Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếĐi bộ rất tốt nhưng hãy cẩn thận những vấn đề này

Đi bộ rất tốt nhưng hãy cẩn thận những vấn đề này


Vì vậy, cần nhận biết những dấu hiệu của đi bộ quá nhiều, áp dụng các biện pháp phòng ngừa và nếu các triệu chứng dai dẳng hoặc nghiêm trọng, cần phải đi khám, theo tờ Times Of India.

Sau đây, bác sĩ Anuj Chawla, chuyên gia tư vấn – chỉnh hình tại Bệnh viện CK Birla Gurugram (Ấn Độ), chia sẻ một số biện pháp phòng ngừa khi đi bộ thể dục, bạn cần phải tuân thủ.

Bác sĩ dặn: Đi bộ rất tốt nhưng hãy cẩn thận những vấn đề này- Ảnh 1.

Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục, nhưng đi quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe

Cần chú ý điều gì nếu đi bộ quá nhiều?

Đi bộ quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó, nhận biết các dấu hiệu cho thấy gắng sức quá mức khi đi bộ là rất quan trọng để tránh bị thương và bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Sau đây là một số vấn đề phổ biến có thể xảy ra do đi bộ:

Đau lưng dưới. Một vấn đề sức khỏe khi đi bộ là đau lưng dưới, nhất là người có tư thế xấu hoặc cơ lõi yếu. Căng thẳng ở cột sống và cơ lưng dưới khi đi bộ quá nhiều hoặc thậm chí khi đứng lâu có thể gây đau từ âm ỉ đến đau nhói, theo Times Of India.

Đau bàn chân. Đau ở bàn chân, đặc biệt là gót chân, vòm và ngón chân, những dấu hiệu sớm nhất của đi bộ quá nhiều. Viêm cân gan bàn chân thường xảy ra khi đi bộ đường dài mà không dừng lại nghỉ ngơi đầy đủ hoặc mang giày dép không phù hợp.

Đau cơ, khớp. Theo bác sĩ Chawla, đau chân, đặc biệt là ở đùi và bắp chân, là dấu hiệu phổ biến của đi bộ quá nhiều. Cơn đau này thường đạt đỉnh điểm vào 24 – 48 giờ sau. Đau dai dẳng hoặc nghiêm trọng là dấu hiệu của tập quá sức. Hơn nữa, căng đầu gối và hông khi đi quá nhiều, nhất là trên nền cứng, có thể gây đau khớp, dẫn đến đau ở đầu gối hoặc xương bánh chè.

Bác sĩ dặn: Đi bộ rất tốt nhưng hãy cẩn thận những vấn đề này- Ảnh 2.

Căng đầu gối và hông khi đi quá nhiều, nhất là trên nền cứng, có thể gây đau khớp, dẫn đến đau ở đầu gối hoặc xương bánh chè

Sưng phù bàn chân. Theo bác sĩ Akhilesh Yadav, Phó khoa Chỉnh hình và thay khớp, Bệnh viện Max Vaishali (Ấn Độ), một dấu hiệu điển hình khác của đi bộ quá nhiều là sưng phù bàn chân và mắt cá chân.

Đau ống quyển. Một vấn đề khác là đau ống quyển, dọc theo mặt trong hoặc mặt trước của cẳng chân. Tình trạng này thường xảy ra ở những người đột ngột tăng quãng đường đi bộ hoặc cường độ đi bộ, gây viêm các cơ, gân và mô xương xung quanh xương ống quyển.

Để gặt hái được nhiều lợi ích, tránh nguy cơ chấn thương, cần lắng nghe cơ thể, mang giày dép phù hợp và tăng dần cường độ đi. Đặc biệt, nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc dai dẳng, cần phải đi khám, theo Times Of India.




Nguồn: https://thanhnien.vn/bac-si-dan-di-bo-rat-tot-nhung-hay-can-than-nhung-van-de-nay-185240919233941069.htm

Cùng chủ đề

7 cách giúp bạn tăng cường sức khỏe đường ruột

Theo Independent, một nghiên cứu mới đã phát hiện gần hai phần ba số người (65%) được khảo sát không biết sức khỏe đường ruột quan trọng như thế nào đối với sức khỏe và tinh thần tổng thể của họ.Chuyên gia dinh dưỡng người Anh Jo Travers nhấn mạnh: "Có một khoảng cách kiến thức đáng kể trong việc hiểu rằng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngất ngây trước vẻ đẹp của mùa hoa anh đào tại Jinhae

Không chỉ là một điểm đến nổi tiếng cho các tín đồ du lịch, Jinhae còn là nơi...

Quỳnh Anh Shyn và bạn trai nổi bật trên đường phố nước Ý

Tại Tuần lễ thời trang xuân hè ở Milan (nước Ý), Quỳnh Anh Shyn liên tục thay đổi...

Bài đọc nhiều

Cách bảo vệ ‘vòng một’ ngăn ngừa ung thư vú

Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Để hạn chế ung thư vú, các bạn có thể áp dụng các phương pháp dưới đây: ...

Nghi vấn học sinh ngộ độc trà sữa, chủ quán Cô Ba Sài Gòn nói gì?

Theo ghi nhận của phóng viên, ngày 18-9, tiệm chè và trà sữa Cô Ba Sài Gòn trên đường Phùng Hưng (TP Pleiku, Gia Lai) đã đóng cửa.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Văn Vũ, chủ tiệm, cho biết từ khi nhận thông tin nghi vấn học sinh ngộ độc trà sữa, cơ sở đã chủ động tạm dừng hoạt...

Phòng, chống bệnh về da trong và sau mưa lũ

Các bệnh da gặp trong và sau mùa mưa bão bao gồm các bệnh da mới phát sinh, các bệnh da có sẵn bị nặng lên. Mưa bão, ngập lụt, đi lại khó khăn cũng ảnh hưởng đến việc thăm khám, điều trị các bệnh lý da mạn tính. Mưa lớn kéo dài gần 2 tuần nay tại các tỉnh thành miền Bắc không chỉ...

4 trường hợp tán sỏi thận bằng ống nội soi mềm thành công

Ngày 18.9, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại Thận - Tiết niệu bệnh viện vừa phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình tập huấn "Cập nhật các phương pháp ít xâm lấn trong điều trị sỏi thận", đồng thời thực hiện thành công 4 trường hợp tán sỏi thận bằng ống nội soi mềm.Bác sĩ Chuyên khoa 2 Trương...

Cùng chuyên mục

Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm sau ăn tiệc Trung thu

Tin mới y tế ngày 18/9: Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm sau ăn tiệc Trung thuCục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản chỉ đạo Sở Y tế Hà Giang điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT huyện Xín Mần. Điều tra, xử lý...

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Ngày 19/9, Bộ Y tế có Công điện gửi các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ, Trung bộ và các đơn vị y tế về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4. ...

Cảnh giác bệnh lý tiêu hóa từ dấu hiệu thông thường

Nhập viện với biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, kèm theo tình trạng đi ngoài phân đen, bác sỹ kết luận bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng, nguy cơ bị thiếu máu, sốc và tử vong nếu không điều trị sớm. Vừa qua, nam bệnh nhân V.N.T. (61 tuổi, Hải Dương) lên Hà Nội thăm khám tại Bệnh viện...

Bộ Y tế yêu cầu không để gián đoạn cấp cứu trong bão số 4

Trong công điện do Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền bắc, miền trung, Bộ Y tế cho biết, theo bản tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm hôm nay - ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới trên khu vực...

Mới nhất

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Ngày 19/9, Bộ Y tế có Công điện gửi các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ, Trung bộ và các đơn vị y tế về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4. ...

Mới nhất