ của nhiều thế hệ lãnh đạo đất nước, bạn bè quốc tế, các tầng lớp nhân dân… đã đóng góp cho công cuộc cứu nguy, phục hồi và hồi sinh di sản Huế. Chúng ta tri ân những người đến với Huế từ những ngày đầu như KTS. Pierre Pichard sau chuyến khảo sát Huế năm 1978 đã có bản báo cáo “Bảo tồn di tích Huế” làm cơ sở đệ trình UNESCO; ông Amadou Mahtar M ’Bow – Tổng Giám đốc UNESCO lúc bấy giờ  đã ra lời kêu gọi cứu vãn di sản văn hóa Huế tại Hà Nội khi “Di sản Huế đang ở trong tình trạng lâm nguy, đang đứng bên vực thẳm của sự diệt vong và sự quên lãng”; tri ân những nhà ngoại giao, chuyên gia trong nhóm công tác Huế – UNESCO; tri ân các vị lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Ủy ban UNESCO, tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Quản lý di tích lịch sử và văn hóa Huế (sau này là Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế)… qua các thời kỳ; tri ân các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đã đồng hành cùng Huế.

Sau 30 năm, theo đánh giá của UNESCO, công cuộc bảo tồn di tích Huế hiện đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững, Cố đô Huế đang dần trở lại với vị thế, diện mạo vốn có trong lịch sử. Đa số các công trình kiến trúc thuộc hệ thống cung đình triều Nguyễn đã được lập hồ sơ, phục dựng, trùng tu… Về di sản phi vật thể, đã phục dựng, sưu tầm, lập hồ sơ khoa học phần lớn tác phẩm âm nhạc cung đình quan trọng. Một số lễ hội cung đình quan trọng của triều Nguyễn được phục hồi thành công, như: Lễ Ban Sóc, lễ Tế Giao, lễ Tế Xã Tắc, lễ Truyền lô – Vinh quy bái tổ… Đặc biệt, việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa lịch sử luôn gắn liền với quá trình khai thác, phát huy giá trị, làm đòn bẩy quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ cần phải nỗ lực vượt qua và thực hiện. Trước hết, cần chú trọng vào việc xây dựng đội ngũ con người đủ năng lực, phẩm chất phục vụ cho sự nghiệp bảo tồn, nghiên cứu khoa học, trùng tu, phát huy giá trị một cách bền vững và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao; tổ chức và tham gia lập các quy hoạch liên quan đến di tích một cách khoa học làm khung pháp lý cho công tác quản lý, bảo tồn, phát huy trong giai đoạn tới; tiếp tục nghiên cứu phục hồi, tu bổ, tôn tạo những công trình quan trọng.

Hệ thống cơ sở dữ liệu di sản đồ sộ cần được sưu tập, biên soạn, hệ thống hoá, số hoá, lưu trữ, quản lý một cách khoa học, tập trung. Đồng thời, tận dụng cuộc cách mạng 4.0, đẩy mạnh việc ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ số vào công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu nhiều giải pháp nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa tiềm năng, thế mạnh, tính đặc thù của di sản cố đô Huế. Các giá trị văn hoá phi vật thể, như âm nhạc truyền thống cung đình, thơ văn trên kiến trúc cung đình, các lễ hội, nghệ thuật ẩm thực, cổ vật, văn vật triều Nguyễn… cần được xác tín đầy đủ các giá trị, chuyển tải và truyền thông rộng rãi cho công chúng trong và ngoài nước. Việc giải quyết hài hoà bài toán giữa bảo tồn và phát triển luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm công tác quản lý di sản nói chung.  

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đang đứng trước nhiều thời cơ và điều kiện thuận lợi cho phát triển, đặc biệt, Nghị quyết 54-NQ/BCT của Bộ Chính trị đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của di sản, văn hoá Huế trong tiến trình xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Quốc hội, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù tạo cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng cho chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá Huế một cách toàn diện cả vật thể, phi vật thể, cảnh quan môi trường, hợp tác quốc tế…

Trong bối cảnh đó, với trọng trách được giao quản lý, bảo tồn, gìn giữ và phát triển kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quốc gia vô cùng đa dạng và quý giá, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo tỉnh, kế thừa các thành quả đã đạt được, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã và đang nỗ lực hoàn thiện tổ chức bộ máy, đổi mới mô hình quản lý phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế nhằm phát huy tối đa các thế mạnh, khắc phục hạn chế yếu kém để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hình ảnh, vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hơn 20.000 sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học tập tại Hòa Lạc vào cuối năm 2025

Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hiệu cho biết, việc khởi công xây dựng Trường ĐH Công nghệ đánh dấu sự phát triển chung của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Trường ĐH Công nghệ là hạt nhân quan trọng của Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc thực hiện sứ mệnh đào tạo...

Bộ Y tế đề xuất chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên y dược như sư phạm

Đây là 1 trong số 8 đề xuất, kiến nghị của Bộ Y tế gửi tới Chính phủ, các bộ ngành, trong báo cáo tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025 diễn ra sáng...

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Giảm 2 môn so với năm ngoái

Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, số buổi thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm 1 và số môn thi sẽ giảm 2 qua đó giúp giảm áp lực của kỳ thi. Thi tốt nghiệp THPT từ 2025 có những điểm mới như sau: 1. Tổ chức kỳ thi thành 3 buổi thi, gồm: 1 buổi thi môn Ngữ Văn, 1 buổi thi môn Toán và 1 buổi tổ chức bài thi...

Công đoàn Công ty Kinh doanh Bất động sản tổ chức Cuộc thi nấu ăn MasterChef 2024 – Tổng công ty Viglacera

Trong không khí tưng bừng những ngày cuối năm, ngày 21/12/2024, Công đoàn Công ty Kinh doanh Bất động sản Viglacera đã tổ chức cuộc thi nấu ăn “MasterChef 2024” đầy cảm hứng, gắn kết toàn thể đoàn viên. ​ Trong nhiều năm qua, cuộc thi nấu ăn thường niên do Công đoàn Công ty Kinh doanh Bất động sản Viglacera tổ chức đã trở thành sân chơi đầy ý nghĩa, được các đoàn viên háo hức chờ đợi. Đây...

Vinfast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027

Để tri ân khách hàng đã đồng hành đưa VinFast trở thành thương hiệu ô tô số 1 thị trường Việt Nam, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh”, VinFast vừa công bố áp dụng chính sách miễn phí sạc pin cho tất cả khách hàng cá nhân đã và sẽ mua xe tới hết ngày 30/06/2027. Với “0 đồng nhiên liệu” trong vòng hơn 2 năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Năm 2019, ngay sau khi Nghị quyết 05/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển du lịch, Hương Thủy đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Nhưng cũng từ thời điểm này đến những năm tiếp theo, tác động tiêu cực của COVID-19 đã khiến du lịch nói chung, du lịch Hương Thủy nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Để phục hồi...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Bài đọc nhiều

Giữ gìn và phát huy vẻ đẹp sông Hương

Chung tay lan tỏa Sông Hương hôm nay rộn ràng với nhiều sắc màu văn hóa nghệ thuật thể thao. Hàng trăm chiếc xe đạp tuần hành kêu gọi bảo vệ môi trường. Những đoàn xích lô quảng diễn áo dài di chuyển qua nhiều con phố thu hút sự tham gia tương tác của người dân, du khách. Diễn ra từ sáng sớm đến khuya 1/5, chuỗi hoạt động “Tri ân dòng Hương” (TADH) nhằm bày tỏ sự...

Hơn 100 cán bộ tham dự Hội nghị nghiệp vụ công tác sưu tầm tài liệu, hiện vật

Hơn 100 cán bộ đến từ nhiều nhiều đơn vị thuộc hệ thống các Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh từ mọi miền Tổ quốc tham dự. Tại hội nghị, cán bộ bảo tàng được các chuyên gia chia sẻ những vấn đề đổi mới công tác sưu tầm trong giai đoạn hiện nay như loại hình, phương thức sưu tầm, quản lý hồ sơ tư liệu, hiện vật tại các bảo...

Độc đáo những cánh diều

Lễ hội gồm nhiều chương trình, hoạt động phong phú như trưng bày diều, trải nghiệm làm diều tại công viên Tứ Tượng, trình diễn nghệ thuật thả diều tại quảng trường Ngọ Môn và bãi biển Thuận An với sự tham gia của các câu lạc bộ diều trong nước và quốc tế: CLB Nhà hàng Cánh Diều Vàng (Nam Định), CLB diều nghệ thuật Phượng Hoàng, CLB diều Hướng Dương (TP. Hồ Chí Minh), nhóm nghệ...

Dành cho trẻ kỳ nghỉ hè thư thả

Không khó để bắt gặp các em nhỏ chăm chú bên những trang sách ở nhà sách, thư viện, hay thư thả ngắm các tác phẩm nghệ thuật ở bảo tàng. Mùa hè đối với nhiều em nhỏ như thế thật đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa. Nhà sách Phương Nam trên đường Trần Hưng Đạo (TP. Huế) vừa bắt đầu hè đã thu hút rất đông độc giả. Nhiều nhất trong đó có lẽ là các em...

Cần giải pháp để tránh lãng phí trung tâm giới thiệu sản phẩm đúc đồng

Đầu tư xây dựng vào năm 2005 với kinh phí hơn 4,5 tỷ đồng, Trung tâm làng nghề đúc đồng có diện tích mặt bằng 4.300m2 nằm trên trục đường Bùi Thị Xuân, phường Phường Đúc nhằm mục đích tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, các hộ dân làm nghề đúc đồng trên địa bàn tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm và mở rộng nghề đúc đồng truyền thống. Qua 18 năm khai thác,...

Cùng chuyên mục

Nghề dệt thổ cẩm độc đáo của người Tà Ôi

Người Tà Ôi có những nét văn hóa, đời sống từ trang phục cho đến những phong tục tập quán rất bản địa, trong đó dệt thổ cẩm là nghề thủ công có từ lâu đời được gọi là dệt Dèm. Đây vốn là công việc của người phụ nữ, các bà, các chị vào lúc rảnh rỗi, nông nhàn...

Họp báo Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào 2023” tại Thừa Thiên Huế

Năm 2023 đánh dấu 61 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào. Mối quan hệ Việt - Lào đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt. Quan hệ chính trị giữa hai Đảng và hai Nhà nước ngày càng gắn bó, tin cậy, là nền tảng vững chắc định hướng cho hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là một trong...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Niềm vui lao động

Mệ tôi năm nay 85 tuổi. Một buổi sáng thức dậy, mệ chợt thấy trong người uể oải, hai chân đau nhức, không thể bước ra khỏi giường nổi. Bác sĩ đến nhà khám và chẩn đoán mệ bị chèn dây thần kinh ở bắp chân, phải thực hiện lộ trình châm cứu hai tuần. Mọi người thay phiên nhau chăm sóc, đem quần áo, chậu rửa mặt, kem đánh răng,… đến tận giường cho mệ. Nhưng không...

Nhiều nguồn lực giúp đỡ người nghèo

Những chuyển biến Sau gần một năm thoát nghèo, hiện kinh tế gia đình của hộ ông Võ Tín, thôn Lương Mai xã Phong Chương, huyện Phong Điền đang ngày càng ổn định. Mô hình sinh kế nuôi bò sinh sản được Nhà nước hỗ trợ, vừa mang lại thu nhập cho gia đình ông hơn 10 triệu đồng. Để phát triển kinh tế bền vững, ngoài diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước cấp, ông Tín mạnh...

Mới nhất

Tối ưu quy trình quản lý giao dịch ngoại tệ nhờ sản phẩm công nghệ Việt | Số hóa | Tài Chính

FX Trading - hệ thống quản lý giao dịch ngoại tệ do các chuyên gia Việt Nam phát triển - sẽ giúp ngân hàng tối ưu và chuẩn hóa quy trình này. ...

2 cán bộ công an xã ở Đắk Nông vượt gần 70km để hiến máu cứu người

Nhận tin một bệnh nhân ở Đắk Lắk cần truyền máu để mổ nhưng gia đình không có, máu ở bệnh viện khan hiếm, 2 cán bộ Công an xã ở Đắk Nông đã vượt gần 70km kịp thời hiến máu cứu người. Khoảng 9h30 sáng 24/12, bệnh nhân Mai Văn Tuất, trú xã Cư Huê, huyện Eakar (Đắk Lắk)...

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò của một Bộ quản lý nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó Năm 2024 đi qua với nhiều thăng trầm, song, ngành Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò của một Bộ quản...

EU tăng cường kiểm tra nông sản Việt Nam từ 8/1/2025

EU ban hành quy định mới về tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ bên ngoài vào EU. Ngày 18/12/2024, Ủy ban Châu Âu đã ban hành Quy định số 2024/3153, áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung đối với một...

Giá vàng đi ngang trước kỳ nghỉ Giáng sinh

Giá vàng chiều nay 24/12/2024: Giá vàng thế giới đi ngang trước mùa lễ hội ở phương Tây, trong khi đó, giá vàng miếng trong nước đồng loạt giảm sâu. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi...

Mới nhất